Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng phổi đông đặc, tiên lượng rất nặng
Theo thông tin từ Tiểu ban Điều trị, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, bệnh nhân 416 (nam, 57 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện Đà Nẵng có tiên lượng rất nặng.
Đến thời điểm này, phổi của bệnh nhân thông khí tạm thời nhưng siêu âm phổi cho thấy có tình trạng đông đặc các vùng R3456 và L56. Bệnh nhân không có tình trạng xuất huyết, nhịp tim bình thường.
Bệnh diễn biến xấu rất nhanh. Bệnh nhân khởi phát bệnh ngày 18/7, đến ngày 23/7 bắt đầu suy hô hấp tiến triển nhanh, sau đó phải thở máy. Ngày 25/7, bệnh nhân được chạy ECMO, lọc máu hấp phụ. Hiện phổi thông khí tạm thời.
Bệnh nhân hiện được chỉ định dùng thuốc an thần, kháng sinh, kháng virus, tăng cường miễn dịch, nuôi ăn qua sonde, lọc máu liên tục…
Video đang HOT
Bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng đang rất nặng. (Ảnh minh họa)
Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế, tổ hồi sức bệnh nhân COVID-19 nặng đã có cuộc hội chẩn lần thứ nhất để tìm biện pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Nhiều khả năng bệnh nhân sẽ tiếp tục thở máy và chạy ECMO trong thời gian dài.
Theo chuyên gia, bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện tím nhẹ ở đầu chi, có biến chứng nặng của hội chứng suy hô hấp tiến triển do mắc hội chứng “cơn bão cytokine” – hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ. Ngoài ra, phổi cũng có tình trạng đông đặc. Tình trạng này tương tự như bệnh nhân 91, phi công người Anh trước đó.
Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cũng cho biết, tình trạng bệnh nhân 416 tiến triển nặng rất nhanh.
“Hôm qua bệnh nhân tổn thương phổi khoảng 60% và có biểu hiện viêm cơ tim do virus SARS-CoV-2. Hiện nay bệnh nhân đang được thở máy và lọc ECMO (tuần hoàn ngoài cơ thể) cũng như lọc máy liên tục. Tình trạng bệnh nhân đang ổn định”, ông Long cho biết.
Trước đó, ngày 20/7/2020, bệnh nhân sốt, ho, đờm nhiều nên đến khám tại bệnh viện C Đà Nẵng lúc 8 giờ 25 phút và nghi mắc COVID-19.Tại Bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần 1 ngày 23/7/2020 bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, chiều cùng ngày tiếp tục lấy mẫu lần 2 cũng cho kết quả dương tính. Lấy mẫu chuyển đi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để khẳng định.
4 nguồn lây nhiễm Covid-19
4 nguồn lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội gồm người tiếp xúc gần với bệnh nhân, lây nhiễm chéo, công dân từ nước ngoài về và từ châu Âu tới.
Cụ thể, nguồn lây nhiễm thứ nhất từ chính các bệnh nhân dương tính. Họ đã đi lại trên địa bàn, trong nước rồi lây nhiễm chéo cho gia đình hoặc tại nơi sinh hoạt. Ví dụ "bệnh nhân 86" lây cho con là "bệnh nhân 107", "bệnh nhân 17" lây cho bệnh nhân 19, 20.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trong cuộc họp ban chỉ đạo chống dịch Hà Nội chiều 23/3, nguồn lây có thể từ những người đã nhiễm nCoV nhưng chưa biểu hiện triệu chứng.
Nguồn lây nhiễm thứ hai là công dân nước ngoài, công dân Việt Nam di chuyển tới các nước có dịch và về trước 0h ngày 14/3 đối với châu Âu, trước 0h ngày 18/3 đối với các nước châu Á, và trước 0h ngày 21/3 từ tất cả các nước.
Nguồn lây nhiễm thứ ba là lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, cách ly người tiếp xúc gần tại bệnh viện và quá trình khám, chữa cho bệnh nhân dương tính tại bệnh viện.
Nguồn lây nhiễm thứ tư là công dân sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở về, đặc biệt là các nước có công dân đông hoặc các nước sát Việt Nam, ví dụ Campuchia hoặc một trong 9 nước Đông Nam Á đang có dịch Covid-19.
Chủ tịch Hà Nội dự báo dịch bệnh trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp tới ngày 5/4. Việc xác định được các nguồn lây nhiễm giúp Hà Nội kiểm soát, khoanh vùng dập dịch tốt hơn, hạn chế các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Hà Nội đến nay đã ghi nhận 39 trường hợp mắc Covid-19, kể từ ngày 6/3. Trong đó có 2 trường hợp là nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai; 5 ca lây qua tiếp xúc gần gồm 19, 20, 47, 24, 86; một là bác sĩ Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và 31 đi từ vùng dịch về.
Chi Lê
Việt Nam hiện có bao nhiêu người là F1, F2 đang được cách ly theo dõi y tế Theo Bộ Y tế tính đến 20 giờ ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận có 122 người mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 46 người, số người nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng là 76 người. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, hiện Việt Nam ghi nhận 122 ca mắc...