Bệnh nhân Nhật Bản tái nhiễm virus corona sau hơn nửa tháng xuất viện
Sau khi xuất viện, bệnh nhân Nhật Bản được xác nhận tái nhiễm virus corona.
Người đàn ông Nhật, 70 tuổi, hôm 14/2 được xác nhận mắc Covid-19 trong thời gian lưu trú trên du thuyền Diamond Princess.
Bệnh nhân được điều trị tại cơ sở y tế tại Tokyo và trở về nhà ở Mie hôm 2/3 sau khi các bác sỹ kết luận không còn virus trong người. Ngày 14/3, người này tới bệnh viện kiểm tra và nhận được kết quả tái nhiễm virus SARS-CoV-2 hôm 14/3. Bệnh nhân đang được điều trị trong bệnh viện dịa phương.
Nhật Bản cho tới nay ghi nhận 2 trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2. (Ảnh: Reuters)
Các quan chức Nhật Bản đang truy dấu lại các hoạt động gần đây của người này và kiểm tra những người tiếp xúc gần với bệnh nhân.
Đây không phải là trường hợp tái mắc Covid-19 đầu tiên ở Nhật Bản. Cuối tháng 2, giới chức Osaka xác nhận một bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện đầu tháng 2 và có kết quả dương tính với virus trong lần xét nghiệm cách đó 2 tuần.
Bệnh nhân là một một hướng dẫn viên du lịch sống ở Osaka. Cô này từng tiếp xúc với đoàn khách Vũ Hán hồi giữa tháng 1 và bị xác nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 29/1.
Các quan chức y tế Osaka đặt ra 2 khả năng: Có thể virus còn tồn tại trong bệnh nhân tự “nhân lên” hoặc cô này bị tái nhiễm bệnh từ người khác.
Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Osaka cho biết, những người bị nhiễm bệnh thường phát triển kháng thể, vì vậy họ có thể tránh tái nhiễm bởi cùng một loại virus. Tuy nhiên, nếu không có đủ kháng thể, bệnh nhân dễ bị tái nhiễm hoặc virus không được phát hiện trong cơ thể tự nhân lên.
Trung Quốc hồi cuối tháng 2 cũng xác nhận nhiều ca tái nhiễm Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông.
Cụ thể, khoảng 14% bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện tại tỉnh này cho kết quả dương tính với virus trong các lần kiểm tra sau đó. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có kết luận cụ thể về nguyên nhân của tình trạng trên.
Video: Đại sứ Anh gửi lời cảm ơn các y, bác sỹ và Chính phủ Việt Nam
Trong một cuộc họp báo cách đây hơn nửa tháng, một quan chức Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) khẳng định các trường hợp tái nhiễm Covid-19 sẽ không truyền virus cho người khác.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, việc xuất hiện nhiều ca tái nhiễm làm dấy lên quan ngại rằng, đây có thể là một loại bệnh truyền nhiễm “dai dẳng”, có nghĩa là nó có thể “ở ẩn trong bệnh nhân nhiều năm” và đột nhiên hoạt động trở lại, tương tự như bệnh thủy đậu.
SONG HY (Nguồn: Daily Mail)
Theo vtc.vn
Các sân bay Mỹ bị "chỉ trích" vì chống dịch kiểu "phản tác dụng"
Ngay cả khi chính phủ Mỹ đã ban bố tình trạng khẩn cấp và áp dụng các giới hạn di chuyển đối với nhiều quốc gia trên thế giới, vẫn có những sự bối rối trong cách xử lý chống dịch tại các sân bay ở nước này.
Ở sân bay O'Hare ở thành phố Chicago, nhiều hành khách cho biết họ đang phải xếp hàng dài hơn 5 tiếng đồng hồ để được kiểm tra sức khoẻ trước khi nhập cảnh. Cô Katherine Rogers đến Mỹ hôm 14/2 sau khi bay về từ Paris, quá cảnh ở London. Ở sân bay O'Hare, cô đã phải đứng xếp hàng chờ kiểm dịch trong 5 tiếng, và được thông báo vẫn còn khoảng 1 tiếng nữa mới đến lượt.
Một hành khách khác, cô Ann Lewis Schmidt cho biết cô vừa bay về Chicago từ Iceland, và đã có những chia sẻ với CNN khi cô đang xếp hàng được khoảng 1 tiếng rưỡi. "Chúng tôi đứng sát sạt cạnh nhau", cô Schmidt nói. "Nên nếu chúng tôi không nhiễm virus từ trước, thì giờ cũng có nguy cơ nhiễm rất cao!".
Hình ảnh do cô Katherine Rogers chia sẻ ở sân bay O'Hare, cho thấy hàng trăm hành khách đứng xếp hàng ở cự ly rất gần
Cả cô Rogers và cô Schmidt đều cho biết họ không hề thấy có trạm đặt nước rửa tay diệt khuẩn nào ở sân bay.
"Dường như chẳng có ai ở đây chuẩn bị sẵn sàng", cô Roger nói. "Họ cho chúng tôi xuống từ những chiếc máy bay đến từ khắp nơi trên thế giới, rồi cho chúng tôi vào cùng một chỗ trong nhiều tiếng đồng hồ liền, có vẻ phản tác dụng".
Dòng người xếp hàng chờ kiểm dịch và nhập cảnh ở sân bay O'Hare
Ở sân bay John F. Kennedy tại thành phố New York, cô Katelyn Deibler vừa hạ cánh xuống từ Ukraina hôm 14/2. Cô cho biết thời gian để qua hết các cửa kiểm soát là hơn 2,5 tiếng.
Cô Deibler cho biết cô được phát mẫu đơn để điền về tình trạng sức khoẻ và lịch sử di chuyển khi đến sân bay, nhưng không có đủ mẫu cho tất cả các hành khách, nên họ phải đợi để lấy thêm.
"Họ không có bút nên bảo chúng tôi dùng chung với nhau", cô nói. "Có vẻ là một ý tưởng hay giữa cơn đại dịch đấy nhỉ".
Anh Nick Carlin, một hành khách khác, xác nhận với CNN rằng các hành khách được yêu cầu dùng chung bút. Anh cũng cho biết không hề có nước rửa tay được cung cấp ở sân bay JFK.
CNN đã liên hệ với cơ quan quản lý tại các sân bay với yêu cầu bình luận nhưng chưa nhận được phản hồi.
Anh Thư (vietnamnet.vn)
"Sự sụt giảm" trong ô nhiễm không khí ở Ý sau khi phong tỏa vì coronavirus Các cảnh quay ấn tượng từ vệ tinh Copernicus của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho thấy "sự sụt giảm đáng chú ý" về ô nhiễm không khí ở Ý sau đợt phong tỏa vì coronavirus. ESA đã chia sẻ một hình ảnh động cho thấy sự thay đổi đáng kể về mức độ ô nhiễm ở Ý giữa tháng 1 và...