Bệnh nhân Nhật Bản tái nhiễm Covid-19 sau hơn nửa tháng xuất viện
Giới chức Osaka xác nhận một bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện hồi đầu tháng cho kết quả dương tính với virus trong lần xét nghiệm mới đây.
Bệnh nhân là một một hướng dẫn viên du lịch sống ở Osaka. Cô này từng tiếp xúc với đoàn khách Vũ Hán hồi giữa tháng 1 và bị xác nhận nhiễm Covid-19 vào ngày 29/1.
Người phụ nữ xuất viện hôm 1/2 và được xác nhận là không còn virus trong người hôm 6/2.
Nhưng tới ngày 19/2, cô cảm thấy đau họng và ngực. Sau khi làm thêm một số xét nghiệm, các bác sỹ cho biết cô tái nhiễm virus corona chủng mới.
Nhật Bản vừa ghi nhận một trường hợp tái nhiễm Covid-19. (Ảnh minh họa: AP)
Bệnh nhân không đi làm sau thời gian xuất viện và cũng không tiếp xúc quá gần gũi với ai. Cô này đang được điều trị tại một bệnh viện ở Osaka.
Các quan chức y tế Osaka đặt ra 2 khả năng: một là virus còn tồn tại trong bệnh nhân nhân lên hoặc cô này bị nhiễm bệnh từ một ai đó.
Một số chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Osaka cho biết những người bị nhiễm bệnh thường phát triển kháng thể, vì vậy họ có thể tránh tái nhiễm bởi cùng một loại virus. Tuy nhiên, nếu không có đủ kháng thể, bệnh nhân dễ bị tái nhiễm hoặc virus không được phát hiện trong cơ thể có thể đã nhân lên.
Trung Quốc hôm qua cũng xác nhận một loạt các ca nhiễm Covid-19 tại tỉnh Quảng Đông.
Cụ thể, khoảng 14% bệnh nhân được chữa khỏi Covid-19 và xuất viện tại tỉnh này cho kết quả dương tính với virus trong các lần kiểm tra sau đó. Vẫn chưa có kết luận rõ ràng về nguyên nhân của tình trạng này và liệu những người tái nhiễm có lây nhiễm bệnh cho người khác hay không.
Theo một quan chức y tế Quảng Đông, dấu vết virus ở những bệnh nhân hồi phục đều được tìm thấy trong các mẫu bệnh phẩm thông qua đường hậu môn của họ. Kết quả của họ được xác nhận là “dương tính yếu”.
Video: Nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ động vật hoang dã
SONG HY (Nguồn: Straitstimes)
Theo vtc.vn
Các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra robot trẻ em có thể cảm thấy đau
Theo thông tin được tiết lộ, robot của các nhà khoa học người Nhật có thể hiểu và đồng cảm với nhưng những người bạn đồng hành với con người.
Một loại da tổng hợp được các nhà khoa học từ Đại học Osaka phát triển có chứa các cảm biến để phát hiện một cách tinh tế những thay đổi về áp suất, cho dù đó là một cú chạm nhẹ hay một cú đấm mạnh.
Hệ thống thần kinh đau nhân tạo sau đó đã được nối với một đứa trẻ robot giống như người thật, có khả năng phản ứng với các cảm giác bằng nhiều biểu cảm trên khuôn mặt.
Được đặt tên là Affetto, robot trẻ em được tiết lộ lần đầu tiên bởi Đại học Osaka vào năm 2011. Vào thời điểm đó, nó chỉ là một cái đầu thực tế có khả năng kéo theo nhiều biểu cảm, như mỉm cười và cau mày. Điều này đã được thực hiện thông qua một vật liệu giống như da mềm bao phủ robot bằng cách sử dụng 116 điểm trên khuôn mặt khác nhau. Dự án mới nhất này đã mang đến cho cậu bé robot một cơ thể, hoàn chỉnh với bộ xương nhân tạo được bọc trong bộ cảm biến xúc giác mới.
Mục đích là để tạo ra các robot có khả năng tương tác sâu hơn với con người. Nhật Bản đã triển khai robot trong các viện dưỡng lão, văn phòng và trường học như một cách để đối phó với dân số già và lực lượng lao động bị thu hẹp. Một số tiểu bang ở Hoa Kỳ cũng đã thử nghiệm sử dụng robot ngoài đời thực để tuần tra trên đường phố.
Lý thuyết cho rằng những robot này sẽ có thể giao tiếp với con người một cách xác thực và hiệu quả hơn nếu chúng tạo ấn tượng rằng chúng có khả năng cảm thấy như chúng ta.
Minh Long
Theo dantri.com.vn/IFL Science
Nhật Bản lần đầu tiên cấy ghép cơ tim thành công Với việc cấy ghép thành công không phải toàn bộ trái tim, mà là một phần của trái tim - các tế bào cơ tim, các nhà khoa học Nhật Bản đã mở ra triển vọng cấy ghép cơ tim được phát triển trong phòng thí nghiệm cho nhiều người bị bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ mà không cần chờ đợi...