Bệnh nhân nhập viện do rắn cắn tăng cao
Trong các tuần gần đây, số bệnh nhân vào điều trị tại Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) do bị rắn độc cắn tăng rất cao, có ngày chiếm 30-50% số bệnh nhân vào điều trị nội trú.
Một bệnh nhân nữ bị liệt do rắn độc cắn – Ảnh: Ngọc Thắng
TS-BS Nguyễn Kim Sơn, phụ trách trung tâm cho biết, các bệnh nhân đến từ nhiều địa phương là Hà Nội, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Cạn, Sơn La, Bắc Ninh. Số bệnh nhân bị rắn độc cắn thường tăng lên sau khi có các đợt mưa mùa hè. TS Sơn cũng lưu ý, ngay trong nhà cũng có thể bị rắn tấn công. Rắn có thể vào nhà tắm nấp dưới xô, chậu, có trường hợp bị cắn ngay trong phòng làm việc.
Video đang HOT
Cuối tháng 7 vừa qua, một bé gái 15 tuổi ở Mộc Châu khi ngủ dưới sàn nhà đã bị rắn độc cắn vào mi mắt, khi đến trung tâm thì cả vùng mi mắt đã sưng nề, thâm tím. Sau khi được điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương. “Nọc rắn có thể gây hoại tử da, nếu vào mắt sẽ gây hoại tử, hỏng mắt. Trường hợp không may bị nọc rắn phun vào mắt cần rửa ngay mắt bằng nước sạch hoặc bằng nước muối nhỏ mắt 0,9% và đến ngay cơ sở chuyên khoa mắt”, TS-BS Sơn cho biết.
Hiện tại, Trung tâm Chống độc đang điều trị 4 bệnh nhân bị rắn độc cắn, trong đó có chị La Thị Th., 26 tuổi ở Bắc Kạn. Người nhà chị Th. cho biết, sau một đêm ngủ dậy, chị Th. bị liệt. Người nhà phát hiện một vết rắn cắn ở khoeo chân phải, được xác định do rắn cạp nia cắn.
Theo bác sĩ, nọc độc của loài rắn này có thể gây liệt toàn thân, bệnh nhân dù vẫn nhận biết được nhưng không thể nói được. Nếu không cấp cứu kịp có thể tử vong do ngưng thở bởi độc tố của rắn gây liệt cơ hô hấp. Đáng lưu ý, từng có trường hợp bị liệt do độc tố của rắn nhưng cơ sở y tế không chẩn đoán được nguyên nhân do ít gặp ca bệnh. “Đặc điểm của các trường hợp bị nhiễm độc do rắn cạp nia là liệt và đồng tử mắt bị dãn”, TS Nguyễn Kim Sơn lưu ý.
Khi bị rắn cắn cần đến ngay cơ sở y tế; không dùng băng, thun thít chặt vùng bị rắn cắn vì như vậy có thể gây hoại tử vùng bị băng thít do thiếu máu nuôi dưỡng. Trường hợp bị rắn lục cắn không được chích nặn nọc độc vì chất độc của nọc rắn lục gây rối loạn đông máu. Trường hợp này nếu rạch, nặn có thể gây chảy máu, mất nhiều máu nguy hiểm tính mạng.
Liên Châu
Theo TNO
Dền cơm trị rắn độc cắn
Dền cơm (Amaranthus viridis L.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae) là loại cỏ nhỏ, cao đến 80 cm, ở gốc thường có một nhánh to, cong, thân to đến 5 mm, không lông, không gai.
Phiến lá xoan tròn dài, có khi hình bánh bò, dài 3 - 6 cm, rộng 1,5 - 3 cm, đầu tù, có khi lõm, không lông; cuống dài đến 10 cm... Cây mọc ở đất hoang, dọc đường đi và cũng được trồng lấy lá làm rau. Có thể thu hái quanh năm, rửa sạch, cắt đoạn phơi khô. Dền cơm giàu dược tính nên được dùng làm thuốc. Bộ phận làm thuốc là rễ và toàn cây.
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy rau dền có khả năng tăng thải trừ chất phóng xạ, thanh thải chất độc vì có nhiều sterol, các axít béo không no. Thành phần hóa học cho thấy trong cành lá rau dền cơm chứa nước 84,5%, protid 3,4%, glucid 1,4%, cellulose 1,6%, vitamin C 63 mg%, caroten 10,5 mg%, vitamin B6 3,6 mg%, vitamin B2 0,36 mg%, vitamin PP 1,3 mg% và lysin. Cũng có tác giả cho biết lượng vitamin C trong rau dền cơm là khoảng 21 mg%, xào ăn thì lượng vitamin C ít hao tổn hơn rau luộc.
Đông y cho rằng dền cơm có thể giúp trị rắn cắn (Ảnh: Internet)
Đông y cho rằng dền cơm có vị ngọt nhạt, tính mát hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp..., thường dùng chữa chứng nóng nhiệt, táo bón, trị lỵ trực trùng và viêm trường vị cấp và mạn tính, đau họng, đau mắt đỏ, chảy máu cam, cũng dùng trị rắn độc cắn. Rau dền cơm xào, luộc ăn ngon, có tác dụng dưỡng sinh. Ngày dùng 40 - 80 g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy rễ tươi giã nát, lấy nước chiết uống và dùng bã đắp. Ở Ấn Độ, người ta dùng lá làm thuốc trị bò cạp đốt và dùng toàn cây trị rắn cắn. Hạt dền cơm vị ngọt, tính lạnh, tác dụng mát gan, trị phong nhiệt, chữa mắt kém. Ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trị giun đũa.
Kiêng kỵ: Theo kinh nghiệm dân gian thì rau dền cơm luộc kỵ ăn với tiết canh (lợn, vịt) vì nếu ăn chung sẽ bị tiêu chảy dữ dội.
Theo VNE
Đang ngủ, bé 27 tháng tuổi bị rắn độc cắn vào miệng Thời gian gần đây, người dân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu long (ĐBSCL) liên tục bị rắn lục tấn công, có những ca được cấp cứu kịp thời qua khỏi, cũng có người tử vong hoăc hoại tử tay, chân, trong đó có 1 trẻ bị rắn cắn vào miệng. Mới đây ông Trần Ngọc L. (65 tuổi, ngụ phường An...