Bệnh nhân nguy kịch vì bác sĩ “chèo kéo” để trục lợi?
Từ thông tin ông Vũ Duy Quang, bác sĩ điều trị tại khoa Ngoại, Viện Chỉnh hình-Phục hồi chức năng bị tố cáo tự ý chèo kéo bệnh nhân ra ngoài mổ, khiến cho tình trạng bệnh nhân diễn biến xấu… hé lộ nhiều chuyện đáng suy ngẫm…
“Đùa” với sinh mạng bệnh nhân
Ngày 9/4/2012, bệnh nhân P.V.H(53 tuổi) sau khi phẫu thuật đinh nội tủy tại BV Việt Đức do tai nạn xe máy đã được nhập Viện Chỉnh hình – Phục hồi chức năng (CH-PHCN) để chữa trị tiếp trong tình trạng bị viêm xương chày phải và sưng nề nơi phần chân bị gãy. “Vùng cẳng chân phải có 2 điểm chảy dịch viêm sưng nề nhẹ”, bệnh án ngày 9/4 nêu.
Trong những ngày tiếp theo, bệnh nhân này được điều trị tại Viện CH-PHCN với phương pháp kháng sinh, trợ sức, chống viêm nhưng tới ngày 11/4, gia đình bệnh nhân đột ngột xin chuyển tới Bệnh viện Nông nghiệp để mổ trước sự ngỡ ngàng, khó hiểu của nhiều y, bác sĩ tại đây.
Theo tìm hiểu của PLVN, sau khi chuyển tới BV Nông nghiệp, bệnh nhân H được xử lý rạch da, mổ rút đinh nội tủy, lấy mảnh xương chết và cố định ngoại vi, nhưng sau mổ kết quả lại không được như mong muốn tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà bệnh nhân có triệu chứng sốt, nhiễm trùng nặng. Sau ca mổ không thành công khiến tình trạng bệnh của bệnh nhân tồi tệ, ngày 26/4/2012, Bệnh viện Nông nghiệp lại “gấp rút” làm Giấy chuyển viện gửi trả bệnh nhân H về lại Viện CH-PHCN để điều trị với lý do “bệnh nặng”.
Chỉ trong vòng khoảng 20 ngày, bệnh nhân H với bệnh tình nghiêm trọng đã không được các “lương y” chữa trị đúng phương pháp, sức khỏe ông vốn đã ốm yếu vì đang mắc bệnh đái tháo đường, tiền sử huyết áp cao vậy nhưng một số bác sĩ BV Nông nghiệp lẫn Viện CH-PHCN lại tư vấn kiểu “hành” bệnh nhân khi cho chuyển đi, chuyển lại để chữa trị dẫn tới có lúc bệnh nhân lâm vào tình trạng “thập tử, nhất sinh”.
Kéo bệnh nhân ra ngoài để trục lợi?
Video đang HOT
Trả lời PV, BS Nguyễn Trung Học, Trưởng khoa Phẫu thuật chỉnh hình (Viện CH-PHCN), cho rằng, Viện không có lỗi trong chuyện này, vì việc chuyển đi đâu để điều trị là do nguyện vọng và quyết định của gia đình bệnh nhân.
Tuy nhiên, trong đơn thư tố cáo gửi PLVN, phía bệnh nhân H. cho rằng, sở dĩ bệnh nhân H đang điều trị lại xin chuyển ra khỏi viện để tới Bệnh viện Nông nghiệp mổ là do chủ ý và sự chèo kéo của Bác sĩ Quang nhằm mục đích tư lợi, bởi vị bác sĩ này có mối quan hệ với phía Bệnh viện Nông nghiệp?. Đơn còn cho rằng, việc làm của ông Quang là vi phạm y đức, không tôn trọng tổ chức, gây bức xúc trong cơ quan cần phải được xử lý nghiêm để ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bệnh nhân, ảnh hưởng uy tín của Viện.
Chúng tôi không khẳng định việc bác sỹ Quang có tư lợi hay không, nhưng phản ứng trước thông tin liên quan đến vị cán bộ này, Viện trưởng Viện CH-PHCN Nguyễn Quang Trung tỏ thái độ thận trọng: “Trước thông tin báo chí cung cấp, chúng tôi sẽ cho kiểm tra. Nếu có căn cứ cho thấy bác sĩ hay cán bộ của Viện CH-PHCN lôi kéo bệnh nhân ra ngoài điều trị, mổ có mục đích tư lợi thì sẽ kỷ luật”..
“Viện CH-PHCN chưa hề nhận được bất cứ trao đổi hay văn bản của Bệnh viện Nông nghiệp mời bác sĩ Quang sang đó để hỗ trợ ca mổ. Là đơn vị chủ yếu làm nhiệm vụ nhân đạo, nếu xảy ra chuyện như vậy thì bản thân tôi cũng có một phần trách nhiệm về quản lý”, ông Trung khẳng định.
Để làm rõ có hay không sự tham gia của bác sĩ Quang trong chuyện chèo kéo bệnh nhân H ra ngoài mổ, PV đã có buổi làm việc với lãnh đạo Bệnh viện Nông nghiệp. Bác sĩ Nguyễn Thế Thi, Trưởng khoa Ngoại Bệnh viện Nông nghiệp, thừa nhận đúng là do có quen biết, bệnh nhân H được tiếp nhận chữa trị tại bệnh viện này từ ngày 17/4/2012, trên cơ sở giới thiệu của Bác sĩ Vũ Duy Quang của Viện CH-PHCN.
Ông Thi còn cho biết ca mổ cho bệnh nhân H được tiến hành tại Bệnh viện Nông nghiệp, ngoài sự tham gia của một bác sĩ của bệnh viện này làm nhiệm vụ gây mê thì Bác sĩ Vũ Duy Quang chính là người trực tiếp mổ, xử lý cho bệnh nhân. “Sau khi mổ thấy tình trạng bệnh nhân bị sốt, gối có nhiều dịch tôi đã điện thoại báo cho anh Quang và gửi trả bệnh nhân tới cho anh Quang”, ông Thi nói.
Lý giải tại sao BS Quang là cán bộ của Viện CH-PHCN nhưng lại có thể tham gia mổ cho bệnh nhân H tại Bệnh viện Nông nghiệp, ông Đinh Xuân Phương Phó Giám đốc Bệnh viện Nông nghiệp – cho rằng, việc này có thiếu sót. “Để mời cán bộ hay bác sĩ nơi khác về hỗ trợ mổ như trong trường hợp này thì đúng ra là phải có hợp đồng thỏa thuận giữa hai đơn vị với nhau.
Cách đây gần chục năm, thời ông Lý (Viện trưởng Viện CH-PHCN, nay đã chuyển công tác) chúng tôi có hợp đồng ghi nhớ giữa hai bên để trao đổi, hỗ trợ về chuyên môn với nhau, nhưng sau này Viện trưởng mới lên thì hai đơn vị chưa làm lại việc này. Vì anh Quang có nhiều lần đi với anh Lý xuống đây, do chủ quan nên mới xảy ra thiếu sót như vậy”- ông Phương nói.
Liên quan tới sự việc này, thiết nghĩ các cơ quan chủ quản của những bệnh viện này là Bộ LĐTB&XH cũng như Bộ NN&PTNN cần vào cuộc làm rõ sự việc nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hại cho bệnh nhân, ảnh hưởng uy tín của bệnh viện cũng như người thầy thuốc.
Theo Pháp luật Việt Nam
Nhiều nhân viên y tế kê khống, trục lợi tiền bảo hiểm y tế
Kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi, không đi khám bệnh vẫn được kê toa cấp thuốc... là những chiêu nhằm chiếm dụng quỹ BHYT của nhiều nhân viên y tế.
Tại huyện Kiên Lương, Kiên Giang, các nhân viên bệnh việnhuyện và trạm y tế xã đã kê khống toa thuốc bảo hiểm y tế để trục lợi hơn 214 triệu đồng. Ở một trạm y tế tại Bình Thuận còn có chuyện lạ là không đi khám bệnh vẫn được kê toa, cấp thuốc.
Không khám bệnh vẫn cấp thuốc
Theo báo cáo của Trạm Y tế xã Hải Ninh (huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận), trong hai năm 2010 và 2011, đơn vị này đã tổ chức khám chữa bệnh ngoại trú cho gần 8.200 lượt người có thẻ bảo hiêm y tê (BHYT). Trạm đã mở sổ khám bệnh, sổ theo dõi cấp thuốc BHYT, lập phiếu thanh toán ra viện để làm chứng từ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định.
Tuy nhiên, mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành của Sở Y tế và bảo hiêm xã hôi (BHXH) Bình Thuận phát hiện nhiều trường hợp bệnh nhân dù không đến khám chữa bệnh, vẫn có đơn thuốc. Các đơn thuốc trên được kê đơn bởi hai y sĩ Trần Thị Lê Mai, Trần Thị Thùy Thơ và BS trạm Tô Duy Khang.
Điều gây ngạc nhiên hơn là trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, suốt năm 2010 và ba tháng đầu năm 2011, trên phiếu thanh toán ra viện và trong sổ theo dõi cấp phát thuốc BHYT, hầu hết đều không có chữ ký của bệnh nhân mà do các nhân viên của trạm ký. Theo thống kê, trạm đã thực hiện chi sai nguyên tắc (kê khống, ký thay bệnh nhân trên phiếu thanh toán...) với tổng số tiền hơn 235 triệu đồng.
Đại diện Trạm Y tế Hải Ninh phân trần rằng, không có việc kê đơn thuốc khống mà là do các trường hợp người quen đưa thẻ BHYT nên nể nang kê đơn, cấp thuốc và không cần bệnh nhân phải đến khám... Ngoài ra, do không nắm được các quy trình khám chữa bệnh nên còn để xảy ra nhiều vi phạm.
Kê khống 2.066 toa thuốc
Qua thẩm định hồ sơ thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT quý III năm 2011 tại bênh viên (BV) Đa khoa Kiên Lương, Kiên Giang, BHXH Kiên Giang phát hiện một số cá nhân mượn thẻ BHYT của nhiều người và giả mạo chữ ký để trục lợi quỹ BHYT. Ông Bùi Ngọc Sơn - Trưởng phòng giám định BHYT (BHXH Kiên Giang) cho biết, kiểm tra hồ sơ tại Khoa Y học cổ truyền của BV Kiên Lương, cơ quan BHXH nghi vấn 838 hồ sơ bảng kê chi phí khám chữa bệnh ngoại trú có dấu hiệu giả mạo chữ ký của người có thẻ BHYT trong thời gian từ tháng Bảy đến tháng 9/2011.
Nhân viên giám định BHYT đã gặp một số người dân có tên trong các toa thuốc nghi vấn và được biết là họ chưa hề đến BV nhận thuốc. Mở rộng rà soát các chứng từ thanh toán BHYT tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế trên địa bàn huyện Kiên Lương, BHXH Kiên Giang phát hiện thêm 452 hồ sơ có dấu hiệu giả mạo chứng từ để thanh toán BHYT.
Trước sự việc trên, Thanh tra Nhà nước huyện Kiên Lương đã vào cuộc, xác định có 10 cá nhân dùng thẻ BHYT của người khác làm hồ sơ khám bệnh nhiều lần để trục lợi BHYT. Trong đó, tám người là nhân viên của BV Kiên Lương (người có toa thuốc nhiều nhất là bà Lê Thị Lai với 281 toa, số tiền trên 33 triệu đồng) một người là nhân viên Trạm Y tế xã Sơn Kiên, huyện Kiên Lương, bà Huỳnh Thị Thiên My lập khống 452 toa thuốc.
Người còn lại dù không phải là nhân viên y tế, ông Trịnh Xuân Quyết, nhân viên nhà máy xi măng Hà Tiên, nhưng đã cấu kết với các nhân viên trong BV Kiên Lương để mượn thẻ BHYT của người khác, rồi lập khống 898 toa thuốc với số tiền trên 109 triệu đồng. Tổng cộng, những người trên đã lập khống 2.066 toa thuốc nhằm trục lợi hơn 214 triệu đồng. Hiện tại, các cá nhân có liên quan đến những sai phạm trên đã bị đình chỉ công tác, một số người bị đề nghị khởi tố.
BV Kiên Lương cũng đã từng xảy ra tình trạng gian lận BHYT. Một số y bác sĩ ở đây thường xuyên bị "bệnh nặng, bệnh nhiều" bất thường. Qua kiểm tra, cơ quan BHXH phát hiện có đến 29 cán bộ tại BV vừa có tên trong danh sách nằm điều trị nội trú lại vừa có tên trong bảng chấm công... đi làm.
Theo Phụ nữ TPHCM
Điều trị dứt điểm bệnh gan bằng thuốc Nam Trong cuộc sống hàng ngày, phần đông người dân Việt Nam vẫn chưa có thói quen tự chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình. Từ đó phát sinh rất nhiều bệnh và nếu không kịp thời theo dõi và phát hiện sẽ ảnh hưởng tới tính mạng. Bài viết dưới đây chúng tôi giúp các bạn cách phát hiện dấu hiệu...