Bệnh nhân nghi mắc COVID-19 tại Đà Nẵng đã được hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị
Chiều 24/7, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng Nguyễn Tiên Hồng cho biết: Bệnh viện Đà Nẵng đang tập trung mọi nhân lực, vật lực tích cực cứu chữa cho bệnh nhân nghi mắc COVID-19.
Bệnh nhân này bị viêm phổi cấp trên nền tảng đã mổ bóc tách u nang, hiện đang phải thở máy. Theo ông Nguyễn Tiên Hồng, bệnh nhân đã được các bác sĩ tại Bệnh viện hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị. Bệnh viện huy động các bác sĩ chuyên môn có kỹ thuật cao thường xuyên ứng trực, điều trị và kịp thời xử lý. Ngoài ra, Bệnh viện cũng đã chuẩn bị các trang thiết bị máy móc, vật lực để ứng phó với khả năng diễn tiến bệnh nặng.
Liên quan đến việc phòng chống dịch, chiều cùng ngày, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố đã có công văn đề nghị các cơ sở đào tạo, đơn vị trường học tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Đồng thời, tại các điểm được chọn tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2020 từ 8/8 phải được khử khuẩn, chuẩn bị phương án, trang bị nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang đảm bảo an toàn cho học sinh tham gia kỳ thi trên địa bàn.
Video đang HOT
Cùng với đó, Thành phố Đà Nẵng đã họp khẩn đề nghị các sở, ban, ngành chức năng cùng nhau phối hợp, kịp thời xử lý các tình huống liên quan đến dịch bệnh. Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu Sở Y tế tiếp tục khẩn trương điều tra yếu tố dịch tễ; điều tra các trường hợp đã tiếp xúc gần với bệnh nhân, các trường hợp có tiếp xúc với các trường hợp tiếp xúc gần và thực hiện cách ly các đối tượng này. Sở Y tế theo dõi sát diễn biến dịch để kịp thời chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan đề xuất UBND thành phố và Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng ban hành văn bản chỉ đạo các biện pháp phòng chống dịch phù hợp với diễn biến dịch, đảm bảo hiệu quả…
4 nguồn lây nhiễm Covid-19
4 nguồn lây nhiễm Covid-19 tại Hà Nội gồm người tiếp xúc gần với bệnh nhân, lây nhiễm chéo, công dân từ nước ngoài về và từ châu Âu tới.
Cụ thể, nguồn lây nhiễm thứ nhất từ chính các bệnh nhân dương tính. Họ đã đi lại trên địa bàn, trong nước rồi lây nhiễm chéo cho gia đình hoặc tại nơi sinh hoạt. Ví dụ "bệnh nhân 86" lây cho con là "bệnh nhân 107", "bệnh nhân 17" lây cho bệnh nhân 19, 20.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết trong cuộc họp ban chỉ đạo chống dịch Hà Nội chiều 23/3, nguồn lây có thể từ những người đã nhiễm nCoV nhưng chưa biểu hiện triệu chứng.
Nguồn lây nhiễm thứ hai là công dân nước ngoài, công dân Việt Nam di chuyển tới các nước có dịch và về trước 0h ngày 14/3 đối với châu Âu, trước 0h ngày 18/3 đối với các nước châu Á, và trước 0h ngày 21/3 từ tất cả các nước.
Nguồn lây nhiễm thứ ba là lây nhiễm chéo trong khu cách ly tập trung, cách ly người tiếp xúc gần tại bệnh viện và quá trình khám, chữa cho bệnh nhân dương tính tại bệnh viện.
Nguồn lây nhiễm thứ tư là công dân sinh sống và làm việc ở nước ngoài trở về, đặc biệt là các nước có công dân đông hoặc các nước sát Việt Nam, ví dụ Campuchia hoặc một trong 9 nước Đông Nam Á đang có dịch Covid-19.
Chủ tịch Hà Nội dự báo dịch bệnh trên địa bàn sẽ diễn biến phức tạp tới ngày 5/4. Việc xác định được các nguồn lây nhiễm giúp Hà Nội kiểm soát, khoanh vùng dập dịch tốt hơn, hạn chế các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Hà Nội đến nay đã ghi nhận 39 trường hợp mắc Covid-19, kể từ ngày 6/3. Trong đó có 2 trường hợp là nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai; 5 ca lây qua tiếp xúc gần gồm 19, 20, 47, 24, 86; một là bác sĩ Khoa Cấp cứu của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và 31 đi từ vùng dịch về.
Chi Lê
Việt Nam hiện có bao nhiêu người là F1, F2 đang được cách ly theo dõi y tế Theo Bộ Y tế tính đến 20 giờ ngày 23/3, Việt Nam ghi nhận có 122 người mắc COVID-19, trong đó số ca nhiễm bệnh COVID-19 nhập cảnh được quản lý ngay là 46 người, số người nhiễm nhập cảnh có thời gian trong cộng đồng là 76 người. Ảnh minh họa: Internet Theo đó, hiện Việt Nam ghi nhận 122 ca mắc...