Bệnh nhân Mỹ tử vong sau khi được ghép phổi của người nhiễm virus SARS-CoV-2
Một người phụ nữ sống tại bang Michigan (Mỹ) đã tử vong vì mắc COVID-19 vào năm ngoái sau khi được ghép 2 lá phổi từ một người hiến tặng nhiễm virus SARS-CoV-2.
Hình ảnh chụp X-quang phổi của bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Hãng tin RT (Nga) dẫn nguồn báo cáo trên Tạp chí Cấy ghép Mỹ đưa tin người nhận tạng giấu tên mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Người hiến tặng là một phụ nữ đã tử vong sau khi bị chấn thương sọ não trong một tai nạn xe hơi.
Cuộc phẫu thuật đã được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Ann Arbor, bang Michigan vào giữa năm 2020. Mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ. Tuy nhiên, ba ngày sau khi phẫu thuật, người nhận tạng bị sốt, tụt huyết áp và khó thở. Nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu sốc nhiễm trùng, các bác sĩ đã quyết định xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Các mẫu từ phổi mới của bệnh nhân cho kết quả dương tính với loại virus gây bệnh viêm phổi này.
Một bác sĩ phẫu thuật thực hiện ca cấy ghép , người đã tiếp xúc với cơ quan hiến tặng, cũng xuất hiện các triệu chứng của bệnh COVID-19 và cho kết quả dương tính. Tuy nhiên, trong khi các bác sĩ đã dần hồi phục, bệnh nhân của ông lại không may mắn như vậy.
Video đang HOT
Người phụ nữ đã chiến đấu với căn bệnh COVID-19 trong 61 ngày, nhưng tình trạng của cô ấy dần xấu đi. Tờ báo cho biết bệnh nhân đã qua đời vào mùa thu.
“Chúng tôi sẽ hoàn toàn không sử dụng phổi nếu nó có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2,” Tiến sĩ Daniel Kaul, Giám đốc Dịch vụ cấy ghép tại Đại học Y Michigan, một trong những đồng tác giả của nghiên cứu, nói với tờ Kaiser Health News.
Theo quy trình, các mẫu bệnh phẩm được lấy từ mũi và họng của cả người cho và người hiến tạng trước khi phẫu thuật, đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Gia đình của người hiến tặng cũng khẳng định rằng người phụ nữ này không đi du lịch hoặc có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh COVID-19 như sốt, ho, đau đầu hoặc tiêu chảy trước khi vụ tai nạn xảy ra.
Các nhà nghiên cứu cũng không tìm thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy người hiến tặng đã tiếp xúc với những người mắc COVID-19.
Cái chết bi thảm của người nhận phổi ở Michigan là trường hợp hiếm hoi nhiễm virus SARS-CoV-2 qua ghép tạng. Tiến sĩ Kaul nói rằng điều này cho thấy chúng ta cần xét nghiệm kỹ lưỡng cho cả những người hiến tạng và nội tạng trước khi cấy ghép.
Hàng nghìn ca phẫu thuật ghép tạng đã được thực hiện ở Mỹ vào năm ngoái. Tuy nhiên, đây là trường hợp duy nhất chứng minh virus SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua một cơ quan hiến tặng.
Một báo cáo gần đây của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã xem xét 8 ca mắc COVID-19 có thể đã lây lan do người hiến tặng. Nhưng nguồn lây bệnh được kết luận có khả năng từ cộng đồng hoặc cơ sở y tế.
Không có gì ngạc nhiên khi SARS-CoV-2 có nguy cơ lây truyền qua phổi nhiễm bệnh. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu liệu các cơ quan khác bị ảnh hưởng bởi bệnh COVID-19, như tim, gan và thận, có thể lây truyền virus hay không.
Tại Mỹ, những người hiến nội tạng đều được xét nghiệm virus SARS-CoV-2 khi dịch COVID-19 đang diễn ra dù các cơ quan chức năng không yêu cầu.
Qatar tái áp đặt một loạt biện pháp hạn chế nghiêm ngặt
Qatar ngày 4/2 đã áp đặt trở lại một loạt biện pháp hạn chế đối với ngành giáo dục, giải trí và hoạt động kinh doanh, trong đó có đóng cửa các bể bơi trong nhà và công viên giải trí, và giới hạn công suất hoạt động của các nhà hàng.
Cảnh sát đeo khẩu trang gác bên ngoài một khách sạn ở Doha, Qatar, nơi cách ly các trường hợp nghi nhiễm COVID-19 ngày 12/3/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Bộ Y tế Qatar, các chợ ở nước này chỉ được hoạt động với 50% công suất, các đám cưới tổ chức ở ngoài đều bị cấm trong khi đám cưới tổ chức tại nhà chỉ được phép mời họ hàng đến tham dự. Trường mẫu giáo hoạt động với 30% công suất. Các cuộc tụ tập ở ngoài trời tại các địa điểm công cộng như công viên sẽ chỉ có tối đa là 15 người tham gia trong khi các cuộc tụ tập trong nhà không có quá 5 người.
Qatar ngày 4/2 ghi nhận thêm 407 ca nhiễm mới. Theo Bộ Y tế Qatar, đây là dấu hiệu báo trước về khả năng xảy ra làn sóng lây nhiễm thứ hai ở nước này.
Trong khi đó, trái ngược với Qatar và một số nước khác như Kuwait, Saudi Arabia tăng cường phòng chống dịch, thì Jordan lại nới lỏng các biện pháp hạn chế do mức độ lây nhiễm giảm mạnh trong làn sóng dịch bệnh thứ hai.
Các phòng tập thể dục, bể bơi công cộng cũng được mở cửa trở lại. Các trường học từ ngày 14/2 sẽ bắt đầu mở cửa lại trường học theo giai đoạn sau khi gần 1 năm đóng cửa.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Jordan Basher al-Khasawneh đã rút ngắn thời gian giới nghiêm ban đêm và dỡ bỏ lệnh giới nghiêm ban ngày vào các ngày thứ Sáu. Tuy nhiên, giới chức y tế lo ngại rằng các biện pháp hạn chế đang được dỡ bỏ vào thời điểm xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Số ca tử vong do COVID-19 và số ca nhiễm mới tại Jordan tăng cao nhất trong tháng 11/2020 khi nước này nằm trong số những quốc gia chịu tác động mạnh nhất của dịch bệnh tại khu vực Trung Đông. Tuy nhiên, kể từ đó, số ca tử vong giảm dần xuống mức trung bình là vào khoảng 10 ca/ngày trong khi số ca nhiễm hằng ngày giảm xuống từ 800-1.000 ca, thấp hơn so với mức từ 4.000-6.000 ca vài tuần trước.
Chủng COVID-19 tìm thấy ở Anh biến đổi, có khả năng kháng vaccine Biến chủng COVID-19 phát hiện ở Anh đã xuất hiện biến đổi, thậm chí có thể kháng các loại vaccine vừa được đưa vào sử dụng. Nghiên cứu của cơ quan Y tế công cộng Anh cho thấy virus SARS-CoV-2 trên thế giới đang xuất hiện nhiều đột biến đáng lo ngại. Biến chủng COVID-19 phát hiện ở Anh được gọi là B.1.1.7....