Bệnh nhân Mỹ chờ xét nghiệm nCoV suốt 5 ngày
Một phụ nữ nhiễm nCoV phải chờ 5 ngày mới được xét nghiệm do chưa từng đến vùng có dịch, nguồn lây virus cho bà vẫn chưa được xác định.
Các bác sĩ tại Trung tâm Y tế Davis thuộc Đại học California, Mỹ gửi mẫu bệnh phẩm tới giới chức liên bang hôm 19/2 sau khi một nữ bệnh nhân nhập viện và được chỉ định thở máy, nghị sĩ Ami Bera, chủ tịch Tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, cho biết trong phiên điều trần tại quốc hội Mỹ hôm qua.
Tuy nhiên, suốt 5 ngày sau đó, bà này không được xét nghiệm nCoV, do nhân viên y tế liên bang cho rằng bệnh nhân này không có lịch sử đi tới vùng có dịch hay tiếp xúc với người nghi nhiễm.
“Họ phải hối thúc rất quyết liệt để bệnh nhân được xét nghiệm khi tình trạng của bà ấy xấu đi vào ngày 23/2″, nghị sĩ Bera, người cũng làm việc tại Trung tâm Y tế Davis, nói, thêm rằng kết quả dương tính với nCoV chỉ được trả về sau đó ba ngày.
Video đang HOT
Trung tâm Y tế Davis thuộc Đại học California, Mỹ hôm 27/2. Ảnh: AFP.
Thông tin được đưa ra trong phiên điều trần tại quốc hội của giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng người Dịch bệnh Mỹ (CDC) Robert Redfield, gây lo ngại về nguy cơ bỏ sót trường hợp nhiễm nCoV khi bang California đang phải theo dõi khoảng 8.400 người nghi nhiễm.
CDC sau đó xác nhận người phụ nữ này nhiễm nCoV mà không xác định được nguồn lây rõ ràng, cho rằng đây có thể là ca lây nhiễm nCoV trong cộng đồng đầu tiên ở Mỹ.
Mỹ hiện ghi nhận 60 ca nhiễm nCoV và số người nhiễm dự kiến tăng lên. CDC đang áp dụng cách tiếp cận theo hai hướng, vừa nỗ lực ngăn virus lây lan, vừa thực hiện chiến lược giảm bớt tác động của dịch bệnh với cộng đồng. Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng rủi ro từ nCoV đối với người Mỹ là “rất thấp” nhờ các hành động kịp thời của chính quyền.
Ông chủ Nhà Trắng cho biết Mỹ có thể xem xét hạn chế đi lại với các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi nCoV, trong đó có Hàn Quốc, Italy, nhưng phải chọn thời điểm thích hợp. Bộ Ngoại giao Mỹ đã nâng mức cảnh báo về đi lại tới Hàn Quốc lên cấp độ 3.
Dịch Covid-19 khởi phát tại Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, hiện xuất hiện tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh đã khiến hơn 83.000 người nhiễm và ít nhất 2.850 người tử vong trên toàn thế giới.
Vũ Anh (Theo AFP)
Theo vnexpress.net
Tổng thống Mỹ tiếp tục dọa áp thuế cao đối với ô tô của châu Âu
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/1 đã tiếp tục đe dọa áp thuế cao đối với ô tô nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) nếu châu Âu không thể nhất trí một thỏa thuận thương mại đã bị trì hoãn lâu nay.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Washington, DC. Ảnh: AFP/TTXVN
Trả lời kênh truyền hình Fox Business News bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos (Thụy Sỹ), Tổng thống Trump nêu rõ đàm phán với EU khó hơn bất kỳ nước nào.
Trong nhiều năm qua, EU đã tận dụng được nhiều ưu đãi từ Mỹ, do đó sẽ vô cùng dễ dàng bởi nếu không thể có một thỏa thuận, Washington sẽ tiến hành áp thuế 25% đối với mặt hàng ô tô của châu Âu, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh.
Tổng thống Donald Trump cho hay hiện sự chú ý của ông đang hướng về châu Âu sau khi Mỹ đang tạm "đình chiến thương mại" với Trung Quốc.
Phát biểu trên của Tổng thống Trump được đưa ra sau khi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cũng đã cảnh báo Washington sẽ áp thuế cáo đối với ô tô nhập khẩu từ EU nếu châu Âu áp thuế kỹ thuật số, chủ yếu nhằm vào các công ty của Mỹ.
Quan hệ thương mại Mỹ-EU đã trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm quyền. Mục đích của những hành động này là nhằm thu hẹp khoảng cách thâm hụt thương mại ngày càng lớn giữa Mỹ và châu Âu.
Cuộc tranh chấp thương mại mới nhất này diễn ra giữa bối cảnh Tổng thống Trump áp thuế lên thép và nhôm nhập khẩu, nhất là từ EU, nhằm đáp trả việc khu vực này đánh thuế lên những sản phẩm mang tính biểu tượng của Mỹ, trong đó có quần jean và xe mô tô.
Tổng thống Trump sau đó đe dọa đánh thuế đối với ô tô châu Âu, dẫn đến mối quan ngại cho Đức. Tuy nhiên, dưới sức ép của các nhà lập pháp Mỹ, lời đe dọa này vẫn chưa thành hiện thực.
Hồi tháng 7/2017, Mỹ và EU đã đồng ý theo đuổi một thỏa thuận thương mại song các cuộc đàm phán đã rơi vào về tắc do những vấn đề liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp.
Một nguồn tin ngoại giao của Pháp hồi cuối tuần qua cho hay trong một cuộc điện đàm, Tổng thống Pháp Emmanauel Macron và Tổng thống Trump đã nhất trí sẽ tạo cơ hội cho các cuộc đàm phán nhằm tránh "một cuộc chiến thương mại mà sẽ không mang lại lợi ích cho bên nào"./.
Minh Hằng (Theo AFP)
Theo bnews.vn
Luận tội Tổng thống Trump: Sự chia rẽ lớn trên chính trường Mỹ Sau nhiều tháng điều tra, đảng Dân chủ đã có bước đi lịch sử trong quá trình luận tội Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ngày 19-12 đã bỏ phiếu thông qua quy định về hai điều khoản luận tội ông chủ Nhà Trắng. Bước ngoặt này khiến Trump trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 3 bị luận tội trong lịch sử...