Bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị miễn phí, vì sao?
Người mắc bệnh do Covid -19 sẽ được điều trị miễn phí. Chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại bệnh viện do bảo hiểm y tế chi trả.
Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xôn xao thông tin ở thành phố Denver, Mỹ, một phụ nữ có dấu hiệu bị cúm đi xét nghiệm corona và phải trả hóa đơn 4.500 USD. Tại Singapore miễn phí xét nghiệm nhưng thu tiền điều trị của người nước ngoài từ 4.300-5.800 USD…
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam những người nhiễm cúm Covid-19 lại đang được điều trị miễn phí hoàn toàn. Người thuộc dạng ngi ngờ bị cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác cũng sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trong chuyến kiểm tra tại BV Đà Nẵng. (Ảnh minh họa)
Miễn phí điều trị cho người mắc bệnh virus Covid-19
Liên quan đến quy định điều trị cho người nhiễm virus Covid-19, ngày 1/2/2020, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký quyết định số 173/QĐ-TTg về việc công bố dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng virus Corona gây ra. Tại quyết định này nêu rõ: Công bố dịch truyền nhiễm tại Việt Nam. Tại quyết định này cũng xác định tính chất mức độ nguy hiểm của dịch: Bệnh truyền nhiễm nhóm A, nguy cơ ở mức độ khẩn cấp toàn cầu.
Video đang HOT
Vậy chi phí điều trị cho các bệnh nhân nhiễm Covid-19 do ai chi trả?
Về vấn đề này, luật sư Đỗ Minh Hiển, văn phòng luật sư JVN, (đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, theo quy định tại Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, thì bệnh truyền nhiễm được phân loại thành 3 loại : A,B,C. Trong đó, bệnh truyền nhiễm nhóm A là các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A bao gồm bệnh bại liệt; bệnh cúm A-H5N1; bệnh dịch hạch; bệnh đậu mùa; bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola, Lassa hoặc Marburg; bệnh sốt Tây sông Nile; bệnh sốt vàng; bệnh tả; bệnh viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh;
Theo khoản 2, Điều 48 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì “Người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A được khám và điều trị miễn phí”. Đây là căn cứ pháp lý quan trọng để Chính phủ có thể tổ chức khám và điều trị miễn phí cho người mắc bệnh dịch liên quan đến Covid-19. Theo đó, người mắc bệnh do Covid -19 sẽ được điều trị miễn phí. Chi phí điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại bệnh viện do bảo hiểm y tế chi trả.
Về chi phí điều trị cho người bị cách ly tập trung, luật sư Đỗ Minh Hiển cũng cho biết, Thông tư 32/2012 của Bộ Tài chính quy định: Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác sẽ được miễn chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi phát hiện, điều trị các bệnh truyền nhiễm theo hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; được cấp miễn phí nước uống, khăn mặt, khẩu trang, nước dung dịch rửa tay, dung dịch sát khuẩn miệng, bàn chải đánh răng, xà phòng tắm gội và các vật dụng thiết yếu khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong những ngày bị cách ly; miễn phí di chuyển đến cơ sở bị cách ly.
Đối với chế độ ăn uống, người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế, tại cửa khẩu, tại các cơ sở, địa điểm khác được cơ sở thực hiện cách ly y tế cung cấp bữa ăn theo yêu cầu, phù hợp với khả năng của cơ sở thực hiện cách ly y tế. Chi phí tiền ăn do người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tự chi trả. Trường hợp người bị cách ly là người thuộc hộ nghèo theo quy định thì được hỗ trợ tiền ăn theo mức 40.000 đồng/ngày trong thời gian cách ly./.
Theo VOV
Giám đốc "đánh tráo" người để trốn cách ly có thể bị khởi tố hình sự?
Theo luật sư Diệp Năng Bình, cần phải xử lý thật nghiêm với vị giám đốc cùng người nhân viên đã giúp ông này trốn khỏi nơi cách ly.
Chiều 9/3, Phó chủ tịch UBND Quảng Trị Hoàng Nam thông tin, địa phương này vừa pháy hiện hiện lãnh đạo một doanh nghiệp đầu tư dự án điện gió trên địa bàn không tự nguyện đi cách ly phòng, chống Covid-19 theo quy định.
Cụ thể, vị giám đốc này đã bay cùng chuyến bay với "bệnh nhân 30" từ Hà Nội đến Huế, lẽ ra sau đó phải đi cách ly nhưng đã cử nhân viên thay thế.
Sau khi sự việc "đánh tráo" bị cơ quan chức năng phát hiện, ông này đã tự nguyện ra trình diện để đưa đi cách ly. Hiện vị giám đốc này đang cách ly tại Bệnh viện chuyên khoa Lao và bệnh phổi (đặt tại TP Đông Hà).
Chủ tịch công ty "đánh tráo", cho nhân viên đi cách ly thay mình ở Quảng Trị. Ảnh VNE
Trao đổi với Etime về sự việc này, luật sư Diệp Năng Bình (Trưởng văn phòng Tinh Thông Luật, Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, đây là vấn đề hết sức nghiêm trọng, vi phạm pháp luật về phòng chống bệnh truyền nhiễm và pháp luật hình sự. Trong khi cả hệ thống chính trị vào cuộc chung tay chống dịch, báo chí liên tục tuyên truyền thông tin thì ông chủ tịch công ty điện gió lại có hành vi gây bức xúc dư luận.
"Với những trường hợp thế này cần phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật", luật sư Bình nói.
Theo ông Bình, với trường hợp của ông giám đốc này có thể bị xử lý với 2 tình huống: Ông này không bị nhiễm vi rút Covid -19 và bị nhiễm Covid-19.
Nếu ông này không bị nhiễm virus Covid-19, có thể thấy ông đã có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, quy phạm các quy định về khám chữa bệnh. Đối với hành vi này có thể xử lý về mặt hành chính sẽ bị xử phạt theo điểm b, khoản 1 Điều 10, Nghị định 176/2013 đối với hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo đó, mức phạt trong trường hợp này là bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Ở trường hợp thứ hai, ông ta đã bị nhiễm virus Covid-19 thì theo quy định tại điểm b, khoản 2, Điều 10 Nghị định 176 hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời biện pháp khắc phục hậu quả là buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.
Ngoài ra, hành vi này đủ yếu tố cấu thành Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người được quy định tại Điều 240 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Tùy theo mức độ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 12 năm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
"Bên cạnh đó cũng cần phải xử lý hình sự người nhân viên đã giúp ông ta trốn khỏi nơi cách ly với vai trò đồng phạm trong việc làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho cộng đồng", ông Bình nói.
Theo danviet.vn
Nữ điều dưỡng Bệnh viện Hồng Ngọc tiết lộ quá trình tiếp xúc với bệnh nhân số 17 Sau hai ngày cách ly, nữ nhân viên lên tiếng về quá trình tiếp xúc với bệnh nhân N.H.N - ca số 17 dương tính với virus Covid-19. Sau hai ngày cách ly tại bệnh viện Nhiệt Đới cơ sở 2, hiện tại sức khỏe của chị Lại Thị Thơ cũng như những nhân viên tiếp xúc với bệnh nhân H.N đều bình...