Bệnh nhân mắc các bệnh tiêu hóa ngày càng trẻ do lối sống thời hiện đại
Nhiều bệnh lý tiêu hóa vốn trước đây gặp ở người cao tuổi thì nay đã có ở rất nhiều người trẻ lứa tuổi từ 15 đến 18.
Đó là thông tin do PGS.Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh thông tin bên lề Hội nghị về chuyển giao kỹ thuật điều trị trĩ bằng sóng cao tần diễn ra ngày 23/4, tại Hà Nội.
PGS.Lê Mạnh Cường, Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh.
Theo đó, ở Việt Nam, trong số các bệnh lý tiêu hóa thì bệnh trĩ phổ biến hơn cả khi số người mắc bệnh trĩ chiếm khoảng 30 – 40% dân số.
Điều đáng nói là gần đây tỷ lệ người trẻ mắc bệnh thời gian gần đây ngày càng nhiều, nhất là ở khối văn phòng và những người thường xuyên sử dụng rượu bia, điện thoại, máy tính.
Giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh nhấn mạnh, nếu như trước đây bệnh thường xuất hiện ở người trung niên do đây là nhóm đối tượng có sức đề kháng giảm, do môi trường ngồi nhiều hoặc ít vận động thì giờ đây, bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Đây là hồi chuông cảnh báo về lối sống phi khoa học của nhiều bạn trẻ ngày nay.
Cụ thể, trước đây nhóm tuổi phổ biến mắc căn bệnh này là ngoài 30, thì hiện rất nhiều người trẻ, mới 17-18 tuổi, thậm chí có những bệnh nhân mới 14-15 tuổi mắc căn bệnh này.
Nguyên nhân là do lối sống hiện đại, nhiều người trẻ thường có thói quen ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng đồ uống có gas, rượu bia… Đặc biệt, qua khai thác tiền sử của các bạn trẻ mắc bệnh, hầu hết các bệnh nhân này sử dụng điện thoại, máy tính rất nhiều.
Theo chuyên gia, bệnh tuy phổ biến nhưng mỗi chúng ta có thể tự phòng ngừa bằng cách có thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học: uống thêm nước, đại tiện đúng giờ tránh ngồi lâu, không nên lạm dụng rượu bia và đồ cay nóng …
Video đang HOT
Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: Những thực phẩm được khuyên dùng gồm: Ngũ cốc nguyên cám (lúa mạch, lúa mì, ngô, gạo lứt, kê, lúa mạch đen, yến mạch…), trái cây, rau củ… giúp tăng khối lượng phân, mềm phân.
Uống nhiều nước: Nên uống 2 lít nước mỗi ngày cùng các chất lỏng khác, trừ rượu bia để hỗ trợ tiêu hóa và làm mềm phân. Nhằm đạt hiệu quả điều trị bệnh triệt để và tốt nhất, trước hết, người bệnh cần được nội soi và tìm nguyên nhân bệnh do đâu.
Nếu không may mắc bệnh, ở giai đoạn 1 và 2 của bệnh, người bệnh nên dùng thuốc kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên theo dõi để bệnh không tái phát và tiến triển. Và theo PGS.Cường, với các phương pháp điều trị trĩ, hiện kết hợp y học cổ truyền và hiện đại điều trị mang lại nhiều hiệu quả. Đặc biệt, phương pháp điều trị bằng sóng cao tần đã được chứng minh mang lại hiệu quả nhất định với bệnh nhân.
Tại Hội nghị về chuyển giao kỹ thuật điều trị trĩ bằng sóng cao tần, các chuyên gia quốc tế đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc điều trị bệnh trĩ bằng sóng cao tần (RFA) bắt đầu được áp dụng tại Việt Nam.
Đây là kỹ thuật đốt sóng cao tần dùng nhiệt gây đông đặc làm tắc mạch nuôi, quá trình này làm búi trĩ teo nhỏ và xơ hóa. Phương pháp ít xâm lấn này làm giảm thiểu các biến chứng, sự đau đớn và thời gian hồi phục. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ định điều trị với người mắc bệnh giai đoạn nặng (giai đoạn 3,4), hoặc điều trị bằng phương pháp khác như không mang lại hiệu quả.
Hiện nay, phương pháp điều trị bằng sóng cao tần được sử dụng phổ biến trên thế giới, điều trị nhiều loại bệnh khác như từ u gan, u phổi, u thận, u xương, u phần mềm, u tuyến giáp, u tuyến tiền liệt và bệnh trĩ.
Một loại ung thư đang gia tăng nhanh ở người trẻ
Tỷ lệ người trẻ mắc ung thư đại trực tràng đang ngày càng tăng. Việc chủ động đi chẩn đoán sớm được khuyến khích nhằm phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu và dễ dàng chữa khỏi.
Chuyên gia cảnh báo nếu có cùng lúc 2 triệu chứng bất thường, bạn nên khám nội soi sớm. Ảnh minh họa: Unsplash.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, tỷ lệ ung thư đại trực tràng ở những người dưới 50 tuổi đã tăng 2% mỗi năm kể từ năm 2011. Tại Mỹ, đây đang là căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất ở nam giới độ tuổi nói trên và là căn bệnh nguy hiểm thứ hai ở phụ nữ.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), Mỹ đã chi khoảng 24,3 tỷ USD cho việc chăm sóc sức khỏe liên quan đến ung thư đại tràng và đại trực tràng vào năm 2020, chiếm 12,6% tổng chi phí điều trị ung thư. Ung thư vú là loại ung thư có chi phí điều trị cao nhất, khi chiếm 14% tổng chi phí.
Hầu hết bệnh ung thư đại tràng và trực tràng đều bắt đầu từ những khối u nhỏ, được gọi là polyp, nằm trong lớp niêm mạc của các cơ quan. Thông thường, chúng vô hại nhưng đôi khi chúng có thể phát triển thành ung thư.
Các polyp thường không gây triệu chứng, do đó, điều quan trọng là phải kiểm tra sức khỏe định kỳ, khi những khối u ở giai đoạn đầu có thể được loại bỏ hoàn toàn.
Độ tuổi được khuyến nghị để bắt đầu sàng lọc ung thư là 45 tuổi, nhưng những người có khuynh hướng di truyền, tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc các yếu tố nguy cơ đại tràng khác có thể được khuyên nên đi xét nghiệm sớm hơn.
Những dấu hiệu và triệu chứng có thể mắc ung thư đại tràng bao gồm cơ thể thiếu sắt, thay đổi trong nhu động ruột, giảm cân không chủ ý, đau bụng, mệt mỏi.
Ung thư đại tràng và đại trực tràng thường có những triệu chứng cảnh báo sớm nhưng dễ nhầm lẫn với bệnh lý tiêu hóa thông thường. Ảnh: NBC News.
James Cleary, bác sĩ chuyên khoa ung thư đường tiêu hóa tại Viện Ung thư Dana - Farber ở Boston, Mỹ nói rằng những người mắc các dấu hiệu trên nên cân nhắc đi khám nội soi.
"Chúng tôi thường thực hiện nội soi như biện pháp sàng lọc ở người từ tuổi 50, nhưng giờ đây đã chuyển thành 45 tuổi, do nhận thấy càng nhiều người trẻ mắc ung thư đại tràng", ông nói.
Dưới đây là 5 dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng người trẻ nên quan sát:
Thiếu máu, thiếu sắt
Bác sĩ James Cleary cảnh báo: "Khi ai đó được phát hiện mắc bệnh thiếu máu do thiếu sắt, tôi nghĩ câu hỏi quan trọng luôn là 'tại sao người đó lại bị thiếu máu do thiếu sắt?' Và nếu thực sự không thể tìm ra được lý do chính đáng, người đó thực sự nên được nội soi".
Các triệu chứng phổ biến của thiếu máu, thiếu sắt bao gồm mệt mỏi, thiếu năng lượng, khó thở và đau đầu. Bạn có thể làm xét nghiệm máu để kiểm tra lượng sắt trong cơ thể.
Thay đổi trong nhu động ruột
Theo bác sĩ Cleary, những thay đổi trong thói quen đại tiện cũng có thể là một triệu chứng tiềm ẩn của ung thư đại trực tràng. Những thay đổi này cụ thể như vệ sinh thường xuyên hơn, phân mỏng và có máu trong phân là những hiện tượng thường gặp ở bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Những thay đổi khác có thể bao gồm tiêu chảy, táo bón và không cảm thấy nhẹ nhõm sau khi đi tiêu.
Giảm cân không chủ ý
Giảm cân không chủ ý có thể là triệu chứng của bất kỳ loại ung thư nào, bao gồm cả ung thư đại trực tràng. Nếu mọi người giảm cân không chủ ý, nên đến gặp bác sĩ, đặc biệt nếu cùng gặp phải triệu chứng khác như chảy máu trong trực tràng.
Đau bụng và mệt mỏi
Đau bụng hay chuột rút cũng có thể là dấu hiệu cho thấy một người bị ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, nếu bạn lúc nào cũng cảm thấy rất mệt mỏi là một điều khác cần chú ý.
Ăn chín, uống chín để tránh mắc bệnh đường tiêu hóa Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai ghi nhận hơn 1,4 ngàn lượt bệnh nhi đến khám, nhập viện do bệnh lý tiêu hóa, trong đó chủ yếu là bệnh tiêu chảy. Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai khám bệnh cho một bệnh nhi bị tiêu chảy. Ảnh: An Yên Bác sĩ chuyên khoa I Mạc Quốc...