Bệnh nhân ‘ma’ ở Bệnh viện Bưu điện TPHCM
Có những khoa ở Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TPHCM không có giường bệnh thực kê hoặc chỉ có vài giường nhưng mỗi ngày trong hồ sơ vẫn báo cáo có đến hàng chục bệnh nhân nằm điều trị nội trú.
Có những đơn vị thành viên của ngành bưu điện bỗng dưng “bệnh hàng loạt” và kéo nhau nằm điều trị ở bệnh viện này dài ngày… một cách khó hiểu!?
Đồng loạt ốm, 15 ngày khỏi
Theo tìm hiểu của Tiền Phong, ngày 5 và ngày 7/3/2013 có hơn 50 bệnh nhân là nhân viên của ngành bưu chính, viễn thông tỉnh B.D nhập viện điều trị ở Khoa Phục hồi chức năng- Liên chuyên khoa (PHCN-LCK) của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TPHCM.
Sau điều trị 15 ngày, hơn 50 nhân viên này được cho xuất viện. Khi số lượng lớn nhân viên ở tỉnh này chưa xuất viện thì ngày 12/3/2013, hơn 40 nhân viên khác của ngành này cũng ở B.D được nhập viện vào Khoa PHCN-LCK để điều trị. Ngày 27/3, tức 15 ngày nằm điều trị tại đây, số bệnh nhân này cũng được xuất viện.
“Do chỉ tiêu bệnh nhân trong ngành mà bệnh nhân giao cho khoa quá cao so với thực tế nên khoa đã học tập và làm theo phong trào, chuyển một số ít bệnh nhân đáng nhẽ có thể điều trị ngoại trú sang điều trị nội trú để nâng cao số giường điều trị trong ngành”- giải trình của lãnh đạo một khoa ở bệnh viện này viết.
Khoa PHCN-LCK của bệnh viện này không có giường thực kê nhưng trong hồ sơ lúc nào cũng có bệnh nhân điều trị nội trú. Không hiểu số bệnh nhân là nhân viên của ngành bưu điện ở tỉnh B.D trên đã nằm điều trị ở đâu trong khoảng thời gian này?!.
Trước đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, trong báo cáo công tác điều dưỡng ngày 8/6/2012 cũng cho thấy, khoa này có 83 bệnh nhân nội trú và khám cho 48 bệnh nhân ngoại trú. Tuy nhiên, số giường thực tế và giường trống ở đây được điều dưỡng báo cáo là “không”. Một bác sĩ trong bệnh viện đặt câu hỏi không biết bệnh nhân nằm ở đâu?
Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện. Ảnh: PV.
Tiếp đó, trong ngày 23/5/2013, có 20 nhân viên của ngành bưu điện ở tỉnh B.T cũng được nhập viện vào Khoa PHCN- LCK để điều trị 15 ngày. Tại Khoa Nội- Lão khoa của bệnh viện này trong ngày 18/4 đến 3/5 có 23 người ở ngành bưu điện của thành phố C.T lên đây nhập viện điều trị cũng với thời gian 15 ngày, cho dù bệnh khác nhau.
Điều lạ là trong số 23 người này thì có đến 8 phó giám đốc ngành viễn thông công tác ở C.T nằm điều trị. Nhiều người nhìn vào hồ sơ này hoài nghi khi thấy lãnh đạo của ngành này có “bệnh hàng loạt”, nhập viện cùng ngày và ra viện một ngày.
Khủng nhất gần 250 bệnh nhân là cán bộ công nhân viên ngành bưu điện ở tỉnh Đ.N trong các ngày từ mồng 3 đến mồng 10 và 13,14, 22,23,24 và 26/5 đều nhập Khoa Nội- Lão khoa để điều trị. Không rõ lượng lớn bệnh nhân điều trị nằm ở đâu khi khoa này có 18 giường thực kê!
Video đang HOT
Hơn 15 bệnh nhân nằm một giường
Đến ngày 5/9, Khoa Đông y của Bệnh viện Đa khoa Bưu điện ở Thành Thái, quận 10, TPHCM có 10 bệnh nhân trong ngành bưu chính nhập viện điều trị ở đây. Để kiểm chứng sự việc này, chúng tôi đã có mặt tại khoa thời điểm trưa thì không thấy bệnh lưu. Lúc 18 giờ ngày 5/9, chúng tôi có mặt tại đây, hai cửa chính dẫn vào Khoa Đông y đã được khóa ngoài, cửa phía sau là lối thoát duy nhất cũng được khóa trong, không một bóng người.
Trong ngày 5/9/2013, toàn bệnh viện có 221 bệnh nhân, riêng ở Khoa Nội- Lão khoa có 127 bệnh nhân nằm điều trị hầu hết đều bị… suy nhược cơ thể. Điều đáng nói, trong Khoa Nội- Lão khoa này có 18 giường bệnh thực kê. Bất thường hơn, đến ngày 6/9, ngay sau khi Thanh tra Tập đoàn bưu chính vào làm việc thì số bệnh nhân ở Khoa Nội- Lão khoa đột ngột giảm còn… 17 người. Việc cho “bệnh nhân nằm dài ngày” ở đây cũng diễn ra từ trước đó.
Theo tài liệu có được, trong báo cáo ngày 7/6/2012 thì nơi đây có 4 nhân sự nhưng số phải theo dõi cho 273 bệnh nhân điều trị, tương đương một người phải lo cho gần 70 bệnh nhân. Khoa Nội- Lão khoa báo cáo giường thực kê chỉ 18. Có nghĩa hơn 15 bệnh nhân nằm chung… một giường. Một bác sĩ công tác ở bệnh viện này cho biết: “Không hiểu sao bệnh viện khoảng 400 giường bệnh thực kê nhưng có ngày có tới 556 bệnh nhân nội trú mà giường trống vẫn nhiều”.
Bệnh nhân ngành bưu điện, nằm điều trị tại bệnh viện này sẽ được hưởng chế độ tiền ăn, tiền thuốc và tiền giường khoảng 200 – 250 nghìn đồng/ngày. Một phần trong số tiền này được bảo hiểm y tế chi trả, phần còn lại do ngành bưu điện hỗ trợ.
Một cán bộ ở Bảo hiểm xã hội TPHCM cho biết, năm 2012, Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TPHCM chịu sự giám sát về thanh toán bảo hiểm của Bảo hiểm Xã hội TPHCM. Tuy nhiên, do phát hiện bệnh viện này đưa bệnh nhân ngoại trú vào làm hồ sơ bệnh án nội trú, nên cơ quan này đã chuyển hồ sơ sang nơi có thẩm quyền làm việc và không tham gia thanh toán bảo hiểm y tế nữa.
Hôm qua 8/9, chúng tôi đã nhiều lần liên lạc với bác sĩ Trương Anh Kiệt- Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bưu điện TPHCM để làm rõ sự việc nhưng rất tiếc bác sĩ này không nghe máy.
Theo Lê Nguyễn (Tiền Phong)
Con đang nguy kịch, nhà lại bị "thần hỏa" thiêu rụi
Ngôi nhà xiêu vẹo đang trông chờ cầm cố để lấy tiền chạy chữa cho con trai ngày ngày thoi thóp bên giường bệnh bỗng chốc bị lửa thiêu rụi. Vậy là gia sản cuối cùng đem lại sự sống cho con trai vợ chồng anh Phan Thanh Hải giờ như đống tro bụi.
Cầm trên tay lá đơn kêu cứu từ vợ chồng anh Phan Thanh Hải (thôn Vĩnh Long, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà), chúng tôi vẫn không thể ngờ số phận dồn những con người này tới cơn bĩ cực như thế.
Anh Hải là anh cả trong gia đình có 3 anh em trai. Bố anh cũng ra đi trong bệnh tật và nghèo khó. Chồng mất sớm, một tay bà Nguyễn Thị Tâm - mẹ anh Hải "bấm từng khúc ruột, chắt từng hạt gạo" để nuôi các con khôn lớn. Nhưng 2 đứa em trai anh là Phan Văn Huân và Phan Văn Hào không phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác, Gánh nặng gia đình đè lên vai của người đàn bà gần 60 tuổi.
Bao lâu nay, cái nghèo cũng ăn riết trong tiềm thức của bà và những người sống trong ngôi nhà ấy. Bà cũng chỉ mong cuộc sống dẫu không khá khẩm nhưng cũng lành lặn qua ngày. Nhưng rồi hai đứa con tâm thần một ngày lẳng lặng bỏ bà mà đi không biết phương trời nào khiến bà ngã quỵ trong suốt một thời gian dài. Số phận cũng run rủi khi cuối năm 2012 anh Hải cưới vợ là chị Nguyễn Thị Hằng Nga (SN 1994) và đầu tháng 6/2013 gia đình anh Hải đón thêm thành viên mới là cháu Phan Thanh Hoàng. Thế nhưng niềm vui cũng chẳng được bao lâu, vợ chồng Anh Hải xót xa khi thấy con trai ngày một còi cọc.
Sự sống của bé Hoàng đang phụ thuộc vào bình thở oxy 24/24
Anh Hải kể: "Lúc mới sinh cháu được 2,9 cân, khỏe mạnh như bao đứa trẻ khác. Do kinh tế khó khăn, ăn uống không được đầy đủ nên vợ tôi không đủ sữa cho con bú. Cháu đã được 2 tháng nhưng không hề tăng cân. Cách đây 1 tháng cháu bị ho. Do không có tiền nên vợ chồng tôi không đưa cháu đi bệnh viện. Đến khi cháu yếu dần, ho không ra tiếng, hai vợ chổng luống cuống chạy vạy khắp nơi được dăm bảy trăm để đưa cháu đi khám tại bệnh viện huyện Thạch Hà mới biết là cháu bị viêm phổi nặng. Lúc vào viện cháu chỉ còn 2,4 kg. Bây giờ chắc cháu không còn nổi 2 cân nữa". Do bệnh tình ngày càng xấu đi, các bác sĩ đã chuyển bé Hoàng lên bệnh viện đa khoa của tỉnh để điều trị. Hiện nay, sự sống của bé đều phụ thuộc vào bình oxy 24/24. Nhưng tình trạng này cũng không thể kéo dài...
Bác sỹ Nguyễn Trí Quý - Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện đa khoa tỉnh) cho biết: "Cháu lại không thể bú được sữa mẹ vì mỗi lần bú sữa mẹ đều bị ói hết ra ngoài. Trường hợp của cháu khiến chúng tôi cũng rất lo lắng nên chúng tôi đã quyết định chuyển bệnh nhi lên tuyến trên. Nhưng hiện nay, vì hoàn cảnh gia đình không thể có tiền đưa cháu ra Hà Nội nên chúng tôi vẫn phải để cháu điều trị tạm thời tại đây".
Ngôi nhà bị "bà hỏa" thiêu rụi
Nhìn con thơ khóc ngặt nghẽo vì đau đớn, vợ chồng anh Hải như đứt từng khúc ruột. Cháu Phạm Thanh Hoàng mới chỉ được 8 tuần tuổi thì nửa thời gian đó phải cấp cứu, chuyển từ Bệnh viện đa khoa Thạch Hà đến Bệnh viện đa khoa tỉnh. Để tiện việc chữa bệnh cho con, vợ chồng anh Hải lên ở nhờ nhà bà con trên thị trấn Cày. Vợ chồng chạy vạy khắp nơi, lúc dăm ba trăm để có tiền mua thuốc cho con nhưng cũng như sự cầm cự khi những nơi vay mượn cũng không có khả năng cho gia đình anh mượn. Số tiền điều trị cho mẹ anh anh cách đây 1 năm do bị ngã gãy xương đùi cũng chưa trả hết nay lại đến bệnh tình của con, khiến vợ chồng anh cũng liêu xiêu trước những tai ương.
Cực chẳng đã, mẹ anh bàn vợ chồng bán một phần ngôi nhà đang ở để lấy tiền chạy chữa cho cháu. Thế nhưng nhà chưa kịp rao bán thì "bà hỏa" đã thiêu rụi ngôi nhà cùng toàn bộ vật dụng tư trang cách đây 1 tháng.
Anh Hải xót xa kể lại: "Khi cháu đang điều trị tại bệnh viện huyện Thạch Hà, để tiện chăm sóc đi lại vợ chồng tôi có thuê 1 phòng nhỏ ở gần đó. Bà nội cũng thường xuyên ở lại đây, nên ở nhà cũng không có ai trông nom. Do nhà ở tách biệt nên chỉ khi đám cháy thiêu rụi toàn bộ bốc khói nghi ngút hàng xóm mới gọi điện thông báo".
Những gì còn lại sau vụ cháy là một vài gốc cây đã bị cháy đen, 4 bức tường đất trống hoác và một bộ ấm chén ám khói đen kịt nơi bàn thờ bố anh Hải. Toàn bộ quần áo của bà Tâm cũng bốc hỏa theo đám cháy, mấy ngày nay hàng xóm thương tình lại quyên góp cho bà ít bộ quần áo cũ để mặc tạm. Mất nhà, cháu đau ốm, nên lắm lúc buổi trưa bà lại vạ vật bên hành lang bệnh viên để ngủ tạm vừa thấp thỏm chờ tin của cháu.
Vài ba tấm gỗ cháy nham nhở...
và bộ ấm chén trên bàn thờ là những gì còn lại sau vụ hỏa hoạn
Bà Tâm nghẹn ngào: "Nhà tui còn chi nữa mô. Có nhà mà cũng không ở được. Nợ này chống lên nợ kia, mấy năm trước còn ngân hàng hơn 50 triệu đồng đầu tư để con đầu tư chăn nuôi nhưng không thành, nay cũng sắp đến thời hạn phải trả. Rồi năm ngoái cũng vay gần 10 triệu để tôi điều trị tại bệnh viện do ngã gãy cổ xương đùi. Giờ có vay mượn ai cũng chịu. Nợ cũ đè nợ mới còn ai dám cho vay mượn chi nhiều nữa..."
Nhìn đứa con trai thoi thóp thỉnh thoảng lại giật liên hồi vì khó thở mà vợ chồng anh Hải nghẹn đắng: "Ngôi nhà là hy vọng cuối cùng của vợ chồng em để cứu giờ cũng mất rồi. Vợ chồng em biết lấy gì để cứu cháu đây".
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1119: Anh Phan Thanh Hải (thôn Vĩnh Long, xã Thạch Bàn, huyện Thạch Hà). ĐT: 0166 5952516
2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phượng Vũ
"Liệt sĩ trở về" gặp anh kết nghĩa: Cuộc hội ngộ đầy nước mắt Vừa tới phòng bệnh, nhìn thấy cậu em kết nghĩa trong bộ quần áo bệnh nhân, vợ ông Đào đã khóc tu tu. Hai người đàn ông cũng rơi nước mắt. Nắm chặt tay em, ông Đào luôn miệng gọi: "Năm khùng, Năm cô đơn"... Ông "Năm khùng" bật dậy từ giường bệnh nắm tay người anh kết nghĩa Vợ ông Đào khóc...