Bệnh nhân không mắc virus corona ‘vô tình bị bỏ rơi’ tại Trung Quốc
Khi mọi bác sĩ tại Trung Quốc lao vào cuộc chiến chống virus corona, nhiều bệnh nhân mắc các vấn đề nghiêm trọng khác không còn được chữa trị đầy đủ và chịu đau đớn kéo dài.
Zing.vn trích dịch bài đăng trên South China Morning Post, về câu chuyện các bệnh nhân khác tại thành phố Vũ Hán khi dịch bệnh bùng phát. Những người này không mắc virus corona nhưng đang phải chịu đau đớn kéo dài vì không có đủ bác sĩ, thuốc thang để chữa trị cho họ.
Trong các khu vực cách ly tại nhiều bệnh viện ở thành phố Vũ Hán (Trung Quốc), số lượng bệnh nhân chống chọi với virus corona tăng lên mỗi ngày. Dịch bệnh nguy hiểm vẫn chưa có dấu hiệu được kiểm soát.
Song, đối với các bệnh nhân khác, những người nằm viện nhưng lý do không phải là do mắc viêm phổi corona, tình hình có chiều hướng tồi tệ hơn.
Tháng 5 năm ngoái, sinh viên Wan Ruyi được chẩn đoán mắc bệnh bạch cầu. Cô gái 21 tuổi đã nằm ở bệnh viện Vũ Hán trong 10 tháng qua và hiện tại, khi tình hình bệnh ngày càng xấu đi, cô đang rất cần được ghép tủy xương.
Wan Ruyi (21 tuổi) đang rất cần được ghép tủy xương nhưng việc phẫu thuật vẫn chưa được tiến hành do các bác sĩ đang tập trung vào cuộc chiến chống corona. Ảnh: Weibo.
“Wan đã trải qua 3 đợt ghép nhưng lần cuối cùng không thành công. Tuần trước, khả năng lần ghép thứ tư cũng khó được thực hiện”, Wu Qiong, mẹ của Wan cho hay.
Bệnh viện nơi cô gái nằm là một trong những nơi đầu tiên ở Vũ Hán được chỉ định điều trị cho các bệnh nhân nhiễm virus corona. Các bác sĩ nói với gia đình rằng việc cấy ghép đã dừng lại vì không có đủ nhân viên y tế. Nhà của Wan tính đến việc chuyển sang một bệnh viện khác ở tỉnh Hồ Bắc nhưng khi Vũ Hán bị phong tỏa, cơ hội cũng không còn.
Cuối tuần trước, Wan chịu đựng đau đớn kéo dài trong nhiều giờ liền, khiến cô gái trẻ cảm thấy kiệt sức và tuyệt vọng.
Video đang HOT
“Mỗi ngày chôn chân ở bệnh viện khiến tôi thấy buồn bã, bất lực khi nhìn con gái đau đớn mỗi ngày. Tình trạng của con bé ngày càng không ổn định”, bà Wu nói.
Wan chỉ là một trong số hàng nghìn bệnh nhân cần điều trị khẩn cấp ở Vũ Hán. Tuy nhiên, khi lực lượng y tế tại mọi nơi trên Trung Quốc đều lao vào cuộc chiến chống lại virus corona, những người bệnh này vô tình bị bỏ rơi.
Họ bao gồm những người mắc ung thư hay các bệnh nặng khác như động kinh. Một số bệnh nhân tuyệt vọng buộc phải lên mạng xã hội cầu cứu, tìm kiếm sự giúp đỡ từ các nơi khác trong nước.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy tuyệt vọng khi thiếu bác sĩ, y tá chăm sóc. Ảnh: Reuters.
Đối với bệnh nhân 81 tuổi Fu Daoshun, dịch bệnh bùng phát đồng nghĩa với việc ông không còn được tiêm thuốc hàng ngày để điều trị bệnh máu khó đông.
Khi bệnh viện Puai, nơi ông Fu đang nằm điều trị được chỉ định thành trung tâm điều trị virus corona từ ngày 23/1, số thuốc được ưu tiên cho bệnh nhân mới của dịch viêm phổi.
Hiện tại, tất cả những gì người đàn ông 81 tuổi có thể làm là nằm trên giường.
“Ông tôi bị cơn đau dày vò sau nhiều ngày không tiêm thuốc. Ngay cả bây giờ chuyển ông đến một bệnh viện khác, điều ấy cũng quá nguy hiểm vì nguy cơ nhiễm virus cao”, Fu Yufen, cháu gái ông Fu, cho biết.
“Vũ Hán đang bị phong tỏa, chúng tôi không thể ghé thăm ông. Chỉ còn mình bà tôi già yếu đang chăm sóc ông. Tôi thực sự lo sợ cả hai sẽ cùng ngã bệnh”, cô nói thêm.
Tình huống đã trở nên tồi tệ hơn đến mức vào cuối tuần trước, ông Fu buộc phải viết sẵn di chúc.
Sự gia tăng nhanh chóng của bệnh nhân nhiễm virus corona khiến lực lượng y tế ở Trung Quốc thiếu hụt trầm trọng. Ảnh: Reuters.
Các chuyên gia y tế cho biết mặc dù bệnh nhân nhiễm virus corona được ưu tiên, song những người mắc các chứng bệnh nghiêm trọng khác cũng cần được hỗ trợ.
Tang Shenlan, giáo sư tại Đại học Y khoa Duke (Mỹ), cho rằng “thật sai lầm khi tập trung vào các trường hợp nhiễm virus corona mà bỏ rơi các bệnh nhân khác”.
“Các bệnh viện ở Vũ Hán nên tìm một cách phù hợp để cung cấp các biện pháp chữa trị thiết yếu cho những bệnh nhân này, ví dụ như sử dụng điện thoại để điều trị và chẩn đoán từ xa, bao gồm cả viết đơn thuốc”, ông nói.
Yao Zelin, giáo sư Xã hội học tại Đại học Đông Trung Quốc ở Thượng Hải, đánh giá hệ thống y tế cần phải được cải thiện ở cấp cơ sở.
“Chính phủ chỉ tập trung vào xây dựng các bệnh viện lớn chứ không phải mạng lưới các phòng khám. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp khẩn cấp như dịch viêm phổi corona, chỉ có bệnh viện lớn mới có thể làm nơi khắc phục dịch bệnh. Sự gia tăng nhanh chóng đến quá tải của số lượng bệnh nhân khiến cả lực lượng y tế lẫn số thuốc dự trữ đều thiếu thốn trầm trọng”, ông Yao cho hay.
Theo Zing
Hành trình truyền cảm hứng của bé 8 tuổi muốn hiến tạng cứu người
"Bố ơi, hãy về nhà. Con sẽ hiến tặng trái tim cho những đứa trẻ khác sau khi chết. Thật không may, đôi mắt của con không thấy được nữa và con không thể hiến tặng cho những đứa trẻ khác."- Câu nói đau lòng này của một cậu bé 8 tuổi đã chạm đến trái tim của rất nhiều người trong những ngày qua.
Đó là câu chuyện xót xa của cậu bé Lâu Bồi Thạc, 8 tuổi và sinh ra tại một thị trấn nhỏ ở thành phố Tân Thái, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Vào tháng 3 năm 2018, cơ thể của Bồi Thạc bỗng trở nên xanh xao vàng vọt và suy nhược. Cha mẹ cậu bé đã đưa đưa cậu tới các bệnh viện Nhi gần xa để để điều trị. Sau khi chi hơn 100.000 nhân dân tệ (~ 340 triệu vnd), tình trạng của Bồi Thạc không những không được kiểm soát mà còn trở nên tồi tệ hơn.
Vào cuối tháng 5 năm 2018, tình trạng của Bồi Thạc trở nên vô cùng xấu. Cậu bé chảy máu mũi liên tục và xuất hiện nhiều điểm xuất huyết trên cơ thể. Sau một loạt các xét nghiệm máu và chọc dò tủy sống, Bồi Thạc cuối cùng đã được chẩn đoán bị thiếu máu bất sản cực kỳ nghiêm trọng, hay còn gọi là suy tủy xương. Cách điều trị bệnh duy nhất là thực hiện ghép tủy xương tế bào gốc tạo máu càng sớm càng tốt. "Mỗi khi nhìn con khóc quằn quại khi bị lấy máu hay chọc tủy, tôi cảm thấy tim mình đang chảy máu." Cha của Bồi Thạc nói.
Sau khi tìm hiểu và chạy khắp nơi hỏi thông tin, Bồi Thạc được bố mẹ đưa tới một bệnh viện Đa khoa nơi có đủ điều kiện cấy ghép. Tuy nhiên, cha Bồi Thạc bất lực vì khoản tiền anh được bác sĩ thông báo cho ca cấy ghép. "Bác sĩ bảo với chúng tôi rằng hãy chuẩn bị 400.000 tệ (~1.4 tỉ vnd). Người thân và bạn bè của chúng tôi đã sợ chúng tôi từ khi bị vay mượn."
Bồi Thạc vì quá nhạy cảm với các loại thuốc hóa trị, cậu bé cảm thấy chóng mặt và nôn mửa mỗi ngày. Bác sĩ đã đặt ống thông dạ dày cho cậu. Cậu bé không đủ sức lực để nói bất kỳ từ nào, chỉ biết lặng nhìn mẹ khóc thầm. Vào ngày 27 tháng 9, tủy xương và tế bào gốc của cha Bồi Thạc được ghép thành công vào cơ thể cậu bé. Tuy nhiên, đó mới chỉ là bước đầu tiên trong chuỗi ngày điều trị. Bồi Thạc bị nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng, nhiễm nấm phổi, viêm tụy và các triệu chứng khác. Cậu bé phải uống thuốc nhập khẩu trị giá hàng ngàn tệ mỗi ngày. Nghiêm trọng hơn, một thời gian sau đó, cậu bé bị đục thủy tinh thể do ngộ độc thuốc, dẫn tới không thể nhìn thấy gì.
Nhận thấy sự nghiêm trọng của vấn đề, cha Bồi Thạc đã phải bán căn nhà của mình để lấy tiền phẫu thuật mắt cho con trai. Tuy nhiên, vào đêm trước ca phẫu thuật, Bồi Thạc bị nhiễm trùng đường ruột nghiêm trọng, nhiễm nấm phổi và viêm tụy. Bác sĩ đã phải tạm dừng phẫu thuật mắt để kiểm soát tình trạng bệnh đang bội phát cho cậu bé trước. Viêm tụy khiến Bồi Thạc đau đớn đến mức lăn lộn trên giường. Mặc dù vậy, cậu bé an ủi bố mẹ: "Bố với mẹ đừng khóc, bây giờ con không thể nhìn thấy gì, con không thể lau nước mắt cho bố mẹ."
Nhìn cậu con trai hiểu chuyện đang phải chịu đau, cha Bồi Thạc cảm thấy như bị dao cứa vào lòng. Nhìn lại quá trình chưa bệnh cho con trai hơn 1 năm qua đã tiêu tốn gần 1,5 triệu nhân dân tệ. Bệnh nhiễm nấm phổi nghiêm trọng nhất, nó khiến anh hàng tuần phải chi 80.000 nhân dân tệ. Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể cho Bồi Thạc sắp cạn kiệt. Giờ đây, cậu bé không chỉ cần phẫu thuật mắt mà còn cần dùng thuốc dài hạn để kiểm soát bệnh.
Mặc dù Bồi Thạc chỉ mới 8 tuổi, nhưng cậu bé cũng đã có hiểu biết nhất định về khái niệm tài sản. Cậu bé đáng thương biết rằng bố mẹ đã không còn đủ tiền, và cậu đã cầu xin cha mình từ bỏ điều trị. Bồi Thạc nói: "Bố ơi, hãy về nhà. Con sẽ hiến tặng trái tim cho những đứa trẻ khác sau khi chết. Thật không may, đôi mắt của con không thấy được nữa và con không thể hiến tặng cho những đứa trẻ khác." Câu nói đau lòng này của cậu bé đã chạm đến trái tim của rất nhiều người trong những ngày qua. Hiện có rất nhiều cư dân mạng đang kêu gọi quyên góp ủng hộ cho gia đình cậu bé trải qua quãng thời gian khó khăn này.
Theo danviet.vn
Cảnh sát Thái bắt 4 người Trung Quốc giả điếc ăn xin ở Thái Lan Theo Bangkok Post, những người này bịa ra câu chuyện thương tâm không có thật để thu hút sự cảm thông của công chúng, kiếm được 2.500 baht mỗi ngày. Cảnh sát xuất nhập cảnh Thái Lan ban đầu bắt được Duan Yuanbiao, 60 tuổi, sau thông tin được trình báo về một người đàn ông giả điếc và mang bảng hiệu tiếng...