Bệnh nhân hồi phục thần tốc sau ca ghép tim thành công
Ngày 22/8, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, bệnh nhân Lê Hồng H. (36 tuổi, quê ở Quảng Ngãi), người vừa được ghép tim từ người cho chết não vào ngày 15/8/2019, đã hồi phục thần tốc sau một thời gian theo dõi. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, có thể vận động nhẹ tại giường.
Theo đó, bệnh nhân được ghép tim từ người cho chết não tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, quả tim hiến tặng từ người cho chết não được lấy ra khỏi lồng ngực bệnh nhân lúc 13h45′ 15/8 và được chuyển về Bệnh viện Trung ương Huế lúc 16h15′ cùng ngày bằng đường hàng không Vietnam Airlines.
Quả tim từ người cho chết não được vận chuyển bằng đường hàng không của Vietnam Airlines
Tại Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện Trung ương Huế, dưới sự chỉ đạo của GS.TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, các nhóm trong ê kíp ghép tim của Bệnh viện đã tiến hành lấy bỏ quả tim của bệnh nhân và ghép quả tim của người hiến tặng vào lồng ngực của Bệnh nhân H. Quả tim được ghép đập lại lúc 17h sau hơn 4 giờ thiếu máu lạnh.
Bệnh nhân được chuyển về phòng Hồi sức tim mạch lúc 22h đêm. Tại đây bệnh nhân được chăm sóc và hồi sức tích cực: thở máy, thuốc trợ tim và vận mạch liều thấp, giảm đau, an thần, truyền dịch và các chất điện giải, duy trì cân bằng kiềm toan, các thuốc ức chế miễn dịch theo phát đồ.
Trong đêm đầu tiên sau ghép tim, các thông số huyết động hoàn toàn ổn định, chức năng quả tim ghép tốt với phân xuất tống máu 62%, chức năng các tạng các chỉ số sinh hóa và huyết học trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo, tự thở tốt, được cai máy thở và rút nội khí quản lúc 10h sáng ngày 16/8.
Video đang HOT
Quả tim đã đập trong lồng ngực người nhận sau hơn 4 giờ thiếu máu lạnh
Các chỉ số cơ thể tốt, bệnh nhân vận động nhẹ tại giường và tự ăn uống được
Diễn tiến lâm sàng các ngày tiếp theo thuận lợi, chức năng quả tim ghép tốt với EF 62-64%, không xuất huyết, các thông số huyết động hô hấp, chức năng gan thận cùng các chỉ số sinh hóa, huyết học nằm trong giới hạn bình thường. Bệnh nhân được giảm dần các thuốc trợ tim vận mạch, rút catheter Swan-Ganz và dẫn lưu ngực, bệnh nhân có thể vận động nhẹ tại giường và tự ăn uống được theo chế độ của bệnh nhân ghép tạng.
GS.TS. Phạm Như Hiệp – Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế cho biết đây là ca thứ 5 ghép tim xuyên Việt thực hiện thành công tại Bệnh viện. Việc ghép tim đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện Trung ương Huế, vấn đề trở ngại lớn nhất hiện nay là nguồn hiến tặng tim từ người cho chết não, đồng thời gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo, đồng nghiệp Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã giúp đỡ, phối hợp trong việc thực hiện ca ghép tim xuyên Việt thứ 5 này.
Bệnh nhân Lê Hồng H. (quê Quảng Ngãi) hồi phục thần tốc sau ca ghép tim thành công lần thứ 5 của Bệnh viện Trung ương Huế
Trước đó vào sáng ngày 09/8/2019, Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia phối hợp với Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức thành công chương trình Đăng ký hiến tặng mô/tạng “Trao tặng yêu thương – Nối dài sự sống” tại Bệnh viện Trung ương Huế. Đây cũng là dịp Bệnh viện Trung ương Huế công bố Quyết định thành lập Trung tâm ghép tạng của Bệnh viện, việc thành lập Trung tâm này sẽ góp phần tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về hiến tặng mô/tạng trong thời gian tới.
Chương trình đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo cán bộ, y bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Huế và nhân dân khu vực lân cận, cũng trong buổi sáng tổ chức chương trình, đã có hơn 250 đơn đăng ký hiến tặng mô/tạng, trong đó có Giáo sư Phạm Như Hiệp, Ban giám đốc Bệnh viện và nhiều cán bộ, y bác sỹ của Bệnh viện Trung ương Huế cùng tham gia.
Nhiều cán bộ của Bệnh viện Trung ương Huế đăng ký hiến tặng mô/tạng
Điểm đặc biệt đáng chú ý của chương trình này là có sự tham gia của những người đã được nhận tim, nhận giác mạc và thân nhân của họ. Nhiều người trong số đó đã tham gia đăng ký hiến tặng mô/tạng như chị Huỳnh Thị Ánh (mẹ của bệnh nhân Phạm Văn Cơ, ghép tim), ông Phan Hữu Lạc (bệnh nhân nhận giác mạc), anh Nguyễn Mậu Đức (bệnh nhân ghép tim năm 2011)…
Đại Dương
Theo Dân trí
Bác sỹ phẫu thuật hàng đầu Anh quốc nói tim lợn có thể cấy ghép cho con người
Theo bác sỹ Terence English, người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép thành công đầu tiên của Anh, tim lợn có thể được cấy ghép cho con người trong vòng 3 năm tới.
Ngài Terence English, người thực hiện ca phẫu thuật cấy ghép thành công đầu tiên của Anh 40 năm trước, tin rằng "xenotransplantation" (cấy ghép nội tạng hoặc mô từ loài này sang loài khác) có thể loại bỏ nỗi lo về thiếu nguồn tạng.
Ông cho biết một học trò của mình sẽ thử thay thế thận người bằng cật lợn vào cuối năm 2019. Giáo sư Christopher McGregor, bác sỹ tập sự của ông Terence trong ca phẫu thuật cấy ghép năm 1979, đã phát triển 2 gene đột phá, hứa hẹn cho phép nội tạng của lợn sử dụng an toàn trong cơ thể người.
Nhóm của ông tại Đại học Alabama tin rằng có thể thực hiện ca phẫu thuật ghép thận từ lợn sang người trong vài tháng tới. Đây được xem là điểm khởi đầu khả thi vì nếu ca phẫu thuật không thành công, bệnh nhân vẫn quay lại lọc máu như bình thường.
Trả lời Telegraph, ngài Terence cho biết nếu kết quả xenotransplantation đáp ứng được yêu cầu, nó đồng nghĩa tim lợn cũng có thể sử dụng cho con người trong vài năm tới.
Sinh lý và cấu trúc tim lợn tương đối giống với con người, vì vậy, chúng được đem ra phát triển các phương pháp điều trị mới. Hi vọng về phương pháp điều trị bệnh tim mới được nhen nhóm từ tháng 5 sau khi liệu pháp di truyền cho thấy sự hứa hẹn từ lợn.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên Nature, các nhà khoa học quốc tế đã tìm ra phương pháp giúp trái tim tự hồi phục sau đau tim. Lợn sau khi bị nhồi máu cơ tim đã được các nhà khoa học đưa microRNA-199 vào cơ thể. Một tháng sau, chức năng tim gần như hồi phục hoàn toàn.
Dù vậy, các nhà khoa học vẫn phải vượt qua các trở ngại lớn trước khi liệu pháp gen này được thử nghiệm trên con người. Phần lớn các con lợn đã chết sau điều trị do mciroRNA-199 tiếp tục không kiểm soát được. Sẽ có những nhà động vật học cho rằng đây là việc làm hoàn toàn sai, tuy nhiên ông Terence cho rằng nếu cứu được một mạng người, chẳng phải sẽ tốt hơn sao.
Du Lam
Theo SMH/itcnews
Hành trình của yêu thương Bệnh viện Trung ương Huế- trung tâm y tế đầu tiên ghép tim bằng ê kíp bác sĩ người Việt, phối hợp với Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia và một số bệnh viện lớn trong nước, vừa thực hiện thành công việc điều phối ghép tim xuyên Việt duy nhất trên thế giới bằng đường hàng không dân dụng. Điều...