Bệnh nhân hoại tử xương sọ, hàm mặt: ‘Mổ cũng chết, không mổ cũng chết’
Sau khi nhiễm Covid-19 vào tháng 12/2021, bà Nguyễn Thị T. (63 tuổi) mất một thời gian phục hồi cơ thể. Hai tháng sau, các triệu chứng đau đầu, sưng mắt xuất hiện.
Về sắp xếp chuyện gia đình vì có thể chết
Từ Khánh Hòa, bà Nguyễn Thị T. được chuyển tuyến vào TP.HCM với chẩn đoán viêm đa xoang, theo dõi u não. “Vào Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều phương tiện hiện đại hơn”, bà T. chỉ nghĩ đơn giản như thế mà không biết bệnh đang diễn tiến vô cùng xấu.
Chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy cho thấy, xoang chứa dịch, xương chân bướm, sọ trán hoại tử và có khí trong sọ.
“Bác sĩ gặp tôi và 2 bệnh nhân khác. Ông nói, bệnh này mới quá, bác sĩ sẽ cố gắng cứu nhưng sống được hay không phải nhờ ông trời. Dù rất buồn nhưng họ phải nói để chúng tôi về sắp xếp chuyện gia đình”, bà nhớ lại.
“Không dám sờ lên trán nữa, mất miếng xương”, bà Nguyễn Thị T. nói.
“Nếu mổ, có thể chết nhưng còn chút ít hi vọng, còn về nhà là chắc chắn chờ chết”. Nghĩ như vậy, bà T. đồng ý bước vào ca mổ mà các bác sĩ dày dặn kinh nghiệm nhất cũng phải lo lắng.
Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Bích, Phó Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, khi phẫu thuật cho bà T, ê-kip đi 2 đường từ hốc mũi lên và từ xoang trán xuống.
Khi nội soi đường mũi, ghi nhận niêm mạc, cuống mũi, vách ngăn bị hoại tử đen, phải gắp hết xương chết. Từ phía trên, bác sĩ mở sọ trán lấy phần xương chết. Đi xuống dần, bác sĩ nhận thấy dù răng nhìn chắc khỏe nhưng xương khẩu cái đã hoại tử, phải đục bỏ xương hàm trên.
“Các bệnh nhân đều bị tổn thương sọ, hàm mặt, xoang lan rộng. Mở xương sọ, thấy được mủ bám ở xương và da đầu, một phần bám trên màng não. Có trường hợp, mủ ở hàm trên xì ra, cả hàm răng lung lay dữ dội, ê-kip phải khoét bỏ toàn bộ xương chết”, bác sĩ Bích nhớ lại.
Trước ca mổ của bà T., có 6 bệnh nhân đã xin về và 2 người tử vong vì hoại tử nặng, viêm nhiễm, suy tạng. “Chúng tôi choáng váng vì tử vong rất nhanh, không trở tay kịp”.
Video đang HOT
Các chuyên gia nói gì về mối liên hệ với Covid-19?
Trong 2 tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy ghi nhận 11 ca viêm hoại tử xương vùng hàm mặt, xương sọ do nấm Candida, Aspergilus và vi trùng. Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương tại TP.HCM có 16 ca hoại tử hàm trên trong 5 tháng (3 ca nặng chuyển Bệnh viện Chợ Rẫy). Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM ghi nhận khoảng 3 ca. Bệnh chủ yếu xảy ra trên nền đái tháo đường.
Một người đàn ông bị hoại tử xương sọ. Biểu hiện là sưng vùng trán.
“Chúng tôi không thể khẳng định 100% bệnh nhân bị hoại tử xương hàm mặt và sọ mặt do Covid-19. Nhưng từ tháng 5/2021 đến nay, thế giới đã có 80 bài báo cáo đăng tải những ca tương tự, chủ yếu ở Ấn Độ, Trung Quốc, một số quốc gia châu Á…”, đại diện Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ.
Một trong những giả thuyết được xem xét, là người mắc Covid-19 có tình trạng tăng đông, khiến các mạch máu nuôi xương bị tắc và hoại tử. SARS-CoV-2 bám vào thụ thể ACE-2, tập trung nhiều ở niêm mạc mũi, miệng, làm tắc vi mạch máu nuôi xương hàm.
Hoại tử xương hàm mặt cũng có thể gặp ở người suy giảm miễn dịch, dùng corticoid kéo dài… khi nhiễm vi khuẩn, nấm có thể dẫn đến viêm xương, gây hoại tử. Hoại tử xương hàm dưới phổ biến hơn xương hàm trên.
Lý giải hiện tượng bệnh lý này vẻ tăng hơn so với trước dịch Covid-19, chuyên gia cho rằng, môi trường xung quanh luôn có nhiều loại vi sinh vật, khi cơ thể suy giảm miễn dịch sẽ rất dễ bị tấn công.
“Có thể do cơ thể người mắc Covid-19 bị rối loạn miễn dịch kéo dài, suy giảm miễn dịch, cộng với bệnh đái tháo đường sẵn có, nấm phát triển nhiều hơn trong cơ thể, gây viêm nhiễm”, bác sĩ Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy phân tích.
Theo bác sĩ Đinh Quang Thanh, Cố vấn chuyên môn Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp TP.HCM, thế giới hiện nay có khoảng 500.000.000 người mắc Covid-19. Các báo cáo 1 năm qua chỉ ghi nhận khoảng 80 ca hoại tử xương sọ, hàm mặt.
“Con số này không quá lớn, chưa thể nói liên quan đến SARS-CoV-2 mà phải chờ những bằng chứng khoa học rõ rệt. Trước mắt, người dân không nên hoang mang, lo lắng quá rằng nhiễm Covid-19 có thể gây hoại tử xương sọ.
Tuy nhiên, nếu có triệu chứng đau đầu, đau hàm mặt, nhiễm trùng… bà con nên đến bệnh viện để thăm khám. Bác sĩ sẽ chẩn đoán và có sự điều trị phù hợp”.
Lưu ý chăm sóc vết thương đúng cách sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật, vết thương nếu không được chăm sóc đúng cách có thể bị nhiễm trùng, hoại tử, sẹo xấu, thậm chí là dẫn đến những biến chứng khó lường.
Gần đây, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TP.HCM) tiếp nhận điều trị trường hợp người bệnh T.Đ.T (35 tuổi, ngụ tại Bến Tre).
Chị T. đến khám trong tình trạng vết thương hậu phẫu đang có dấu hiệu chảy dịch mủ, sưng tấy, đau sốt. Chị T. vừa phẫu nâng mũi cách đó 3 tuần.
Tại phòng khám Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, bác sĩ chẩn đoán chị T. bị nhiễm trùng vết mổ. Chị T. được nhập viện điều trị, loại bỏ dị vật, làm sạch vết thương và sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm theo phác đồ điều trị.
Nhờ điều trị kịp thời và đúng cách, sau 2 tuần vết thương chị T. đã lành.
Những điều cần biết về quá trình lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ
BS CKII. Vũ Hữu Thịnh (Khoa Tạo hình - Thẩm mỹ, BV ĐHYD TPHCM) cho biết, quá trình liền thương gồm có 4 giai đoạn: Cầm máu - viêm, phù nề - tăng sinh - tái tạo. Trong 4 giai đoạn của quá trình lành thương, giai đoạn viêm, phù nề đóng vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Đây là cơ chế sinh lý bình thường của cơ thể, giúp dọn dẹp và làm sạch vết thương. Giai đoạn này thường diễn ra trong ngày đầu đến ngày thứ 3. Từ ngày thứ 4 trở đi sẽ diễn ra nhẹ nhàng hơn và song song với quá trình tăng sinh và tái tạo. Phù nề, tăng tiết dịch là những triệu chứng phổ biến.
BSCKII. Vũ Hữu Thịnh tư vấn chăm sóc vết thương cho người bệnh
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành thương, được chia thành 2 nhóm: trực tiếp và gián tiếp. Các yếu tố trực tiếp thường xuất phát từ chính vết thương, chẳng hạn vết thương không sạch, có dị vật, bị nhiễm trùng, dập nát, hoại tử, rìa cắt vết thương nham nhở, tụ dịch, vết khâu bị căng. Quá trình vận động, bất động không đúng cách hay chăm sóc vết thương sai cũng có thể dẫn đến tình trạng khó lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ.
Trong khi đó, các yếu tố gián tiếp ảnh hưởng đến quá trình lành thương thường xuất phát từ các bệnh lý đi kèm. Đái tháo đường, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não,... là những căn bệnh phổ biến dẫn đến tình trạng chậm lành, thậm chí là không lành vết thương sau phẫu thuật. Những người bệnh có yếu tố suy giảm miễn dịch (nhiễm trùng, nhiễm độc) hay mắc HIV, ung thư, lao, mất cân bằng dinh dưỡng (suy dinh dưỡng, béo phì) cũng khiến quá trình lành thương diễn ra không thuận lợi.
Những vết thương hậu phẫu có thể diễn tiến xấu nếu không được phát hiện sớm và chăm sóc đúng cách. Trước tiên, vết thương có thể gây sưng tấy, nóng sốt, tăng tiết dịch, Nặng hơn, có thể nhiễm trùng tại vết thương và lan rộng gây nhiễm trùng toàn thân, sốc nhiễm trùng, nhiễm độc, ung thư, thậm chí là tử vong. Một số vết thương có thể không tác động nhiều đến sức khỏe nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sinh hoạt cá nhân, đời sống gia đình và xã hội.
Lưu ý khi chăm sóc vết thương, tránh phù nề, sưng tấy sau phẫu thuật
Theo BS CKII. Vũ Hữu Thịnh, cần phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để giảm tình trạng phù nề trong những ngày đầu sau phẫu thuật. Tại BV ĐHYD TPHCM, các bác sĩ sẽ tiến hành cố định khu vực mổ bằng dụng cụ y khoa như băng dán, băng thun, nẹp, áo định hình,...
Người bệnh cũng được khuyến khích tập các bài vật lý trị liệu, vận động chủ động sớm. Đối với những vết thương ở vùng tay hoặc vùng chân, người bệnh sẽ được hướng dẫn kê tư thế thích hợp để giảm trọng lực lên cơ thể. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng viêm, thuốc chống phù nề để người bệnh sử dụng song song.
Thuốc kháng viêm dạng men là một sản phẩm được sử dụng phổ biến để thúc đẩy quá trình tan máu bầm nhằm cải thiện các vết thương hậu phẫu nhanh hơn. Tuy nhiên, ngoài công dụng giảm nhẹ các tổn thương, làm giảm các yếu tố gây viêm, kết dính tiểu cầu, dược phẩm này có thể làm giảm tái tạo tại mô, tái cấu trúc mô cũng như ức chế miễn dịch của cơ thể, thậm chí là hội chứng cushing. Do đó, việc sử dụng thuốc kháng viêm kết hợp với thuốc chống phù nề cần có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Trong trường hợp những vết thương hậu phẫu khó lành hoặc không có dấu hiệu lành lại, người bệnh cần phải xác định nguyên nhân. Bằng cách xử lý triệt để những yếu tố ảnh hưởng, tốc độ lành thương mới có thể được cải thiện.
Ngoài ra, để quá trình hồi phục được hiệu quả cũng như đảm bảo kết quả cuối cùng, người bệnh cũng cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ. Cụ thể, chỉ thay băng khi cần thiết, đảm bảo vô trùng. Đồng thời áp dụng các phương pháp để giảm phù nề và thường xuyên vận động cơ thể với những bài tập vừa sức.
Bên cạnh đó, chú ý đến chế độ dinh dưỡng cũng là điều cần thiết. Tăng cường bổ sung đủ chất dinh dưỡng từ bữa ăn, hạn chế các loại thực phẩm gây dị ứng, các chất kích thích. Đặc biệt lưu ý, khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, cần trao đổi và nhờ sự tư vấn từ bác sĩ phụ trách.
Nhằm nâng cao kiến thức của cộng đồng về việc chăm sóc vết thương sau khi phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ, BV ĐHYD TPHCM thực hiện chương trình tư vấn Hỏi để khỏe hơn với chủ đề: " Lành thương sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ " , theo dõi tại: https://bit.ly/lanhthuongsauphauthuat
Bị hoại tử chân do tự ý dùng thuốc nam để trị bệnh tiểu đường Một bệnh nhân tại Quảng Ninh bị hoại tử chân, nhập viện cấp cứu do tự ý dùng thuốc nam. Ngày 24.6, thông tin từ Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí cho biết đơn vị này vừa chữa trị cho một nam bệnh nhân bị hoại tử chân do tự ý mua thuốc nam về điều trị đái tháo đường...