Bệnh nhân Covid trẻ tuổi phải can thiệp ECMO
Bệnh nhân nữ 37 tuổi diễn biến chuyển nặng nhanh, từ hỗ trợ thở oxy phải thở máy, lọc máu và can thiệp ECMO chiều 15/6.
Người phụ nữ nhập viện Bệnh viện Phổi Bắc Giang ngày 26/5 phải trợ thở oxy, diễn tiến bệnh không tốt, hai ngày sau chuyển sang thở oxy dòng cao (HFNC). Ngày 2/6, bệnh nhân được đặt nội khí quản thở máy, lọc máu, kháng sinh.
Tối 14/6, bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Hồi sức tích cực ICU tại Bệnh viện Tâm thần, tiếp tục thở máy, lọc máu. Tình trạng diễn biến suy tim rất nặng, phải dùng các thuốc vận mạch liều cao, tổn thương phổi lan tỏa 2 bên, không đáp ứng điều trị nội khoa tối ưu. Chiều 15/6 bệnh nhân được chỉ định đặt ECMO (tim phổi nhân tạo).
Bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, Phó khoa Hồi sức tích cực, chống độc, Bệnh viện Đà Nẵng- Trưởng đoàn y tế Đà Nẵng chi viện Bắc Giang, cho biết: “Sau khi đặt ECMO, bệnh nhân đã ngưng được thuốc vận mạch và cải thiện chỉ số oxy hóa máu. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh vẫn còn nặng vì tổn thương cả tim và phổi”.
Trước đó, ngày 12/6, các bác sĩ tại Trung tâm hồi sức tích cực ICU cũng tiến hành đặt ECMO cho bệnh nhân 67 tuổi. Theo bác sĩ Nguyễn Tấn Hùng, bệnh nhân tỉnh táo, vẫn còn phụ thuộc vào ECMO, phổi đang có chiều hướng cải thiện.
Video đang HOT
Tính đến chiều 15/6, Bắc Giang đang điều trị hơn 4.100 bệnh nhân Covid-19, tại 16 cơ sở y tế, trong đó 17 người tiên lượng nặng. Riêng tại Trung tâm hồi sức tích cực ICU 101 giường đang có 60 bệnh nhân. Trong đó, hơn 25 bệnh nhân đã cai HFNC thành công; 8 bệnh nhân đã âm tính lần 1 và 2 bệnh nhân âm tính lần 2.
Theo Tiểu ban điều trị, cả nước có gần 6.000 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, trong đó 117 người tiên lượng nặng, 52 người rất nặng, 13 ca phải can thiệp ECMO.
'Biến chủng nCoV mới nhẹ hơn, lơ lửng trong không khí rất lâu'
Theo thông tin từ Giám đốc HCDC, biến chủng Delta khiến tốc độ lây nhiễm và tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng ở TP.HCM cao hơn.
Trong buổi họp báo cung cấp thông tin về phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP.HCM chiều 14/6, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), nhận định biến chủng virus Delta B.1.617.2 (phát hiện lần đầu tại Ấn Độ) là sự khác biệt trong đợt dịch mới bùng phát tại TP.HCM.
Ông Dũng chia sẻ lần đầu tiên biến chủng này được phát hiện trên địa bàn thành phố là 2 bệnh nhân ở Công ty TNHH Deloitte Việt Nam (quận 3). Thời điểm này, sự lây lan chưa được thể hiện rõ ràng khi các đồng nghiệp của 2 trường hợp trên không mắc bệnh.
"Tuy nhiên, khi chúng ta phát hiện ổ dịch tại điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng với 7 ca đầu tiên đều nhiễm biến chủng Delta, tốc độ lây lan là hoàn toàn khác biệt so với các biến chủng trước đây có mặt tại Việt Nam", Giám đốc HCDC nói.
Biến chủng mới của virus SARS-CoV-2 là khác biệt trong vụ dịch lần này tại TP.HCM. Ảnh minh họa: Hoàng Giám .
Trước đó, TP.HCM từng ghi nhận sự lây lan nhanh nhất là trong chùm ca bệnh liên quan một quán bar trên địa bàn. Việc tiếp xúc gần là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan trong ổ dịch này.
"Điều này cho thấy các trường hợp nhiễm biến chủng virus trước đó phải tiếp xúc rất gần mới làm lây lan virus", ông Dũng khẳng định.
Tuy nhiên, trong đợt dịch lần này, TP.HCM ghi nhận rất nhiều chùm ca nhiễm trong gia đình, tòa nhà chung cư. Thậm chí, 71 nhân viên trong hơn 300 người cùng làm việc chung một môi trường kín có kết quả dương tính với SARS-CoV-2, tỷ lệ đạt gần 1/4. Con số này cho thấy mức độ lây lan virus với biến chủng Delta rất nhanh.
Giám đốc HCDC cho biết thêm biến chủng Delta khiến bệnh nhân xuất hiện triệu chứng nhanh hơn. Người bệnh chỉ tiếp xúc F0 sau 3 ngày đã có thể xuất hiệu triệu chứng của Covid-19.
Các bệnh nhân tại Bắc Giang và Bắc Ninh thời gian qua đã chứng minh chu kỳ lây nhiễm của virus bị rút ngắn chỉ còn 3 ngày. Sau thời gian này, SARS-CoV-2 có một chu kỳ lây nhiễm mới.
"Với biến chủng tại Anh, chúng ta ghi nhận 80% bệnh nhân không có triệu chứng. Tuy nhiên, với ổ dịch tại điểm nhóm truyền giáo Phục Hưng vừa qua, 66% người được thống kê là có triệu chứng. Chu kỳ lây nhiễm trong 3 ngày kết hợp tỷ lệ xuất hiện triệu chứng cao dẫn đến sự lây nhiễm rất nhanh của biến chủng", vị lãnh đạo này nhận định.
Ngoài ra, ông Dũng cũng lý giải tốc độ lây nhiễm nhanh còn đến từ việc virus được phát tán trong không khí khi "tỷ trọng của virus nhẹ hơn, chúng lơ lửng trong không gian rất lâu sau đó mới rơi xuống bề mặt".
Giám đốc HCDC cũng đánh giá biến chủng Delta của SARS-CoV-2 khá giống virus H1N1 từng xuất hiện tại Việt Nam. Dù vậy, so với H1N1, tỷ lệ xảy ra triệu chứng của biến chủng Delta SARS-CoV-2 vẫn nhỏ hơn.
"Việc biến chủng này có dẫn làm tăng nguy cơ tử vong hay không, chúng tôi vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ do còn đợi kết quả của quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, vấn đề này còn phụ thuộc khá nhiều vào tình trạng bệnh nền của các bệnh nhân Covid-19", ông Dũng cho hay.
Nữ sinh giấu bố mẹ đi chống dịch ở Bắc Ninh "Con biết bố mẹ sẽ lo. Nhưng con mong bố mẹ hiểu cho nhiệm vụ lần này. Con đi trong tự hào và về cũng sẽ thế", Trần Phương Thảo gửi tin nhắn đến bố. Điệu nhảy đầy năng lượng của nữ sinh đi chống dịch tại Bắc Ninh .Kết thúc ngày làm việc căng thẳng giữa tâm dịch, Trần Phương Thảo, sinh...