Bệnh nhân COVID-19 thứ 19 qua cơn nguy kịch, có thể tự ăn uống
Qua hơn 2 tháng điều trị, bệnh nhân thứ 19 (bác ruột bệnh nhân thứ 17) phục hồi tốt, đang thở oxy không xâm nhập, giao tiếp tốt và có thể tự ăn uống.
Ngày 10/5, tại cuộc hội chẩn liên viện về các ca COVID-19 nặng, các chuyên gia cho biết ngoài bệnh nhân 91 (phi công người Anh), trường hợp nặng còn lại là bệnh nhân 19 đang phục hồi tốt.
Bệnh nhân 64 tuổi này không sốt, phổi thông khí rõ, không ran, kiểm soát huyết áp tốt. Bà có thể tự túc ăn cơm, uống nước. Bệnh nhân đang thở oxy không xâm nhập, được bù nước và điện giải, điều trị hỗ trợ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội).
Đây là ca mắc COVID-19 có thời gian điều trị dài nhất. Bệnh nhân nhập viện từ ngày 7/3, đến nay đã hơn 2 tháng nằm viện, không ít lần rơi vào trạng thái nguy kịch, 3 lần ngừng tuần hoàn, phải đặt ECMO, lọc máu.
Hội chẩn liên viện để tìm phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91.
Trong khi đó, đối với bệnh nhân 91, các chuyên gia cho biết ghép phổi là cơ hội cuối cùng, ngoài ra không còn biện pháp điều trị nào hiệu quả. Phổi ghép có thể lấy từ người hiến tặng chết não hoặc người cho còn sống (là thân thân).
Nếu có phổi hiến tặng, các bác sĩ phải đánh giá bệnh nhân về toàn trạng xem có thể ghép được không, phổi người hiến có hòa hợp về nhóm máu, miễn dịch không. Người hiến và người nhận chỉ nên chênh lệch về chiều cao, cân nặng, kích thước lá phổi không quá 20%…
Tại Việt Nam, Bệnh viện 103 có khả năng ghép phổi từ người cho còn sống, Bệnh viện 108 và Bệnh viện Việt Đức có thể ghép phổi từ người hiến chết não.
Video: Nhìn lại 3 tháng chống dịch của Việt Nam
Khai báo y tế gian dối, bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể lĩnh 10 năm tù
Nếu cơ quan điều tra xác định chị N. biết rõ mình bị nhiễm Covid-19 nhưng vẫn trốn tránh, bỏ mặc làm người khác nhiễm bệnh thì có thể bị phạt đến 10 năm tù.
21h30 ngày 6/3, chị N.H.N (26 tuổi, ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội) được xác định là bệnh nhân thứ 17 ở Việt Nam nhiễm Covid-19 và là trường hợp đầu tiên ở Hà Nội dương tính với virus.
Đến nay, 2 người tiếp xúc với N. (lái xe riêng và người bác gái ruột) cùng 10 hành khách đi cùng chuyến bay VN0054 cô gái này được xác định dương tính với Covid-19.
Đáng nói, khi xuống sân bay Nội Bài vào rạng sáng 2/3, mặc dù được lực lượng chức năng yêu cầu khai báo y tế nhưng chị N.H.N. khai báo không trung thực, khẳng định chỉ đi từ Anh chứ không qua Italy dẫn đến việc bỏ lọt ca bệnh nguy hiểm.
Bệnh nhân N.H.N. đang trong phòng áp lực âm để cách ly và điều trị bệnh, sức khỏe ổn định.
Phân tích dưới góc độ pháp lý về sự thiếu ý thức của cô gái này, luật sư Đặng Văn Cường cho hay, dịch bệnh Covid-19 được xếp vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Đây là các bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ thiệt mạng cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.
Khi ở châu Âu, chị N. có biểu hiện đau họng, ho... và tiếp xúc với những người ở vùng dịch thì khi về nước phải thực hiện khai báo và bắt buộc phải cách ly y tế tập trung.
Theo luật sư, việc chị N. (người mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A) từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế thì có thể bị xử phạt 5-10 triệu đồng.
"Trong trường hợp cô N. đi qua hoặc đi đến vùng dịch thì vẫn phải cách ly, nhưng cố tình không khai báo y tế thì sẽ theo mức phạt từ 5-10 triệu đồng", luật sư Cường chia sẻ.
Ngoài ra, luật sư Cương cho rằng, nếu cơ quan điều tra xác định chị N. biết rõ mình bị nhiễm bệnh nhưng vẫn trốn tránh, bỏ mặc dẫn đến hậu quả làm người khác nhiễm bệnh thì còn có thể bị xử lý hình sự về tội Làm lây lan dịch bệnh cho người khác.
"Nếu làm dịch bệnh lây lan cho người khác, buộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ Y tế phải công bố dịch hoặc làm chết người thì nữ bệnh nhân này sẽ phải nhận hình phạt đến 10 năm tù. Nếu làm chết hai người thì hình phạt có thể đến 12 năm tù...", luật sư Cường nhận định.
Bên cạnh đó, nếu những người bị nhiễm bệnh yêu cầu bồi thường thì chị N. còn bị bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại ở đây sẽ được xác định là những thiệt hại thực tế từ tiền thu nhập bị mất, bị giảm sút trong thời gian cách ly, tiền chi phí trong quá trình điều trị, phục hồi sức khỏe và các tổn thất khác về tinh thần, về tài sản trong quá trình cách ly, điều trị...
Theo luật sư Cường, điều quan trọng trước mắt là cơ quan chức năng sẽ tích cực điều trị, chữa trị cho bệnh nhân này khỏi bệnh.
Sau đó, họ sẽ làm rõ hành vi, nhận thức, ý thức chủ quan trong việc trốn tránh kiểm dịch y tế biên giới của người này để xử lý hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
Video: Khử trùng máy bay và cách ly toàn bộ phi hành đoàn chở cô gái nhiễm Covid-19
MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
Hải Phòng: 24 người cùng chuyến bay với bệnh nhân thứ 17 có kết quả âm tính Sở Y tế Hải Phòng vừa thông tin tại cuộc họp trực tuyến của UBND TP.Hải Phòng về kết quả xét nghiệm đối với các trường hợp ở Hải Phòng ngồi cùng chuyến bay của bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid-19. Theo đó, 24 người đi cùng chuyến bay và 18 người khác từng tiếp xúc các trường hợp này đều có kết...