Bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ có thể tán gia bại sản vì chi phí điều trị
Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ không có bảo hiểm y tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ tán gia bại sản vì chi phí điều trị lên đến hàng chục nghìn USD.
Sau khi Quốc hội và chính phủ Mỹ thông qua gói kích thích 2.000 tỷ USD, người dân nước này được xét nghiệm virus corona miễn phí. Tuy nhiên, CNBC cho biết bệnh nhân nhiễm Covid-19 có thể phải tối đa 74.000 USD tiền điều trị nếu không có bảo hiểm y tế.
Theo khảo sát của tổ chức phi lợi nhuận FAIR Health, các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được điều trị trong bệnh viện sẽ phải thanh toán chi phí 42.486-74.310 USD nếu không có bảo hiểm y tế hoặc bệnh viện của họ không liên kết với công ty bảo hiểm.
Nếu nằm viện điều trị 6 ngày, bệnh nhân Covid-19 không có bảo hiểm y tế sẽ phải trả khoảng 73.300 USD.
Các bệnh nhân có bảo hiểm sẽ phải trả một phần trong tổng số tiền thanh toán vào khoảng 21.936-38.755 USD, tùy vào các điều khoản của của hợp đồng bảo hiểm.
Video đang HOT
Bệnh nhân Covid-19 tại Mỹ sẽ phải thanh toán chi phí điều trị khổng lồ. Ảnh: Getty Images.
Trên The Hill, giảng viên luật y tế Allison Hoffman thuộc Trường Luật Đại học Pennsylvania cảnh báo rất nhiều người Mỹ sẽ đối mặt với cảnh phá sản, khánh kiệt sau khi được điều trị Covid-19 tại bệnh viện.
Đến nay, hơn 180.000 người Mỹ đã dương tính với virus corona chủng mới, và con số này chắc chắn sẽ tiếp tục gia tăng. Trong khi đó, tuần qua hơn 3,3 triệu người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vì các công ty đồng loạt đóng cửa.
Bà Hoffman khẳng định Quốc hội Mỹ cần thông qua một gói hỗ trợ mới để giảm áp lực chi phí chữa bệnh cho người dân Mỹ.
“Rất nhiều người sẽ phải trả chi phí điều trị quá lớn cùng thời điểm họ mất việc làm. Nếu Quốc hội không hành động, chi phí điều trị Covid-19 sẽ đẩy rất nhiều gia đình Mỹ vào thảm cảnh”, bà cảnh báo.
CNBC dẫn lời chuyên gia Kim Buckey thuộc tổ chức DirectPath khuyên những người Mỹ dương tính với virus corona nhưng có triệu chứng nhẹ có thể điều trị cách ly tại nhà để tránh trả tiền viện phí khổng lồ.
Các chuyên gia nhấn mạnh rằng người Mỹ có thể tiết kiệm tiền bằng cách giữ gìn sức khỏe, bao gồm ngủ đủ giấc, tập thể dục, ăn uống lành mạnh, rửa tay thường xuyên, khử trùng các bề mặt và giãn cách xã hội.
Phương Thảo
Tư lệnh tối cao NATO phụ trách công tác chống dịch COVID-19
Các ngoại trưởng NATO đã giao cho Tướng Wolters nhiệm vụ nâng cao sự phối hợp giữa 30 quốc gia thành viên để những nguồn cung y tế được chuyển giao một cách nhanh chóng đến các nước có nhu cầu.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo AFP, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày 2/4 đã giao cho Tư lệnh Tối cao, Tướng Tod Wolters của Mỹ nhiệm vụ đẩy mạnh cuộc chiến chống "kẻ thù vô hình" virus SARS-CoV-2.
Các ngoại trưởng NATO đã giao cho Tướng Wolters nhiệm vụ nâng cao sự phối hợp giữa 30 quốc gia thành viên để nguồn cung y tế được chuyển giao một cách nhanh chóng đến các nước có nhu cầu.
Các chuyến bay mang theo thiết bị hỗ trợ cuộc chiến chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện nay cũng sẽ sử dụng tín hiệu của NATO, qua đó được hưởng quyền ưu tiên trên không phận châu Âu.
Phát biểu sau những cuộc thảo luận trực tuyến giữa các ngoại trưởng NATO, Tổng Thư ký Jens Stoltenberg cho biết: "Hôm nay, chúng tôi đã quyết định chỉ định tư lệnh tối cao, Tướng Wolters, điều phối hoạt động hỗ trợ quân sự cần thiết nhằm đối phó với cuộc khủng hoảng, tăng tốc và tăng cường hỗ trợ. Chẳng hạn, việc xác định năng lực không vận để đảm bảo các nguồn cung y tế được chuyển giao, điều phối các năng lực dư thừa hoặc cung cấp và đáp ứng tốt hơn yêu cầu hỗ trợ từ các đồng minh, đối tác"./.
COVID-19: Mỹ vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm Tình hình dịch ở Mỹ tiếp tục diễn biến nghiêm trọng và dự kiến sẽ còn tồi tệ hơn khi đạt đỉnh trong vài tuần tới. Cộng đồng người Mỹ gốc Á tiếp tục đối mặt tình trạng kỳ thị ngày càng tăng. Tính đến ngày 1-4, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) ghi nhận nước này có...