Bệnh nhân Covid-19 sốc vì hóa đơn hơn một triệu USD
Ông Michael Flor, 70 tuổi, ở Seattle, cảm thấy “tim suýt ngừng đập” khi nhận hóa đơn điều trị Covid-19 dài 181 trang, với tổng chi phí hơn 1,1 triệu USD.
Ông Flor đang trong quá trình bình phục tại nhà riêng ở West Seattle thuộc thành phố Seattle, bang Washington, sau khi chiến thắng Covid-19. Tuy nhiên, ông nói rằng “đã suýt chết lần hai” khi biết tổng chi phí điều trị lên tới 1.112.501 USD.
“Tôi mở nó ra xem và thốt lên ‘Ôi Chúa ơi!’”, Flor nói về hóa đơn dài 181 trang của ông.
Nhân viên y tế vỗ tay chúc mừng Michael Flor ra viện tại Trung tâm Y tế Thụy Điển ở thành phố Issaquah, bang Washington, tháng trước. Ảnh: Seattle Times.
Ông Flor đã điều trị Covid-19 tại Trung tâm Y tế Thụy Điển ở thành phố Issaquah, bang Washington, trong 62 ngày và hôn mê phần lớn thời gian. Flor biết chi phí điều trị ở đây khá cao, nhưng hóa đơn thực tế vẫn khiến ông và cả gia đình “sốc”.
Video đang HOT
Chi phí cụ thể bao gồm: 408.912 USD cho 42 ngày nằm phòng chăm sóc đặc biệt, 82.215 USD cho 29 ngày sử dụng máy thở và khoảng 1/4 hóa đơn là tiền thuốc.
Flor còn phải trả thêm 100.000 USD, tương đương 20 trang trong hóa đơn, cho hai ngày bác sĩ “tìm mọi cách” cứu ông, khi tim, phổi và thận đồng loạt bị suy tới mức sắp chết.
Ông cho biết hóa đơn 181 trang của ông gồm gần 3.000 khoản phí nhỏ khác nhau, tương đương khoảng 50 khoản/ngày. May mắn là ông có thể chỉ phải trả một khoản nhỏ trong hóa đơn này vì có bảo hiểm.
Dù vậy, Flor cho biết ông cảm thấy “tội lỗi” vì mình đã sống. “Tôi tự hỏi tại sao lại là tôi? Tại sao tôi phải chịu tất cả chuyện này? Nhìn vào hóa đơn đáng kinh ngạc kia, cảm giác tội lỗi càng tăng thêm”, ông nói.
Flor hiểu rằng chi phí điều trị của ông đang được nhiều người khác trả giúp, như người đóng thuế hay khách hàng bảo hiểm khác, nhưng ông nhận ra một thực tế chi phí điều trị ở Mỹ rất tốn kém.
“Một triệu USD để đổi lấy mạng sống của tôi. Dĩ nhiên, tôi sẽ nói điều này thật tốt. Nhưng tôi cũng biết có thể tôi là người duy nhất nói như vậy”, ông nói.
Người biểu tình chiếm khu phố Mỹ
Hàng trăm người biểu tình đã dựng rào chắn, tạm thời chiếm khu vực ở quận Capitol Hill, thành phố Seattle và gọi đó là "khu tự trị".
Khoảng 500 người đã chiếm một khu vực ở quận Capitol Hill kể từ tối 8/6, khi lực lượng cảnh sát di chuyển rào chắn ngăn đường phố và rời đồn cảnh sát Phân khu phía Đông, nhằm giảm bớt căng thẳng theo đề nghị của giới chức thành phố. Người biểu tình dùng chính hàng rào của cảnh sát để ngăn khu vực và gọi đó là "khu tự trị Capitol Hill".
Cảnh sát trưởng Seattle Carmen Best cho biết Capitol Hill không thể tiếp tục bị chiếm đóng, song cả Best và Thị trưởng Jenny Durkan đều không nói thành phố sẽ lên kế hoạch ra sao để giải tán nhóm biểu tình.
Người biểu tình tập trung tại "khu tự trị Capitol Hill" ở thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ, hôm 11/6. Ảnh: CNN.
Tổng thống Mỹ Donald đã đe dọa sẽ cử quân đội tới Seattle để giải quyết vấn đề này. "Chúng ta sẽ không để điều này xảy ra ở Seattle. Nếu chúng ta phải tới đó, chúng ta sẽ làm như vậy", Trump nói với Fox News hôm 11/6.
"Hãy để thống đốc làm điều đó. Ông ấy có các Vệ binh Quốc gia tuyệt vời. Bằng cách này hay cách khác, điều đó sẽ được thực hiện. Đám người này sẽ không thể chiếm một phần lớn của thành phố tuyệt vời", ông chủ Nhà Trắng nói thêm.
Tuy nhiên, thị trưởng Durkan đã phản đối đề nghị của Trump và cho đó là hành động bất hợp pháp.
"Hành động đưa quân đội vào Seattle là vi hiến và bất hợp pháp", thị trưởng Durkan nói trong cuộc họp báo ở thành phố chiều 11/6. "Không có mối đe dọa nào sắp xảy ra với cuộc xâm chiếm tại Seattle". Durkan nói thêm phần lớn các cuộc biểu tình trong khu vực này đều diễn ra hòa bình.
Dòng chữ sở cảnh sát Seattle Phân khu phía Đông bị người biểu tình sửa thành Cơ quan nhân dân Seattle Phân khu phía Đông hôm 11/6. Ảnh: CNN.
Tối 7/6, một người đàn ông ở Seattle đã lao xe ôtô vào đám đông biểu tình ở quận Capitol Hill, trước khi ra khỏi xe và nổ súng, khiến một số người bị thương. Nghi phạm ngoài 30 tuổi đang bị giam để điều tra.
Những cuộc tuần hành, biểu tình và thậm chí là bạo lực nổ ra trên khắp các thành phố lớn ở Mỹ trong hơn hai tuần qua, sau khi George Floyd, một người da màu, bị cảnh sát ghì chết hôm 25/5.
Người biểu tình chỉnh đốn Vệ binh Quốc gia Mỹ George Floyd phơi bày thất bại cải cách cảnh sát Mỹ Tướng Mỹ hối tiếc vì tháp tùng Trump đến nhà thờ Cảnh sát Mỹ ấm ức giữa làn sóng biểu tình 23 Trump đề xuất tăng cường huấn luyện cảnh sát Mỹ.
Gần 79.000 người chết vì nCoV tại Mỹ Mỹ ghi nhận thêm hơn 1.600 người chết vì nCoV trong 24 giờ qua, nâng tổng số lên 78.532 trong hơn 1,3 triệu ca nhiễm. Thêm 27.649 ca nhiễm tại Mỹ, giảm so với mức 32.191 hôm trước, nâng tổng số lên 1.320.272. Trong số đó 78.532 người chết, tăng 1.604 và thấp hơn mức 2.674 hôm qua. Mỹ là vùng dịch lớn...