Bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ ‘kinh hãi’ nhận hóa đơn điều trị gần 35.000 USD
Chị Danni Askini nhập viện sau khi cảm thấy đau ngực, hụt hơi, đau nửa đầu và sau đó biết mình bị COVID-19. Sau khi ra viện, chị ’sốc toàn tập’ khi nhận hóa đơn gần 35.000 USD.
Các nhân viên y tế làm xét nghiệm COVID-19 cho người bệnh tại bệnh viện Newton-Wellesley ở Newton, bang Massachusetts, Mỹ ngày 18-3-2020 – Ảnh: AFP
Tình huống éo le xảy ra với nữ bệnh nhân COVID-19 này vừa được chia sẻ trên tạp chí Time.
Theo đó chị Danni Askini cảm thấy những triệu chứng bất ổn nói trên từ cuối tháng 2 và đã gọi điện hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị bệnh lymphoma (ung thư hạch bạch huyết) cho chị.
Bác sĩ điều trị thoạt tiên tưởng chị có phản ứng không tốt với một loại thuốc mới nên gửi chị Askini tới phòng cấp cứu ở Boston. Tại đây, bác sĩ nói chị có thể bị viêm phổi và cho về nhà.
Nhiều ngày sau đó, chị Askini thấy thân nhiệt tăng, giảm bất thường, chị cũng bị ho. Sau vài lần trở lại phòng cấp cứu, chị Askini được xét nghiệm và 10 ngày sau đó biết mình đã bị COVID-19.
Điều đáng nói vài ngày sau đó chị Askini nhận được hóa đơn xét nghiệm và điều trị COVID-19 là 34.927,43 USD.
Video đang HOT
“Tôi quá kinh hãi”, chị nói”. “Bản thân tôi không quen ai có được số tiền lớn như vậy”, chị tiếp.
Giống như 27 triệu người Mỹ khác, chị Askini không có bảo hiểm khi tới bệnh viện.
Chị và chồng chị đang lên kế hoạch tháng này chuyển tới sống tại thủ đô Washington, D.C. để có thể nhận việc mới. Nhưng chị vẫn chưa bắt đầu công việc này.
Giờ thì mọi kế hoạch đang phải tạm ngưng. Chị Askini cũng đã nộp đơn đăng ký bảo hiểm Medicaid và đang hi vọng bảo hiểm này sẽ chi trả các hóa đơn y tế cho chị. Nhưng nếu bảo hiểm không chi trả, chị sẽ phải ôm khoản nợ khủng đó.
Các chuyên gia y tế cộng đồng của Mỹ dự đoán sẽ có hàng chục ngàn, hoặc thậm chí có thể là hàng triệu người khác trên toàn nước Mỹ sẽ cần phải nhập viện điều trị COVID-19 trong tương lai gần.
Ngày 18-3, quốc hội Mỹ đã thông qua luật giúp trang trải chi phí xét nghiệm COVID-19, nhưng không bao gồm phí điều trị bệnh này.
Mặc dù theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hầu hết người bệnh COVID-19 không cần nhập viện và có thể tự bình phục ở nhà, nhưng với những người phải điều trị tại phòng hồi sức tích cực (ICU), họ gần như chắc chắn phải đối mặt với những hóa đơn “khủng” như chị Askini, bất kể việc họ đã có bảo hiểm.
Theo một phân tích của tổ chức Kaiser Family Foundation, trung bình chi phí điều trị với một người bệnh COVID-19 ở Mỹ đã được chủ lao động mua bảo hiểm (và không gặp những biến chứng nào khác) vào khoảng 9.763 USD.
Những người phải điều trị thêm các biến chứng có thể phải thanh toán hóa đơn gấp đôi mức đó là 20.292 USD.
Các nhà nghiên cứu đưa ra mức phí trung bình ước tính này căn cứ trên các phí trung bình nhiều cơ sở bệnh viện đang áp dụng với người bệnh bị viêm phổi.
D. KIM THOA (tuoitre.vn)
NASA tiết lộ hình ảnh băng tan kỷ lục tại Nam Cực
Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cảnh báo nhiệt độ tại Nam Cực trong tháng 2 đạt mức cao kỷ lục dẫn đến tình trạng băng đang tan chảy với tốc độ đáng báo động.
Trạm quan sát Trái Đất của NASA vừa công bố hai bức ảnh được chụp từ vệ tinh Landsat cách nhau 8 ngày (ngày 4-2 và 13-2) cho thấy lượng băng thay đổi nhanh chóng trên đảo Eagle tại Nam Cực.
Hình ảnh trước và sau đã chỉ ra rằng lượng băng tuyết đang giảm mạnh dọc theo mũi phía bắc của đảo Eagle. Ở bức ảnh sau còn lộ ra một vùng đất lớn và những ao nước nhỏ màu xanh sáng do băng tan chảy ở vùng giữa đảo.
Hai bức ảnh được chụp từ vệ tinh Landsat 8 ngày 4-2 và 13-2.
Cơ sở nghiên cứu Esperanza của Argentina, nằm cách đảo Eagle khoảng 40km, ghi nhận nhiệt độ tại Nam Cực ngày 6-2 là 18,3C. Đây là mức nhiệt cao nhất của khu vực kể từ khi con người bắt đầu thu thập dữ liệu về khí hậu của Nam Cực. Kỷ lục trước đó là 17,5C được thiết lập vào ngày 24-3-2015.
Theo tính toán của NASA, cũng trong ngày 6-2, lượng băng tuyết trên đảo Eagle đã giảm 2,54cm và trong 1 tuần sau đó đã giảm 10,2cm trong vòng 1 tuần. Mức tan chảy trên khiến hòn đảo mất 20% lượng tuyết trong mùa này.
Ông Mauri Pelto, nhà nghiên cứu sông băng tại Đại học Nicholas, bang Massachusetts, Mỹ cho hay, lượng băng tan chảy nhanh cả ở Alaska và Greenland, chứ không chỉ riêng Nam Cực. Nguyên nhân chính là do nhiệt độ trung bình cao. Hiện tượng này chưa từng xảy ra tại Nam Cực cho tới thế kỷ 21 thì giờ lại trở nên phổ biến.
Các luồng khí nóng được ghi nhận tại khu vực xung quanh Nam Cực vào ngày 9-2.
Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) gọi Nam Cực là một trong những nơi có nhiệt độ tăng nhanh nhất trên Trái Đất. Theo WMO, khu vực này ghi nhận nhiệt độ tăng gần 1,5C trong 50 năm qua. Hầu hết các sông băng tại đây đang tan chảy.
Gần đây, các nhà khoa học cũng tìm thấy nguồn nước ấm phía dưới sông băng Thwaites tại Nam Cực. Đây là con sông băng có lượng băng tan nhanh nhất thế giới. Trong trường hợp băng trên sông Thwaites tan hết, mực nước biển toàn cầu có thể dâng cao tới 92cm.
MAI HÀ
Theo qdnd.vn/CBS News
Cặp vợ chồng can đảm đuổi theo kẻ bắt cóc, giải cứu bé gái 11 tuổi Phát hiện nghi phạm bắt cóc cô bé 11 tuổi, đôi vợ chồng can đảm quyết định đuổi theo ngăn cản trong khi trên xe vẫn đang có mặt 5 đứa con nhỏ dại. Tối ngày 15/1, Benny Correa và Amanda Disley đang trên đường về nhà sau bữa tối với người thân ở Brimfield, bang Massachusetts (Mỹ) thì bắt gặp một chiếc...