Bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Giang tổn thương phổi rất nặng, phải thở máy
Người này đã phải chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản vào sáng nay.
Bệnh nhân 793 (nam, 58 tuổi, ở Bắc Giang) là ca Covid-19 nặng nhất miền Bắc hiện nay.
Tối 24/8, bác sĩ Võ Đức Linh, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho biết, sau khoảng 2 tuần điều trị, tổn thương phổi của người bệnh vẫn đang diến biến nặng lên. Bên cạnh đó, người này còn bội nhiễm thêm các vi khuẩn, nấm.
Sáng 24/8, phổi của bệnh nhân tiếp tục xấu đi, cơ hô hấp yếu dẫn đến suy hô hấp nặng, phải chuyển từ thở máy không xâm nhập sang thở máy xâm nhập qua ống nội khí quản.
Bác sĩ Linh nhấn mạnh, tổn thương phổi của bệnh nhân 793 hiện rất xấu, thậm chí nặng và phức tạp hơn trường hợp bệnh nhân 812 trước đây.
Các bác sĩ đang cố gắng tìm nguyên nhân chính của tình trạng này (có thể do virus SARS-CoV-2 hoặc do người bệnh suy giảm miễn dịch, dễ nhiễm các căn nguyên khác như vi khuẩn, nấm). Hiện tại, bệnh nhân đã được dùng kháng sinh và kháng nấm bên cạnh việc duy trì thở máy.
“Trong thời gian tới, người bệnh cần được đánh giá một cách toàn diện, trong đó theo dõi sát tình trạng hô hấp, huyết động,…Thời gian điều trị dự tính có thể kéo dài”, bác sĩ Linh thông tin.
Video đang HOT
Bác sĩ Phạm Văn Phúc, Khoa Hồi sức tích cực cho biết thêm, về tiên lượng, các bác sĩ chưa thể khẳng định điều gì với trường hợp này: “Bệnh nhân vừa được đặt ống thở máy, quan trọng nhất là trong những ngày tới có đáp ứng thở máy hay không. Song song với việc điều trị, chúng tôi vẫn đang tiếp tục làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân để kịp thời khu trú”.
Bệnh nhân 793 đã được chuyển sang thở máy xâm nhập từ sáng 24/8 – Ảnh: N.Liên
Ngoài bệnh nhân 793, hai trường hợp nặng khác là bệnh nhân 812 và bệnh nhân 867 đều đang có những diễn biến rất tích cực.
Bệnh nhân 812 (nam, 63 tuổi, nhân viên giao pizza tại cửa hàng số 106 Trần Thái Tông) từng là ca Covid-19 nặng nhất miền Bắc khi phải thở máy xâm nhập. Đến nay, bệnh nhân đã được rút ống nội khí quản và chuyển sang thở oxy qua gọng kính.
Bác sĩ Linh cho biết, thể trạng bệnh nhân đang tương đối ổn, đã ăn uống được, ngủ tốt, tình trạng nhiễm trùng có xu hướng giảm, phổi tiến triển tốt hơn. Ngày 21/8, người này có kết quả xét nghiệm âm tính nCoV.
Hướng điều trị thời gian tới của người bệnh là tiếp tục dùng kháng sinh đủ liệu trình. Sau đó, các bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nhiễm trùng để xem xét dừng kháng sinh và theo dõi tình trạng tổn thương phổi để dừng thở oxy kính.
Bệnh nhân 867 (nam 63 tuổi, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, Hải Dương) là trường hợp có tiến triển rõ rệt nhất. Người bệnh đã dừng thở oxy, hiện chỉ thở khí phòng. Bệnh nhân ăn uống tốt, ngủ tốt, không sốt, phổi có xu hướng tốt lên.
Tuy nhiên, ngày 21/8, người này có kết quả xét nghiệm dương tính SARS-CoV-2 trở lại.
Các bác sĩ cho biết đang tiếp tục theo dõi sát tình trạng tổn thương phổi của người bệnh và chờ kết quả SARS-CoV-2 âm tính.
Đến tối 24/8, Việt Nam ghi nhận 1022 ca Covid-19, trong đó 588 trường hợp đã được chữa khỏi. Số ca tử vong liên quan Covid-19 hiện là 27 người, đều là những người có bệnh nền như ung thư, suy thận mạn, tăng huyết áp, đái tháo đường…
Người Hà Nội vào TP.HCM không cần cách ly
TP.HCM bỏ những trường hợp từng có mặt tại Bệnh viện E Hà Nội ra khỏi danh sách người cần cách ly tập trung khi đến TP.HCM sau khi bệnh nhân 994 âm tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi với Zing sáng 21/8, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) Nguyễn Trí Dũng cho biết những trường hợp từng có mặt tại Bệnh viện E Hà Nội không còn nằm trong nhóm phải cách ly tập trung khi đến thành phố.
Những người ở Hà Nội từ ngày 6/8 vào TP.HCM được khuyến cáo tự theo dõi sức khỏe tại nhà.
Quyết định trên được đưa ra sau khi Bộ Y tế rút bệnh nhân thứ 994, từng điều trị tại Bệnh viện E, ra khỏi danh sách những người mắc Covid-19. Khu vực Bệnh viện E cũng được gỡ phong tỏa từ chiều 20/8.
Bệnh nhân 994 được Bộ Y tế công bố mắc Covid-19 sáng 20/8. Chiều cùng ngày, ông Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cho biết người này được xét nghiệm lại nhiều lần bằng các phương pháp khác nhau và đều có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Theo phương án mới nhất của HCDC, trường hợp được yêu cầu cách ly tập trung khi tới TP.HCM gồm toàn bộ người có mặt tại Đà Nẵng từ 6/8, người có mặt tại thành phố Hải Dương từ 14/8, người từng đến Hội An từ 14/8, người từng tới các xã Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) từ 15/8, người tới thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) từ 10/8 đến nay.
Khu kiếm dịch y tế tại sân bay Tân Sơn Nhất. Ảnh: Quỳnh Danh.
HCDC cũng yêu cầu tự cách ly tại nhà đối với người từng tới Hải Dương trong khoảng thời gian từ 7-13/8, người từng tới thành phố Hội An từ 7-13/8, người từng tới các xã Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên, Thăng Bình (tỉnh Quảng Nam) từ 8-14/8, người có mặt tại thành phố Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) từ 3-9/8.
Từ ngày 19/8, HCDC có công văn gửi 24 quận, huyện về việc giám sát y tế bắt buộc đối với người từ các tỉnh, thành phố đang có ca mắc Covid-19 hoặc đang thực hiện giãn cách xã hội, gồm: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị.
Cách ly tập trung được áp dụng với những người tiếp xúc gần bệnh nhân Covid-19 hoặc đến từ khu vực đang giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Các trường hợp này phải khai báo tại khu cách ly quận, huyện hoặc thành phố và được lấy mẫu xét nghiệm.
40 F1 của bệnh nhân ở Bắc Giang âm tính với SARS-CoV-2 Đại diện CDC Quảng Ninh cho biết 40 trường hợp ở tỉnh có tiếp xúc với bệnh nhân Covid-19 tại Bắc Giang đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Ngày 6/8, đại diện Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh thông tin về các trường hợp F1 liên quan đến bệnh nhân số 673 N.V.T. (nam, 34 tuổi) trú tại...