Bệnh nhân Covid-19 khai gian dối trước khi Tòa hướng dẫn, có bị xử hình sự?
Xung quanh Công văn của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn xử lý các tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19, PV có trao đổi với Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương.
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ (ảnh quochoi.vn).
Trao đổi với PV Dân Việt, Thiếu tướng, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội (ông nguyên là Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương) cho biết:
Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, một số người thiếu ý thức trong công tác phòng, chống dịch gây tiềm ẩn nguy cơ đối với cộng đồng, thậm chí có người còn lợi dụng thông tin thất thiệt kiểu phá hoại, việc Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ra văn bản hướng dẫn kịp thời việc xét xử những loại tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19 có ý nghĩa rất lớn.
Thứ nhất, để thống nhất nhận thức chung trong toàn ngành TAND khi xét xử tội phạm liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19.
Thứ hai, thông qua phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân, để mọi người biết rằng hành vi như vậy là vi phạm pháp luật.
“Tôi đánh giá cao việc Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao có Công văn số 45/TANDTC-PC gửi Tòa án các cấp và các đơn vị trực thuộc hướng dẫn xử lý các tội phạm liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19. Điều này có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung cho người dân, đảm bảo việc chấp hành pháp luật nói chung và việc phòng, chống dịch Covid-19 nói riêng”, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói.
PV đặt câu hỏi, đối với những trường hợp nhiễm Covid-19, trước đây họ khai báo gian dối gây khó khăn cho cơ quan chức năng nhưng hành vi xảy ra trước khi Tòa có công văn hướng dẫn liệu cơ quan chức năng có thể hồi tố để xử lý hình sự?
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ cho biết: Vấn đề ở đây không phải là câu chuyện hồi tố, vấn đề là hành vi của người bệnh đã khai báo y tế gian dối, còn việc Nhà nước chưa xem xét xử lý là do tính nhân đạo, để họ chữa khỏi bệnh trước. Khi người bệnh chữa xong, cơ quan chức năng xem xét lại hành vi của họ trước đó nếu vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật, đó là điều bình thường.
Việc xử lý được hay không không phải chờ có Công văn số 45 hướng dẫn, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy định (tội danh liên quan đến hành vi làm lây lan dịch bệnh đã có từ Bộ luật Hình sự năm 1985, đến Bộ luật Hình sự năm 1999 và sửa đổi bổ sung một số điều vào năm 2009 đến Bộ luật Hình sự năm 2015 đều được ghi nhận lại).
Đề cập tới hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây hoang mang dư luận, theo Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ, chúng ta cần phải truy tố một vài trường hợp làm điểm để giáo dục, răn đe và phòng ngừa chung.
“Việc đối tượng nào đó lợi dụng tự do dân chủ thực hiện hành vi gây nguy hiểm, gây hoang mang cho xã hội, thiệt hại do tội phạm này gây ra không chỉ về vật chất mà còn thiệt hại về tinh thần. Thậm chí có nhiều người khi viết facebook về dịch bệnh còn có hiện tượng vu khống. Trong thời gian qua, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, ngành y tế, quân đội, công an và các cơ quan chức năng vào cuộc phòng, chống dịch Covid-19 một cách quyết liệt, nhiều người lao tâm, khổ tứ, nhiều người phải hy sinh lợi ích của mình vì mục đích chung, thế nhưng nhiều đối tượng đã không biết trân trọng còn suốt ngày đặt điều, đưa ra những luận điệu, những điều không tốt, gây bất lợi cho cộng đồng.
Hành vi nêu trên không phải chúng ta không xử lý hình sự được, cũng không phải chờ hướng dẫn của TAND Tối cao mới xử được mà lâu nay chúng ta còn nương nhẹ chỉ xử lý hành chính rồi yêu cầu họ gỡ bỏ bài viết sai sự thật. Khi việc xử lý hành chính đã nhiều, việc tuyên truyền cũng được đẩy mạnh nhưng việc vi phạm không giảm thì cũng cần phải xử lý hình sự làm điểm để mức độ răn đe, giáo dục và phòng ngừa cao hơn”, Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nói.
Số người chết vì tai nạn giảm sâu sau 2 tuần tăng phạt nồng độ cồn
Thống kê được lãnh đạo Cục CSGT đưa ra sau khi xử lý 6.279 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, thu về hơn 21 tỷ đồng tiền phạt.
Chiều 16/1, tại buổi họp báo công bố kết quả 2 tuần triển khai Nghị định 100/2019 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông, thiếu tướng Lê Xuân Đức (Phó cục trưởng Cục CSGT) cho biết số vụ tai nạn giao thông (TNGT) đã giảm sâu sau 15 ngày triển khai nghị định.
Cụ thể, cả nước xảy ra 322 vụ TNGT, làm chết 249 người, bị thương 158 người. So với 2 tuần liền kề trước đó, số vụ TNGT giảm 31 vụ (8,8%), giảm 38 người chết (13,2%) và 37 người bị thương (22,6%).
Thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó Cục trưởng Cục CSGT. Ảnh: Ngọc Tân.
Đại diện Cục CSGT vui mừng thông báo trong 2 tuần qua không có tai nạn nghiêm trọng liên quan đến rượu bia. Các bệnh viện cũng ghi nhận số ca nhập viện do TNGT giảm rõ rệt.
Trong 2 tuần triển khai, CSGT toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 54.892 trường hợp vi phạm trật tự ATGT, phạt tiền 49,7 tỷ đồng. Tính riêng các vi phạm về nồng độ cồn là 6.279 trường hợp, phạt hơn 21 tỷ đồng.
"Người dân đã có sự cân nhắc rõ ràng về mức phạt trước khi dùng bia rượu. Trách nhiệm tuân thủ pháp luật được nâng lên, đặc biệt đối với công chức, lực lượng vũ trang", thiếu tướng Đức nhận định.
Ông cho biết được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và lãnh đạo Bộ Công an, lực lượng CSGT sẽ thực hiện nghiêm túc, xử lý tận gốc để người dân nhận thức rõ tác hại của rượu bia.
Đồ họa: Phượng Nguyễn.
Cũng trong sáng 16/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành chỉ thị tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019. Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không can thiệp hoặc để xảy ra can thiệp làm sai lệch kết quả xử lý vi phạm, dẫn đến tiêu cực.
Bộ Công an có trách nhiệm chỉ đạo lực lượng tập trung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về trật tự ATGT theo Nghị định 100/2019, đặc biệt trong dịp cao điểm Tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội xuân.
Tài xế bật khóc khi bị kiểm tra nồng độ cồn
Người đàn ông bật khóc khi CSGT dừng xe để kiểm tra nồng độ cồn. Với kết quả 0,501 mg/l khí thở, tài xế bị phạt 7 triệu đồng, tước GPLX 23 tháng và tạm giữ phương tiện 7 ngày.
Theo news.zing.vn
Nữ ĐBQH, Phó Cục trưởng Công an được Chủ tịch nước thăng hàm tướng Bà Nguyễn Thị Xuân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách Hành chính, Tư pháp của Bộ Công an đã được Chủ tịch nước thăng cấp hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng. Bà Nguyễn Thị Xuân (đứng cạnh Đại tướng Tô Lâm) nhận quyết định thăng cấp hàm Thiếu tướng (ảnh báo An ninh Hải phòng). Mới đây, trong số...