Bệnh nhân Covid-19 hội ngộ ân nhân cho huyết tương cứu mình qua cửa tử
“Bạn chỉ muốn giúp đỡ người khác nếu có thể”, David Herrmann – người sống sót từ Covid-19 rồi tiếp tục hiến huyết tương cứu bệnh nhân khác – nói.
Sau khi hồi phục từ Covid-19, David Herrmann (người Mỹ) nhận thấy mình có khả năng giúp đỡ bệnh nhân khác bằng cách cho đi huyết tương.
Đến nay, anh đã 5 lần hiến huyết tương tại Trung tâm Máu và Mô South Texas ở thành phố San Antonio (bang Texas). Anh dự định tiếp tục hiến tặng nhiều nhất có thể để cứu sống càng nhiều người càng tốt.
“Bạn cảm thấy bất lực, rồi lại nhìn những người bị căn bệnh giày vò. Không có phương pháp chữa trị, không vaccine. Tất cả điều họ có là máy thở”, Herrmann nói trong cuộc phỏng vấn với ABC News.
“Bạn chỉ muốn giúp đỡ họ nếu có thể”, anh nói.
Nhờ sự kết nối từ Trung tâm Máu và Mô South Texas, Herrmann cuối cùng có cơ hội gặp mặt một trong những người nhận huyết tương của mình – Jimmie Hayden.
Video đang HOT
Người hiến huyết tương David Herrmann (phải) gặp một trong những người nhận huyết tương của mình, Jimmie Hayden, qua cuộc trò chuyện video.
Vào đầu tháng 4, ABC News biết về trường hợp của Hayden trong cuộc phỏng vấn với vợ anh – Ashley. Khi đó, Ashley cho biết Hayden – người yêu từ thời trung học của cô – phải thở máy và không có dấu hiệu tiến triển cho đến khi nhận được huyết tương hiến tặng.
Hiện, Hayden không còn phải thở máy, được về nhà đoàn tụ với vợ con và tự hồi phục.
Ngày 27/4, Hayden và Herrmann lần đầu gặp gỡ thông qua cuộc gọi video.
Hayden nói với Hermann: “Không có lời cảm ơn nào trên thế giới này đủ để diễn tả những gì anh đã giúp đỡ tôi và gia đình”.
“Mỗi lần nhìn vợ và các con, tôi lại nghĩ đến anh. Tôi thật sự thấy may mắn và biết ơn. Cuộc sống của tôi đã thay đổi mãi mãi”, người đàn ông vừa sống sót từ Covid-19 nói thêm.
Cả Hayden và Hermann đều hy vọng việc chia sẻ câu chuyện của mình sẽ khuyến khích những người hồi phục từ Covid-19 hiến huyết tương cho bệnh nhân khác.
Hayden tin rằng việc nhận được huyết tương đã cứu mạng mình và mong muốn có thể hiến tặng vào ngày gần nhất.
“Khi có thể làm điều đó, tôi sẽ là người đầu tiên xếp hàng”, anh nói với ABC News.
Về phần người vợ Ashley, thông điệp cô gửi tới Herrmann – ân nhân cứu sống chồng mình – rất đơn giản: “Anh là người hùng của chúng tôi”.
Thiên Nhi
Chuyên gia y tế Mỹ kêu gọi loại bỏ quy định hiến máu lỗi thời
Hơn 500 chuyên gia y tế ở Mỹ đã cùng viết thư bày tỏ lo ngại về quy định hạn chế hiến máu với người đồng tính trong bối cảnh thiếu máu vì dịch Covid-19.
Bất kỳ quy tắc nào ngăn người đồng tính hiến máu đều lỗi thời - ẢNH: REUTERS
Hoàn toàn hồi phục sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, Lukus Estok đến bệnh viện ở New York (Mỹ) với mong muốn hiến huyết tương của mình cho các nghiên cứu thử nghiệm giúp điều trị Covid-19. Tuy nhiên, người đàn ông này đã vô cùng thất vọng vì bị từ chối sau khi tiết lộ với điều dưỡng rằng mình là người đồng tính.
Brennon Mendez, sinh viên Trường luật Yale, cũng gặp tình huống tương tự khi muốn hiến máu ở California. "Chờ đợi mấy năm nay để được hiến máu, nhưng giờ tôi cảm thấy bị xúc phạm nặng nề", Mendez chia sẻ với The Guardian ngày 18.4.
Năm 1983, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) ban hành quy định cấm tiếp nhận máu từ những người đồng tính nam và lưỡng tính, đối tượng bị ảnh hưởng nhất trong giai đoạn đầu khởi phát dịch AIDS, do lo sợ lây nhiễm HIV vào nguồn cung cấp máu. Năm 2015, cơ quan này nới lỏng quy định, cho phép tiếp nhận máu từ những người đàn ông đã ít nhất 12 tháng chưa quan hệ tình dục đồng giới.
Ngày 2.4, sau khi số lượng người hiến máu giảm nhanh do ảnh hưởng của dịch bệnh, FDA thông báo rút ngắn thời gian hạn chế, xuống còn 3 tháng. Tuy nhiên, bà Kate Fry - Giám đốc điều hành Trung tâm máu của Mỹ - ước tính sẽ mất khoảng 3 tháng để các trung tâm máu tuyến dưới cập nhật quy định.
Cho rằng nỗ lực điều chỉnh của FDA là chưa đủ, hơn 500 bác sĩ, nhà nghiên cứu và chuyên gia y tế ngày 16.4 cùng ký tên kêu gọi loại bỏ hoàn toàn hạn chế đối với những người đồng tính nam và lưỡng tính. Bức thư do các bác sĩ và chuyên gia y tế hàng đầu tại California, Đại học Harvard, Đại học Florida soạn thảo khẳng định rằng bất kỳ quy tắc nào ngăn người đồng tính nam và lưỡng tính hiến máu đều lỗi thời và mang nặng tính phân biệt đối xử. Các bác sĩ muốn FDA hành động ngay để giảm thời gian chờ đợi của người muốn hiến máu và tăng số lượng huyết tương cần cho các nghiên cứu liên quan đến Covid-19.
GLAAD, nhóm vận động quyền cho người LGBTQ , tin rằng các công nghệ xét nghiệm máu hiện đại có thể phát hiện chắc chắn HIV chỉ sau vài ngày, vì thế không cần phải đợi đến 3 tháng để được hiến máu. Học viện Williams (Mỹ) năm 2014 công bố nghiên cứu cho thấy việc bãi bỏ hoàn toàn các hạn chế hiến máu đồng tính và song tính có thể mang lại hơn nửa triệu đơn vị máu mỗi năm.
Ngọc Minh Khuê
Bác sĩ bị cấm hiến máu giúp bệnh nhân mắc virus vì là người đồng tính Huyết tương từ người đã khỏi bệnh giúp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân nhiễm virus. Tuy nhiên, một bác sĩ ở Mỹ đã hồi phục không được phép làm vậy vì là người đồng tính nam. Jack Turban, một bác sĩ ngoại trú ở Bệnh viện bang Massachusetts (Mỹ) từng mắc virus corona chủng mới, lên tiếng phản đối sau khi...