Bệnh nhân Covid-19 được xuất viện khi nào?
Bác sĩ sẽ công bố bệnh nhân khỏi Covid-19 khi hết sốt, không còn các triệu chứng lâm sàng và có 3 lần xét nghiệm âm tính với virus.
Theo Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 của Bộ Y tế được cập nhật vào ngày 29/7, tiêu chí đánh giá người nhiễm SARS-CoV-2 khỏi bệnh có một số điểm mới. GS.TS Nguyễn Văn Kính, nguyên Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Chủ tịch Hội Truyền nhiễm Việt Nam, phân tích vì sao Bộ Y tế bổ sung các tiêu chuẩn này.
Về mặt lâm sàng, bệnh nhân phải hết sốt tối thiểu 3 ngày. Các triệu chứng của Covid-19 như ho, tức ngực, khó thở… cải thiện, toàn trạng tốt, dấu hiệu sinh tồn ổn định, chức năng của các cơ quan bình thường.
Về kết quả xét nghiệm, người bệnh phải cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2 trong 3 lần. Ba mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR, mỗi lần cách nhau ít nhất 24 giờ. Đây là điểm khác so với phác đồ điều trị được công bố vào tháng 3. Trước đó, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh sau 2 lần âm tính.
Bệnh nhân Covid-19 có kết quả xét nghiệm âm tính với virus 3 lần được xem xét công bố. Ảnh: Duy Hiệu.
GS Nguyễn Văn Kính cho biết: “Trong giai đoạn một, chúng ta từng gặp nhiều trường hợp cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 sau khi đã âm tính ở 2 lần xét nghiệm trước đó”.
Thông thường, ngay khi có kết quả, bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh và tự cách ly tại nhà. Tuy nhiên, thời điểm đó, số lượng người bệnh còn ít. Các cơ sở y tế đã giữ những người này lại để cách ly thêm 14 ngày. Họ bất ngờ cho kết quả dương tính với virus ở những ngày cuối. Qua điều tra dịch tễ, những người trong phòng cách ly với bệnh nhân này đều không nhiễm bệnh.
Video đang HOT
“Dù công tác xét nghiệm rất chính xác, kết quả lên tới 99,8%, một vài axit amin của virus cũng sẽ cho kết quả dương tính. Chúng tôi vẫn quyết định làm 3 lần để đảm bảo nhất”, giáo sư này cho biết.
Theo phác đồ điều trị mới nhất của Bộ Y tế, các bệnh nhân phải tiếp tục cách ly và theo dõi sức khỏe tại nhà trong 14 ngày sau khi xuất viện. Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh cần quay lại cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị. GS Kính nhận định chúng ta không được chủ quan nhưng cũng hạn chế giữ những trường hợp này lâu trong bệnh viện.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo người không có triệu chứng của Covid-19 cần cách ly và điều trị trong 10 ngày. Đối với trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 đã được điều trị ổn định, thời gian cách ly là 14 ngày.
Tuy nhiên, Việt Nam không áp dụng khuyến cáo này. GS Nguyễn Văn Kính phân tích: “Chúng ta phải kéo dài thời gian cách ly với tất cả trường hợp mang yếu tố dịch tễ để đảm bảo an toàn cho cộng đồng”.
Ngoài ra, vị giáo sư này khẳng định Việt Nam sẽ đưa tất cả bệnh nhân Covid-19 vào cách ly và tổ chức điều trị để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Một số quốc gia trên thế giới hiện nay chỉ cấp cứu cho các bệnh nhân nặng. Những người không có triệu chứng, mắc bệnh ở mức độ nhẹ đều được yêu cầu cách ly và tự điều trị tại nhà.
Rụng tóc, vấn đề mới của bệnh nhân Covid-19
Căng thẳng trong thời gian dài, sốt cao, mệt mỏi, nhiều bệnh nhân Covid-19 rụng gần hết tóc.
Juli Fisher, nữ y tá người Mỹ nhiễm nCoV hồi tháng 3. Cô trải qua gần hết những triệu chứng mà một bệnh nhân Covid-19 mắc phải, song rất ngạc nhiên khi thấy tóc rụng ngày càng nhiều sau vài tuần mắc bệnh.
"Tôi bắt đầu thấy từng nhúm tóc rụng ra khi tắm. Ban đầu tôi nghĩ do dầu gội kém chất lượng, nhưng khi tóc rụng ngày một nhiều, tôi biết cơ thể mình có vấn đề", Fisher cho biết.
Cô tìm đến các hội nhóm bệnh nhân trên Facebook, phát hiện mình không phải bệnh nhân Covid-19 duy nhất gặp vấn đề về tóc. "Khi biết người khác trong nhóm cũng rụng tóc, tôi nhận ra tình trạng này có liên quan đến nCoV", Fisher chia sẻ.
Rachel Baum, sống tại New York có các triệu chứng Covid-19 hơn 100 ngày qua. Bà cũng bị rụng tóc.
"Tôi đã rụng rất nhiều tóc và nghĩ tuyến giáp gặp vấn đề. Nhưng bác sĩ nội tiết đo các chỉ số tuyến giáp vẫn ổn. Vì thế, việc rụng tóc chỉ có thể do Covid-19, hoặc tuổi tác, hoặc do cả hai yếu tố", người phụ 64 tuổi kể lại. Bà đã mua ba bộ tóc giả để dùng trong thời gian tới.
Fisher và Baum chỉ là hai trong số rất nhiều bệnh nhân Covid-19 báo cáo bị rụng tóc. Mối liên hệ giữa rụng tóc và căn bệnh đã giết chết hơn 600.000 người đang dần được báo cáo và công nhận trong các nghiên cứu gần đây.
Theo Viện Da liễu Mỹ, rụng tóc có thể bởi yếu tố di truyền, tuổi tác, mất cân bằng nội tiết tố... do thuốc thang, căng thẳng. Các chuyên gia cho hay phần lớn bệnh nhân Covid-19 gặp tình trạng rụng tóc kiểu TE (telogen effluvium) - một tình trạng tạm thời do căng thẳng thể chất hoặc tinh thần, sốt cao, bệnh tật, hoặc sụt cân gây ra.
Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại bệnh viện ở Brooklyn hồi tháng 3. Ảnh: NY TImes
Nếu người hói đầu chỉ rụng tóc phần đầu trước trán, hay người bình thường rụng 50-100 sợi tóc mỗi ngày, bệnh nhân rụng tóc kiểu TE sẽ rụng một lượng lớn tóc ở khắp vùng đầu.
"Chu kỳ sống của tóc chia làm ba giai đoạn. Trong cùng một thời điểm, 90% số tóc trong giai đoạn phát triển, 5% nghỉ ngơi, 10% rụng", bác sĩ Sara Hogan, giảng viên lâm sàng khoa học sức khỏe tại Trường Y David Geffen, Đại học California, Los Angeles, nói.
"Rụng tóc kiểu TE liên quan đến các bệnh nặng, rối loạn tự miễn dịch, đột quỵ hoặc đau tim", Gregory A. Poland, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Mayo Clinic, phát ngôn viên Hiệp hội Bệnh Truyền nhiễm Mỹ nói. "Loại này xảy ra khi con người vô cùng căng thẳng".
Khi một người bị căng thẳng hoặc gặp cú sốc lớn, 50% số tóc sẽ "nhảy" từ giai đoạn phát triển tới giai đoạn rụng và cần từ ba đến 5 tháng để kết thúc chu kỳ này. "Do đó, sau khoảng ba đến 5 tháng, bệnh nhân Covid-19 sẽ bắt đầu thấy tóc rụng, trùng với mốc thời gian tính từ khi dịch mới bắt đầu đến nay".
Hogan cho hay cô đã đoán trước tình trạng rụng tóc sẽ xuất hiện vào thời điểm này của đại dịch. Hiện cô tiếp nhận các bệnh nhân Covid-19 lần đầu bị rụng tóc mỗi tuần.
"Người dân đang gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, thu nhập, tôi biết điều này không hề dễ dàng", cô nói. "Mái tóc ảnh hưởng tới ngoại hình. Các bệnh nhân rụng tóc tới gặp tôi luôn trong trạng thái buồn bã, tức giận".
Các chuyên gia cho hay rất khó để biết lý do tại sao một nhóm bệnh nhân Covid-19 bị rụng tóc trong khi số khác thì không. Theo Hogan, điều này có thể do yếu tố di truyền.
Shilpi Khetarpal, bác sĩ da liễu tại Tổ chức Phòng khám Cleveland khuyên người gặp tình trạng này nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, bổ sung vitamin kích thích mọc tóc và kiểm soát tâm lý tốt hơn, thay vì dùng thuốc mọc tóc.
Vì sao người nhiễm virus SARS-CoV 2 bị mất khứu giác? Phát hiện người nhiễm virus SARS-CoV 2 thông qua xác định mất khứu giác có hiệu quả hơn so với xác định các triệu chứng sốt và ho. Một trong những triệu chứng của người nhiễm SARS-CoV 2 được giới y học gọi là "anosmia" có nghĩa là mất khứu giác - chỉ số được báo cáo sớm nhất và phổ biến liên...