Bệnh nhân Covid-19 đang được áp dụng các biện pháp chữa trị cao cấp nhất
Đây là khẳng định của ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM khi nhìn nhận về công tác chữa trị bệnh nhân Covid-19 trên địa bàn.
Chiều 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn.
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhìn nhận, những ngày qua, số bệnh nhân tử vong do Covid-19 trên địa bàn có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao.
Hiện tại, thành phố có 9.453 bệnh nhân cần thở oxy, trong đó hơn 1.000 ca cần thở máy xâm lấn, 22 ca cần can thiệp ECMO. Lãnh đạo Sở Y tế TPHCM cho biết, những người này đang được ngành y áp dụng các biện pháp cao cấp nhất để cứu chữa.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM tại buổi họp báo.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu nhấn mạnh, đây là những bệnh nhân bị tổn thương phổi rất nặng do Covid-19.
Nhóm bệnh nhân nặng, cần thở máy có tỷ lệ tử vong cao do các bệnh nhân này phổi đã tổn thương nặng, họ cũng có thể diễn biến nặng hơn nếu có các biến chứng khác, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM chia sẻ và cho rằng đây là những nguyên nhân chính khiến số ca tử vong do Covid-19 tại TPHCM dù đang theo xu hướng giảm nhưng còn nhiều phức tạp.
Video đang HOT
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM tin tưởng thời gian tới, với sự nỗ lực của ngành y, số ca tử vong trên địa bàn sẽ được kéo giảm.
Tầng điều trị thứ 3 là khu vực có tỷ lệ bệnh nhân tử vong do Covid-19 ở mức cao.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận thêm 6.229 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.
Ngành y thành phố đang điều trị 42.665 bệnh nhân. Trong đó, 3.020 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 2.915 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân cần can thiệp ECMO.
Cũng trong ngày 5/9, toàn địa bàn ghi nhận 2.915 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi. Tích lũy đến nay, thành phố có 128.386 bệnh nhân Covid-19 đã được xuất viện.
Tính đến nay, TPHCM đã triển khai tiêm hơn 6,5 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó, hơn 6 triệu người đã được tiêm mũi một, hơn 498.000 người được tiêm mũi 2, hơn 700.000 người trên 65 tuổi, người có bệnh nền đã được tiêm ít nhất một mũi.
TPHCM: Vì sao túi thuốc cho F0 cấp phát chậm?
Danh sách các F0 có thời điểm không được cập nhật kịp thời dẫn đến tình trạng chậm cấp phát túi thuốc tới người bệnh.
Các cơ sở y tế phường, xã gần như không đáp ứng nổi - PGĐ Sở Y tế TPHCM cho hay.
Chiều 6/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM tổ chức buổi họp báo định kỳ nhằm cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Buổi họp báo diễn ra trong ngày cuối cùng của đợt siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài 2 tuần kể từ 23/8.
Tại buổi họp báo, bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, cho biết, hiện tại Bộ Y tế đã cho phép thành phố thí điểm cách ly, điều trị các F0 tại nhà nếu đủ điều kiện. Bên cạnh đó, công tác xét nghiệm diện rộng đã khiến số lượng ca mắc Covid-19 trên toàn địa bàn có dấu hiệu tăng lên.
"Do số lượng F0 tăng cao, danh sách các F0 có thời điểm không được cập nhật kịp thời dẫn đến có tình trạng chậm cấp phát các túi thuốc tới người bệnh. Các cơ sở y tế tại phường, xã gần như không đáp ứng nổi", Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM thừa nhận.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM tại buổi họp báo.
Bên cạnh đó, với việc gói thuốc C cho F0 bao gồm một loại thuốc kháng virus, cần sự kiểm soát chặt chẽ từ Bộ Y tế, sự tham vấn của nhân viên y tế, cùng sự xác nhận sử dụng của chính bệnh nhân. Do đó, việc triển khai túi thuốc này có sự chậm trễ nhất định so với túi thuốc A và túi thuốc B thông thường.
Ông Nguyễn Văn Vĩnh Châu thông tin thêm, Sở Y tế đã có giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ cung cấp túi thuốc cho các F0 thời gian qua. Cụ thể, Sở Y tế đã tăng cường thêm 40 đội y, bác sĩ hỗ trợ cho các quận, huyện, phường, xã; lực lượng quận đội cũng tăng cường thêm 28 đội quân y lưu động.
Ngành y thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện cải tiến quy trình làm việc nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp phát thuốc. Một số biện pháp được tính đến là phát thuốc ngay khi phát hiện F0; tăng cường sự phối hợp giữa các đội xét nghiệm, đội tiêm chủng, đội chăm sóc F0.
Trong thời gian tới, thành phố cũng bổ sung các trang, thiết bị và phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác nhập liệu thông tin các F0 được chăm sóc tại nhà, phục vụ việc quản lý.
Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM nhấn mạnh, việc củng cố hệ thống y tế cộng đồng, đặc biệt tại phường, xã là chiến lược quan trọng của ngành y hiện nay và thời gian tới. Việc củng cố hệ thống y tế cộng đồng sẽ giúp các tầng điều trị hạn chế số bệnh nhân nặng, giảm thiểu trường hợp tử vong.
Tại buổi họp báo, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 TPHCM, cho biết trong 24 giờ qua, TPHCM ghi nhận thêm 6.229 bệnh nhân mắc Covid-19 mới.
Ngành y thành phố đang điều trị 42.665 bệnh nhân. Trong đó, 3.020 bệnh nhân là trẻ em dưới 16 tuổi, 2.915 bệnh nhân nặng đang thở máy và 22 bệnh nhân cần can thiệp ECMO.
Cũng trong ngày 5/9, toàn địa bàn ghi nhận 2.915 bệnh nhân Covid-19 được điều trị khỏi. Tích lũy đến nay, thành phố có 128.386 bệnh nhân Covid-19 đã được xuất viện.
Tính đến nay, TPHCM đã triển khai tiêm hơn 6,5 triệu mũi vắc xin Covid-19. Trong đó, hơn 6 triệu người đã được tiêm mũi một, hơn 498.000 người được tiêm mũi 2, hơn 700.000 người trên 65 tuổi, người có bệnh nền đã được tiêm ít nhất một mũi.
Sở Y tế TP.HCM: Nhờ thuốc điều trị, F0 chuyển nặng giảm đáng kể Việc tiêm thuốc Remdesivir cho bệnh nhân phải thở oxy dòng cao, thở máy có hiệu quả rất đáng khích lệ. Phó giám đốc Sở Y tế cho biết hiện mức độ bệnh nhân chuyển nặng giảm đáng kể. "Ngành y tế có niềm tin rằng số ca bệnh chuyển nặng thời gian tới sẽ giảm", ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc...