Bệnh nhân Covid-19 cần tiếp tục điều trị kháng virus ít nhất 1 tuần
Cần kéo dài thời gian điều trị kháng virus cho bệnh nhân Covid-19 sau khi đã xét nghiệm âm tính để tránh trường hợp “tái dương tính”.
Trong một cuộc trao đổi với báo chí Trung Quốc mới đây, bà Lý Lan Quyên, thành viên Nhóm chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc cho biết, sau thời gian điều trị kháng virus tại bệnh viện, người bệnh Covid-19 sẽ được cho là khỏi bệnh sau 2 lần xét nghiệm axit nucleic phết mũi họng cách nhau 24h cho kết quả âm tính.
Bà Lý Lan Quyên trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí Trung Quốc. Ảnh: Nhân dân Nhật báo
Tuy nhiên, là chuyên gia từng được cử đến Vũ Hán để điều trị cho các ca bệnh nặng ở đây, bà cho rằng, sau khi bệnh nhân đã được xác định âm tính, cần tiếp tục điều trị kháng virus ít nhất 1 tuần trở lên.
Nếu dừng điều trị sớm, trong cơ thể người bệnh có thể vẫn còn tồn dư virus, khi dừng thuốc xét nghiệm có thể sẽ dương tính trở lại. Do vậy, điều trị kháng virus tốt nhất nên kéo dài thời gian hơn.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia này, nếu bệnh nhân Covid-19 ra viện được 1 tháng và xét nghiệm lại cho kết quả âm tính, thông thường người bệnh sẽ không còn khả năng lây lan nữa. Nếu điều kiện cho phép, có thể tiến hành xét nghiệm kháng thể huyết thanh IgG và IgM.
Khi chỉ số IgM dương tính, tức là hiện vẫn nhiễm virus, cần tiếp tục điều trị. Nếu chỉ số IgG dương tính, điều đó đồng nghĩa với việc bệnh nhân đã hồi phục và có khả năng miễn dịch với virus.
Phát hiện nơi virus corona "lẩn trốn" khiến bệnh nhân Covid-19 dương tính lại
Một nghiên cứu mới của Trung Quốc vừa phát hiện ra rằng, virus corona có thể ẩn sâu trong phổi những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục mà các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện ra.
Virus corona có thể ẩn sâu trong phổi bệnh nhân đã phục hồi.
Nghiên cứu đăng ngày 28/4 trên tạp chí Cell Research đã lý giải vì sao ngày càng có nhiều bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục và được xuất viện nhưng lại có kết quả xét nghiệm dương tính với virus trở lại.
"Công trình của chúng tôi đã cung cấp bằng chứng bệnh lý đầu tiên về việc virus còn sót lại trong phổi của một bệnh nhân, người đã xét nghiệm âm tính 3 lần liên tiếp. Do đó, cần cải thiện các hướng dẫn lâm sàng vê ngăn chặn virus và quản lý bệnh", các nhà nghiên cứu viết.
Theo SCMP, nghiên cứu dựa trên kết quả khám nghiệm tử thi đối với một cụ bà 78 tuổi tử vong vì Covid-19. Bà được tiếp nhận vào bệnh viện Three Gorges Central ở Trùng Khánh ngày 27/1. Sau khi được điều trị bằng thuốc kháng virus, bệnh nhân này đã xét nghiệm âm tính với virus corona ba lần dựa trên các mẫu thử ở mũi và cổ họng. Các triệu chứng bệnh của cụ bà đã cải thiện, chụp CT cũng khả quan, chuẩn bị ra viện ngày 13/2. Nhưng chỉ một ngày sau, bệnh tình của bà xấu đi nhanh chóng, và bà qua đời sau cơn đau tim.
Khám nghiệm tử thi cụ bà trên không tìm thấy virus corona trong gan, tim, ruột, da hay tủy xương. Nhưng các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện những mẫu virus hoàn chỉnh ẩn bên trong mô sâu dưới phổi của bệnh nhân. Họ đặt mô dưới kính hiển vi và xác nhận sự tồn tại của virus hoàn chỉnh, bên trong lớp vỏ hình vương miện của chúng.
Virus tìm thấy sâu trong phổi của bệnh nhân không gây ra triệu chứng nào rõ rệt. Mô phổi có dấu hiệu tổn thương do virus, nhưng các cơ quan khác trong có thể không hề có virus, khiến việc phát hiện virus trở nên khó hơn vì xét nghiệm thông thường không lấy mẫu từ sâu bên trong phổi.
Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất thực hiện kỹ thuật rửa phế quản phế nang (bronchoalveolar lavage) trước khi cho bệnh nhân ra viện, để có thể phát hiện chính xác những virus ẩn còn sót lại trong cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp chẩn đoán này phức tạp hơn, tốn thời gian và chi phí hơn so với lấy dịch ở mũi hoặc miệng.
Hơn nữa, một bác sĩ điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Bắc Kinh nói rằng đề xuất trên là không thực tế. "Bệnh nhân sẽ phải chịu đau rất nhiều và không có gì đảm bảo độ chính xác 100%", bác sĩ giấu tên nói.
Theo kết quả khảo sát, hơn 160 người Hàn Quốc đã xét nghiệm dương tính lần 2 với virus corona. Hiện tượng dương tính lại cũng được ghi nhận ở các nơi khác, bao gồm Việt Nam, Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau, Đài Loan, Philippines.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đang điều tra lý do một số bệnh nhân đã hồi phục lại dương tính trở lại. Tuần trước, WHO cảnh báo cho đến nay chưa có bằng chứng cho thấy, người từng nhiễm Covid-19 sẽ không tái nhiễm.
Ca tử vong nCoV ở Anh tăng vọt vì đổi cách tính Số người tử vong vì nCoV ở Anh tăng 4.419 lên 26.097 ca, tương đương 17%, sau khi đưa số người chết trong viện dưỡng lão và những nơi khác vào thống kê. "Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) đã phát triển phương pháp báo cáo ca tử vong hàng ngày mới, để thống kê đầy đủ hơn những người đã...