Bệnh nhân Covid-19 bị bảo hiểm từ chối trả viện phí hơn 3 tỷ đồng ở Mỹ
Chỉ nằm viện 10 ngày, Castro phải nhận hóa đơn gần 140.000 USD (hơn 3 tỷ đồng). Nước mắt anh tuôn rơi khi bảo hiểm từ chối chi trả khoản tiền đó.
Ernesto Castro (sống ở bang Colorado, Mỹ) bị nhiễm Covid-19 và tưởng chừng không qua khỏi khi có lúc đã rơi vào hôn mê, phải dùng may thở.
Nhưng sau 10 ngày, anh đã may mắn bình phục và cảm thấy được hồi sinh. Tuy nhiên, Castro gặp phải nỗi lo sợ mới: hóa đơn viện phí và bảo hiểm không chi trả.
Lá thư của Meritain Health, công ty bảo hiểm y tế tư nhân của Castro, tới vào đầu tháng 5. Sau đó, anh nhận được thông báo của bệnh viện và những cuộc điện thoại từ người phụ trách trường hợp của anh.
Ernesto Castro trong ngày ra viện
Trong nhiều tuần, Castro hồi hộp chờ nhận hóa đơn viện phí. Cuối cùng, anh đã phải lấy hết sự dũng cảm để đối mặt với sự thật.
Castro còn nhớ, khi đó, tim anh đập thình thịch, tay run rẩy mở lá thư. Lúc đọc tới dòng chữ “trách nhiệm của bệnh nhân: 139.254 USD (3,2 tỷ đồng)”, anh suy sụp.
Hãng bảo hiểm của anh từ chối chi trả khoản viện phí. “Nước mắt tôi bắt đầu tuôn rơi, sự thất vọng dâng trào và tôi đặt câu hỏi: Tại sao Chúa ơi, tại sao?”, Castro nhớ lại. .
Anh gọi cho hãng bảo hiểm và chất vấn lý do, trong khi bệnh viện chỉ trả lời họ đang xem xét trường hợp ca bệnh của anh.
Video đang HOT
“Tôi thấy cuộc đời mình như dừng lại ở thời điểm này”, Castro nói.
Vincent Plymell, đại diện của Bộ phận Bảo hiểm Colorado, cho hay, phần lớn người dân của bang sẽ không phải nhận những hóa đơn viện phí khổng lồ với hai điều kiện: Khi Bộ phận Bảo hiểm Colorado phụ trách sự vụ, đó sẽ là trường hợp khẩn cấp và bệnh viện nhận được Cứu trợ Thảm họa dịch Covid-19.
Castro hiện vẫn chưa rõ lý do anh không được chi trả bảo hiểm. Anh cho biết, sẽ tiếp tục liên hệ với bảo hiểm Colorado tư vấn và tính toán giúp trong trường hợp phải trả tiền viện phí.
Bác sĩ Italy phải nói dối bệnh nhân
Ngay cả khi bệnh nhân không còn mảy may hy vọng sống, bác sĩ vẫn nhìn vào mắt họ và nói "sẽ ổn cả thôi".
1h chiều mỗi ngày tại bệnh viện Policlinico San Donato, các bác sĩ tại khu chăm sóc đặc biệt điều trị Covid-19 tạm ngơi tay. Họ gọi điện cho người thân của các bệnh nhân để thông báo về tình hình sức khoẻ. Tất cả đều đang thở máy và dùng thuốc an thần.
Khi thực hiện cuộc gọi, bác sĩ cố gắng không để gia đình bệnh nhân hy vọng quá nhiều. Họ biết rằng những người nằm trong khu chăm sóc đặc biệt có nguy cơ tử vong cao.
Trước khi dịch bệnh bùng phát, giờ nghỉ trưa thường là thời gian cho khách thăm bệnh. Song hiện nay Italy vật lộn với Covid-19, chính phủ lệnh phong tỏa toàn quốc và người dân không được phép rời khỏi nhà.
Bác sĩ tại một bệnh viện tạm thời ở Cremona, Italy ngày 29/2. Ảnh: AP
Đại dịch quét qua khiến giường bệnh trở nên khan hiếm, các nhân viên y tế phải lựa chọn bệnh nhân được ưu tiên sử dụng. Bác sĩ gây mê, bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và bác sĩ nội khoa sẽ cùng quyết định điều này. Tuổi tác, tình trạng bệnh lý và người chăm sóc là yếu tố quan trọng.
"Chúng tôi phải tính đến việc liệu các bệnh nhân lớn tuổi có gia đình bên cạnh khi rời khỏi phòng chăm sóc tích cực (ICU) hay không, bởi họ sẽ cần được giúp đỡ", Marco Resta, phó phòng chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Policlinico San Donato nói.
"Ngay cả khi bệnh nhân chẳng còn cơ hội, bạn vẫn phải nhìn vào mắt họ và bảo 'Tất cả đều ổn'. Lời nói dối này hủy hoại bạn", ông chia sẻ.
Italy đang trải qua cuộc khủng hoảng y tế tàn khốc nhất kể từ Thế chiến II, buộc bác sĩ, bệnh nhân và gia đình họ phải đưa ra những lựa chọn khó khăn. Điều mà Resta, một cựu bác sĩ quân y chưa từng trải qua thậm chí trong thời chiến.
Ông cho biết, 50% số người mắc Covid-19 trong ICU đang nguy kịch, so với tỷ lệ tử vong trung bình là từ 12% đến 16% ở các ICU trên toàn quốc.
Nhiều bác sĩ cảnh báo, miền bắc Italy, nơi có hệ thống y tế được xếp hạng hiệu quả toàn cầu là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng. Covid-19 tấn công Bologna và Veneto, làm tê liệt mạng lưới bệnh viện, khiến các đơn vị chăm sóc đặc biệt chịu áp lực khổng lồ.
Chỉ trong ba tuần, có khoảng 1.100 người cần điều trị, trong khi nơi này chỉ có 800 giường bệnh chuyên dụng, theo Giacomo Grasselli, người đứng đầu khu chăm sóc đặc biệt bệnh viện Policlinico.
Khi điều trị cho các bệnh nhân có vấn đề về hô hấp, bác sĩ luôn chủ động đánh giá cơ hội phục hồi trước khi đặt nội khí quản. Số người bệnh tăng lên, họ phải lựa chọn nhanh chóng ai có cơ hội sống sót cao hơn - sự lựa chọn đầy đau khổ tại một quốc gia có dân số già và luật pháp không cho phép trợ tử. Theo cơ quan thống kê Eurostat, cứ 4 người Italy thì có một người trên 65 tuổi.
"Chúng tôi không quen với việc đưa ra quyết định thảm khốc như vậy", ông Resta nói.
Các bác sĩ cho biết rất nhiều bệnh nhân cao tuổi mắc Covid-19 đến bệnh viện với vấn đề về hô hấp. Bác sĩ không thể liều đặt cược vào những người chỉ có cơ hội sống sót mong manh.
Alfredo Visioli là một bệnh nhân như vậy. Cụ ông 83 tuổi đến từ Cremona từng có một cuộc sống năng động và bận rộn trước khi được chẩn đoán. Ông chăm sóc cho người vợ 79 tuổi từng bị đột quỵ hai năm trước, bà Ileana Scarpanti.
Ban đầu cụ Visioli chỉ bị sốt. Hai tuần sau khi nhiễm bệnh, ông bị xơ phổi dẫn đến khó thở.
Nhân viên y tế tại một bệnh viện tạm thời ở Brescia, miền bắc Italy. Ảnh: AP
Bác sĩ ở bệnh viện Cremona phải lựa chọn xem liệu có nên đặt nội khí quản để cứu chữa cho cụ không.
"Họ nói là không ích gì đâu", Marta Manfredi cháu gái Visioli kể lại. Cô chỉ muốn nắm tay ông trước khi ông qua đời, khi cụ ông chìm vào giấc ngủ ngàn thu nhờ tác dụng của morphin.
Hiện giờ thì Manfredi đang lo lắng cho bà của mình, cũng lây nhiễm Covid-19 và đang nằm viện. Dù sức khoẻ cụ đã ổn định, chẳng ai dám kể về việc chồng cụ đã qua đời.
Grasselli, điều phối viên khu chăm sóc đặc biệt tại Lombardy, cho biết những bệnh nhân nào được đánh giá có cơ hội hồi phục và sống ổn đều đã nhận được điều trị.
Nhưng ông cũng nói thêm rằng thậm chí cách lựa chọn này cũng vẫn gặp khó do thiếu nguồn lực. "Trước đây, chúng tôi có thể nói với nhau, 'OK, vậy để thêm vài ngày nữa, cho bệnh nhân cơ hội'. Giờ thì chúng tôi phải phán quyết chặt chẽ hơn".
Thục Linh (Reuters/vnexpress.net)
Ấn Độ bị chỉ trích 'che giấu' ca nhiễm vì không mở rộng xét nghiệm WHO thúc giục các nước xét nghiệm nhiều người hơn để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng Ấn Độ vẫn chưa mở rộng phạm vi, điều này có thể che giấu đi số ca nhiễm thật sự. Chính phủ Ấn Độ cho biết họ sẽ không mở rộng phạm vi xét nghiệm nCoV bất chấp chỉ trích rằng việc xét nghiệm hạn chế sẽ...