Bệnh nhân chữa khỏi virus corona tiết lộ phương thuốc chống lại căn bệnh chết người
Nhiều bệnh nhân Trung Quốc tin rằng niềm tin có thể vượt qua bệnh tật và là liều thuốc tốt nhất giúp họ chiến thắng dịch viêm phổi cấp trong thời gian điều trị.
Những ngày giáp Tết, Xiao Wu bắt đầu cảm thấy khó chịu và sốt, anh quyết định tới bệnh viện.
“Tôi nghĩ mình còn trẻ, khả năng miễn dịch tốt nên sẽ không có vấn đề gì lớn, không ngờ chỉ sau vài ngày tình trạng nhiễm trùng phổi đột ngột thay đổi”, anh nói.
Sau khi làm một vài xét nghiệm, Xiao được chẩn đoán nhiễm virus corona chủng mới và được chuyển tới bệnh viện Jinyintan tại Vũ Hán.
Trong số các bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi cấp, nhiều người không ghi nhận các triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu nhiễm bệnh. Một số chỉ bị tức ngực, khó thở, nhưng do virus xâm nhập vào các mô phổi, chức năng phổi bị ảnh hưởng và một số bệnh nhân xuất hiện triệu chứng suy hô hấp.
Video: Hàng chục bệnh nhân Trung Quốc rời viện sau khi chữa khỏi bệnh viêm phổi cấp
Điều này không chỉ nguy hiểm với một số người cao tuổi mà còn với cả những thanh niên như Xiao Wu.
Vào ngày thứ 9 nhập viện, kết quả chụp CT của Wu cho thấy tình trạng nhiễm trùng phổi của anh càng trở nên nghiêm trọng. Wu buộc phải dùng tới máy thở, đồng nghĩa phổi của anh không còn có thể cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Lúc này, Wu cảm thấy tình trạng bệnh có vẻ đã chuyển biến tiêu cực.
Cùng thời điểm đó, nhân viên y tế từ khắp Trung Quốc bắt đầu đổ về Vũ Hán giúp đối phó với dịch viêm phổi cấp. Bắt đầu từ ngày 27/1, các y bác sỹ tới từ bệnh viện Đại học quân y Thượng Hải tới được điều động tới Jinyintan để hỗ trợ. Họ tiếp quản phòng bệnh của Wu.
Khi đội ngũ bác sỹ 2 bên giao công việc, tình hình của bệnh nhân vẫn không mấy lạc quan. Các bác sỹ tại Jinyintan giải thích bệnh tình anh với những người đồng nghiệp tới từ Thượng Hải.
Khi đó, Wu đã nhập viện được 18 ngày. Để xác định tổn thương phổi mà virus gây ra, các bác sỹ để Xiao Wu chụp CT thêm một lần nữa. Sau khi có kết quả, họ nhận ra rằng liệu trình điều trị trước đây đã có hiệu quả và mục đích chính trong những ngày tới là khôi phục chức năng phổi cho bệnh nhân.
Tới 2/2, sau 20 ngày điều trị, Xiao Wu xuất viện sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy anh âm tính với virus. Trước khi rời đi, mối quan tâm lớn nhất của Wu là liệu anh có khả năng nhiễm lại virus hay không.
Các bác sỹ nói rằng các biến chứng do xơ hóa phổi vẫn sẽ để lại những thương tổn nhất định, nhưng do mỗi người có 2 lá phổi, nếu được phục hồi và luyện tập tốt, chúng sẽ trở lại giống như phổi của người bình thường.
Các chuyên gia y tế nói rằng trong cuộc chiến chống lại chủng virus corona mới lần này, phương pháp điều trị khoa học và ý chí của bệnh nhân là vũ khí quan trọng nhất. Đằng sau họ luôn là sự quan tâm chăm sóc của gia đình.
Tính đến ngày 4/2, hơn 600 bệnh nhân Trung Quốc được chữa khỏi bệnh và ra viện sau quá trình điều trị do nhiễm virus corona. (Ảnh: Ảnh: IANS News)
Trong gần nửa tháng chồng mình nhập viện điều trị, bà Yuan không ngừng cập nhật tình hình sức khỏe của chồng qua tin nhắn điện thoại.
Chồng bà Yuan, ông Lu được đưa vào khu cách ly sau khi được chẩn đoán nhiễm virus corona vào đầu tháng 1. Thực đơn gọi món và bình luận về món ăn mỗi ngày của ông Lu là cách bà Yuan nắm được tình trạng của chồng.
5h sáng 11/1, ông Lu nói với vợ không cần đưa đồ ăn tới nữa. Với bà Yuan, đây là tin nhắn tồi tệ mà chồng mình gửi đi từ khi ông nhập viện.
Ông Lu năm nay đã 78 tuổi. Các bác sỹ lo ngại tuổi tác và thể chất của ông là vấn đề lớn nhất trong quá trình điều trị.
Trong trường hợp thuốc không có tác dụng, các bác sỹ dự kiến sẽ dùng máy thở bởi phổi của bệnh nhân ngày càng ít cung cấp oxy cho cơ thể. Đêm 11/1, tình trạng của ông Lu hết sức nguy hiểm.
“Chúng tôi thậm chí còn cân nhắc đặt ống thông khí cho ông ấy”, nhóm bác sỹ điều trị cho ông Lu cho hay.
Ở bên ngoài khu cách ly, bà Yuan không hề hay biết điều này, chỉ nghĩ biết rằng khẩu vị của chồng ngày một kém đi.
Bà cũng không khỏi lo lắng khi nhiều ngày không nhận được tin nhắn gọi món của chồng mãi cho tới vài ngày sau khi âm báo điện thoại của bà vang lên. Ông Lu bắt đầu “gọi món” trở lại.
Tới ngày 29/1, sau khi vượt qua nhiều lần xét nghiệm, ông Lu được xuất viện, chấm dứt chuỗi ngày gọi và bình phẩm đồ ăn của mình.
Ông Lu trong ngày xuất viện. (Ảnh: NBD)
Tại Nam Ninh, ngày 4/2, Jing Moumou cũng đón niềm vui tương tự. Bước ra khỏi khu cách ly của Bệnh viện Nhân dân Bắc Hải, tỉnh Quảng Tây với lá thư cảm ơn chưa được gửi đi trên tay, bà Jing, 61 tuổi nghẹn ngào trong ngày xuất viện.
Giữa tháng 1, bà Jing định xuôi về miền Nam Bắc Hải để đón mùa xuân ấm áp. Nhưng tới ngày 21/1, bà được đưa vào viện sau khi ho và sốt. Ngày hôm sau, bà được chẩn đoán nhiễm virus corona và phải nhập viện.
Tới 4/2, bà trở thành một trong những bệnh nhân đầu tiên ở Bắc Hải xuất viện sau khi điều trị bệnh viêm phổi cấp.
Jing nói điều mà bà nhớ nhất những ngày vừa qua là sự chăm sóc tận tình của đội ngũ y bác sỹ.
“Họ lo lắng tôi không quen với cuộc sống trong đó, họ đều đặn chuyển cơm, trái cây và sữa cho tôi, đồng thời để tâm tới gia đình tôi hết lần này tới lần khác. Hình ảnh mà tôi nhớ nhất là khi các nhân viên y tế bận rộn trong bộ đồ bảo hộ, họ ngồi xổm trên mặt đất hoặc dựa vào tường nghỉ ngơi”, Jing nói.
Sau khi xuất viện, bà vẫn được theo dõi sức khỏe tại nhà. Nói về kế hoạch sau khi xuất viện của mình, Jing nói bà vẫn sẽ tiếp tục dành thời gian để trải qua mùa xuân ấm áp ở Bắc Hải.
Xiao Han cũng xuất viện cùng ngày với bà Jing sau một thời gian điều trị tại bệnh viện Nhân dân Liễu Châu, tỉnh Quảng Tây.
Sau khi được chẩn đoán nhiễm virus, Han được đưa vào viện điều trị. Tại bệnh viện, người phụ nữ 32 tuổi nổi tiếng là người vui tính, thường xuyên chọc cười các y bác sỹ.
“Sự lạc quan của cô ấy không chỉ khuyến khích các bệnh nhân khác mà còn truyền động lực cho đội ngũ y bác sỹ chúng tôi. Điều đó giúp chúng tôi tự tin hơn”, Hu Jiaguang, bác sỹ khoa truyền nhiễm tại bệnh viện cho biết.
Trong buổi lễ tiễn bệnh nhân, các nhân viên y tế tặng Han sữa, khẩu trang và chúc cô khỏe mạnh. Trong khi cảm ơn các bác sỹ, cô cổ vũ các bệnh nhân khác vẫn phải ở lại điều trị.
“Mọi người phải tự tin vào tình trạng bệnh của mình và hợp tác điều trị. Chắc chắn tất cả sẽ chiến thắng bệnh tật”, cô nói.
Han là 1 trong số 10 bệnh nhân ở Quảng Tây xuất hiện sau một thời gian điều trị bệnh viêm phổi cấp.
Trong số đó, Li, bệnh nhân xuất viện hôm 3/2 cho rằng niềm tin là liều thuốc đặc hiệu trong quá trình điều trị.
“Tâm lý có liên quan tới bệnh tật. Chúng tôi tin vào trình độ của các y bác sỹ, liều trình điều trị của họ và tin bản thân có thể hồi phục”, Li nói.
Trước khi nhập viện điêu trị, Li làm việc tại Vũ Hán. Ngày 27/1, cô tới bệnh viện Nhân dân huyện Vĩnh Phúc, thành phố Quế Lâm sau khi ho, sốt kéo dài và được chẩn đoán nhiễm virus corona.
Sau đó, cô được chuyển tới bệnh viện Nanxishan. Li nói trong thời gian điều trị, các nhân viên y tế là những người gần gũi, thân thiết nhất với mình.
“Nếu thức ăn bị nguội, họ sẽ hâm nóng trước khi đưa đến tay tôi”, cô chia sẻ.
SONG HY (Nguồn: Youth.cn, Tân Hoa xã)
Theo vtc.vn
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự
Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác".
Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không quân ở California
Evans, 27 tuổi, là một trong 195 người Mỹ được di tản khỏi thành phố Vũ Hán trên một chuyến bay do chính phủ Mỹ sắp xếp. Máy bay chở những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán đã bay đến căn cứ không quân ở Nam California để các nhà chức trách xác nhận họ không nhiễm virus Corona đến nay đã khiến hàng ngàn người mắc bệnh và giết chết hơn 200 người.
Sau khi tới căn cứ không quân ở Nam California hôm 29/1, Evans và những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán khác, bao gồm trẻ em từ khoảng 1 tuổi đến 13 tuổi được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra cũng như vệ sinh mũi, họng và miệng.
"Một vài kết quả kiểm tra sẽ không thể lấy được trong vòng một tuần", Evans nói. Và điều đó có nghĩa là anh cùng những người khác sẽ phải tiếp tục ở lại căn cứ không quân này.
Dù môi trường xung quanh khá thoải mái, Evans và những người khác vẫn đang rất thận trọng trong việc hòa nhập với những người khác vì sợ lây nhiễm virus Corona.
"Tôi vẫn đeo mặt nạ và găng tay", anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Chúng tôi vẫn chưa biết có ai nhiễm virus hay không. Tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa chính. Bạn không biết liệu bạn có khỏe mạnh hay không".
Evans còn cho biết thêm rằng, trẻ em rất thích thời tiết ở Nam California và các nhà chức trách ở căn cứ không quân cũng rất quan tâm tới chúng khi cung cấp cho các em đồ chơi, xe đạp, bóng đá để các em vui chơi.
"Khi trời tối, mọi người nhận thức ăn và quay trở về phòng của họ", Evans tiết lộ và cho biết thêm anh sẽ ở lại căn cứ cho đến khi các xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus Corona.
Hiện chưa có ai trong số những người Mỹ ở căn cứ không quân nói trên có các triệu chứng nhiễm virus Corona nhưng các triệu chứng có thể bộc phát sau 14 ngày nhiễm virus.
Một người Mỹ cố trốn khỏi căn cứ không quân tối 29/1 nhưng bị phát hiện đã bị cách ly trong 2 tuần. Người này sẽ chỉ được tự do nếu không nhiễm virus sau khi có kết quả kiểm tra y tế, ông Jose Arballo Jr., người phát ngôn của cơ quan y tế cộng đồng của Nam California cho biết.
Theo danviet.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống! Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này. (Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị) Những ngày này, cả thế giới...