Bệnh nhân choáng vì bác sĩ ‘tập’ nói cám ơn
Trái ngược với thái độ khó chịu, cáu gắt, quát tháo bệnh nhân, gần đây, bác sỹ, y tá tại Viện Huyết học Truyền máu T.Ư đã thay đổi 180 độ, cởi mở, nhiệt tình và nói lời cám ơn, khiếnbệnh nhân đến khám không khỏi bàng hoàng.
Thầy thuốc nói lời cám ơn
Nguyên nhân của sự thay đổi này xuất phát từ việc Viện Huyết học Truyền máu T.Ư là đơn vị y tế đầu tiên “tập” nói lời cám ơn bệnh nhân theo chỉ đạo của Bộ Y tế. Lãnh đạo bệnh viện cũng quyết tâm sẽ chấn chỉnh lại tinh thần, thái độ của nhân viên y tế toàn viện.
“Do luôn nghĩ người bệnh cần đến mình nên mình được quyền ban ơn, hống hách. Nhưng thực ra thì chính người bệnh đang nuôi sống các thầy thuốc. Hoặc hãy đặt những bệnh nhân kia là người thân của mình thì mỗi thầy thuốc sẽ có cách ứng xử tốt hơn” – Một bác sỹ làm việc tại Viện cho biết.
Bệnh nhân sốc vì bác sỹ nói lời cám ơn
Còn theo những bệnh nhân đến khám tại đây thì họ không khỏi sốc, choáng, bàng hoàng một cách… đầy hạnh phúc.
“Cách đây vài tháng đi lấy máu xét nghiệm tôi sợ chết khiếp, mình đã sợ đau, lại nhìn vẻ mặt cau có cùng những tiếng quát tháo của mấy cô y tá mà càng thêm hoảng. Thế mà lần này đến khám lại khác hẳn hoàn toàn. Nói với bệnh nhân rất nhẹ nhàng, còn động viên bệnh nhân nữa, nhưng “choáng” nhất là mấy cô đó lấy máu xong rồi còn cám ơn mình” – Anh Nguyễn Văn Hậu (Kinh Môn – Hải Dương).
Còn chị Hoàng Thu Lan (Gia Lâm – Hà Nội) cũng ngỡ ngàng nói với mọi người: “Lạ quá, lần đầu tiên trong đời đi khám bệnh thấy nhân viên y tế lại lịch sự đến vậy. Nghe cô y tá nói “mời bác ngồi xuống ghế lấy máu”, lấy máu xong lại “cám ơn bác, đã xong rồi ạ” tôi cứ tưởng nghe nhầm”.
“Tôi bị bệnh thường xuyên phải đến đây. Mỗi lần đi khám tôi chị sợ các cô y tá quát, chậm đưa giấy tờ – quát, không đưa tay nhanh để y tá lấy máu – quát, hỏi han thêm gì cũng bị quát. Thế mà hôm nay thấy các cô y tá thay đổi 180 độ. Đến gặp bác sĩ cũng khác hẳn. Hỏi han bệnh nhân rất kỹ rồi dặn dò về nhà uống thuốc thế nào. Nhẹ nhàng, lịch sự đến bất ngờ” – bác Lê Tuấn ( Ba Đình – Hà Nội) không giấu được xúc động.
Cám ơn – nhận phong bì – thuốc giá cắt cổ – phẫu thuật cắt nhầm
Video đang HOT
Bên cạnh nỗ lực chuyển biến trên, những chuyện nhận phong bì, quát bệnh nhân, bán thuốc cắt cổ, phẫu thuật cắt nhầm… vẫn gây bức xúc cho dân.
Chẳng thế mà Bộ trưởng Bộ Y tế đã nhiều lần lên tiếng đề nghị phải chấm dứt ngay tình trạng nhận phong bì. Đến khi không thể “quản nổi” thì lại chuyển sang phương pháp mới, chỉ cấm bác sỹ nhận phong bì trước và trong điều trị, còn sau khi khám chữa xong thì không cấm. Khi thấy dư luận bất bình, lãnh đạo ngành Y tế lại phát đi thông điệp: tôi có nói thế đâu, cấm vẫn là cấm, lúc nào cũng cấm nhận phong bì.
Song song nạn phong bì, chuyện quát tháo bệnh nhân tại bệnh viện nơi nào cũng có.
Không ngạc nhiên khi bệnh nhân tại Viện Huyết học truyền máu T.Ư đã phải sốc, phải choáng, phải bàng hoàng và như không tin vào tai mình nữa khi ngôn từ bác sĩ đảo 108 độ. Tuy nhiên, đấy là ở Viện Huyết học là đơn vị tiên phong, còn ở các bệnh viện khác thì người bệnh vẫn chưa thể trải qua niềm hạnh phúc được bác sỹ cảm ơn, thay vào đó vẫn sợ nhân viên y tế một phép.
Dư luận vẫn không thể nào quên những vụ việc bác sỹ bán thuốc giá cắt cổ, hay phẫu thuật cắt nhầm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Thái An (Nghệ An), giá thuốc tại bệnh viện cao hơn 50% so với giá bên ngoài, còn bệnh nhân đến điều trị lại bị các bác sỹ ép phải mua thuốc. Nếu không, bệnh viện sẽ từ chối điều trị tiếp.
Không chịu đựng nổi giá thuốc cắt cổ, rất nhiều bệnh nhân đã làm đơn tố cáo bác sỹ và nhà thuốc bệnh viện. Còn lãnh đạo bệnh viện thì cho rằng, nhà thuốc đã qua mặt, bệnh viện không biết gì.
Trường hợp “cắt nhầm còn hơn bỏ sót” thì cũng không hiếm chút nào. Ví như trường hợp của cháu Đ được đưa đến bệnh viện Đa khoa khu vực Cam Ranh. Sau khi được khám, siêu âm và chụp X quang, bác sĩ đã chẩn đoán cháu bị thoát vị bẹn và chỉ định mổ.
Đến trưa 25/10/2012, các bác sĩ của bệnh viện đã thực hiện ca mổ cho cháu Đ.,tuy nhiên chỉ vài giờ sau đó, bụng cháu Đ. cứ trướng dần lên, không tiểu được, rất nguy kịch. Kết quả sau khi kiểm tra bác sĩ phẫu thuật đã cắt nhầm bàng quang của bệnh nhân trong khi cháu phải phẫu thuật vì thoát vị bẹn
Hay tình huống không may xảy ra với bà Hứa Cẩm Tú. Bà Tú bị sạn thận trái, ứ nước độ 3, bác sĩ Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ chỉ định mổ nội soi cắt bỏ. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân sưng phù, kết quả siêu âm cho thấy cả hai quả thận đã “biến mất”..
Thầy thuốc nói lời cảm ơn quả thực là một việc làm tốt, là một “diễm phúc” của bệnh nhân. Nhưng nói lời cảm ơn xong mà vẫn bán thuốc giá cắt cổ, vẫn nhận phong bì, vẫn cắt nhầm… thì chưa đủ.
Theo vietbao
"Muốn vén áo khám cho người bệnh cũng phải xin phép"
"Khách hàng là thượng đế, họ mang tiền đến cho mình, vì sao lại quát họ. Không thể có chuyện cứ mãi quát tháo người bệnh, lơ là, phớt lờ lời người bệnh hỏi. Phải tiến tới, khi khám cho người bệnh, muốn vén áo để khám cũng phải xin lỗi họ trước...".
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thi Kim Tiến nhấn mạnh tại buổi tập huấn đầu tiên về giao tiếp, ứng xử cho nhân viên y tế của hơn 70 bệnh viện tại Hà Nội và một số tỉnh lân cận diễn ra ngày 27/3 ở Hà Nội .
"Người bệnh là thượng đế"!
Theo bà Tiến, để tiến tới không còn vấn nạn phong bì, giao tiếp giữa nhân viên y tế và người bệnh ngày càng cởi mở hơn, phải bắt nguồn từ hai phía, gồm cả phía bệnh viện và người bệnh.
"Bệnh viện đông, quá tải, nhiều người ngại xếp hàng muốn khám trước cứ nhét tiền vào sổ khám bệnh. Khi được chăm sóc, tiêm truyền, người bệnh cứ nhét tiền vào túi điều dưỡng chứ họ có đòi hỏi đâu. Buồng bệnh có 6 người thì 3 ông nhét tiến vào túi điều dưỡng thì đương nhiên lúc tiêm, lúc thay băng người ta vui vẻ hơn...", bà Tiến chia sẻ về thực trạng mà bà từng chứng kiến.
Vì thế, để chấn chỉnh điều này, ngoài việc bệnh viện sẽ kí cam kết không nhận phong bì thì người bệnh cũng phải kí cam kết không đưa phong bì trước, trong quá trình khám bệnh, còn sau đó lại là vấn đề khác.
"Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói "nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được". Quà này là quà nghĩa tình. Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của họ với người thầy thuốc. Vì thế, không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến giải thích.
Sự ân cần trong thăm khám của người bác sĩ mang đến sự thoải mái người bệnh nhân. Ảnh: H.Hải
Sẽ tập huấn lại cho tất cả bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ chữa bệnh đến người gác cổng, bảo vệ. Người đứng đầu ngành y tế này cho rằng, cần phải thay đổi cách nhìn giữa bác sĩ - bệnh nhân như hiện nay. "Thực tế, khác hàng là thượng đế, họ mang tiền đến cho mình tại sao quát họ. Tôi kiên quyết, ai mà tỏ thái độ không tốt với người bệnh cần phải xử lý, chuyển công tác, giảm lương. Trước kia còn làm công tác quản lý ở viện, tôi đã từng xử lý ca vi phạm đạo đức nghề nghiệp dù cả hội đồng bảo tha thứ một lần. Nhưng tôi vẫn kiên quyết, không làm nghiêm không được, làm nghiêm cái sẽ thay đổi ngay", bà Tiến nói.
Cùng có quan điểm "người bệnh là thượng đế", GS.TS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu trung ương cũng khẳng định: "Phải xác định bệnh nhân nuôi sống chúng ta. Đó là sự thật. Tôi vẫn nói với nhân viên của mình, chưa bao giờ tôi mang tiền nhà đến trả lương các bạn. Vì thế, các bạn đừng cảm ơn tôi. Sẽ không có việc tôi mang tiền nhà đến trả lương. Dù Bộ Y tế có hỗ trợ, nhưng chưa được 50% chi phí cho bệnh viện. Nguồn để nuôi sống chúng ta chính là người bệnh. Bệnh nhân đến đây, mua dịch vụ của chúng ta, họ trả tiền. Rõ ràng, có nhiều bệnh nhân tăng lên thu nhập. Có bệnh nhân, chúng ta vừa được "miếng" vừa được "tiếng" chữa bệnh giỏi. Vì thế, không có lý do gì để giải thích cho thái độ, hành vi quát mắng bệnh nhân".
Học cười, học nói lời xin lỗi...
Là người quản lý, là bác sĩ trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân mấy chục năm nay, được quan sát rất nhiều trong môi trường bệnh viện, GS.TS Nguyễn Anh Trí cũng phải thừa nhận: "Thiếu nụ cười với người bệnh quá. Chỉ một nụ nười thôi mà khó khăn quá, thiếu quá".
Vì thế, ông Trí rất tâm đắc với nội dung các hành vi cần thực hành tốt của cán bộ nhân viên y tế được tập huấn trong lần này. Ông Trí cho rằng, cả30 hành vi cần điều chỉnh đều rất thiết thực bởi có những cái mình đang thiếu, có cái mình đang yếu. "Rõ ràng, thiếu nụ cười với người bệnh quá. Chỉ một nụ cười thôi mà khó khăn, thiếu quá. Có người nói với tôi, em tiêm truyền cả ngày, mệt rũ người còn cười gì nữa. Tôi cho rằng nói vậy không đúng. Cùng là tiêm, nhưng nếu mình có lời nói động viên người bệnh, cái động tác tiêm của mình nhẹ nhàng, khi rút kim ra đừng rút mạnh một cái mà hãy đè cái bông vào vị trí mũi kim, giữ lại từ từ rút ra... có phải đỡ đau đớn hơn không", GS Trí bày tỏ.
GS Trí cho rằng, khi người bệnh biết mình bị bệnh, nhất là bệnh nan y, bản thân họ cũng như người thân thực sự sụp đổ, đau khổ, đã không có lời động viên được thì cũng đừng có xả mắng họ. Nó là phẩm chất, là nhân cách của chính chúng ta. Vì thế, cái lợi trước mắt khi giao tiếp tốt với người bệnh, đó sẽ thể hiện anh là một con người tốt.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế, để cải thiện vấn đề y đức, giao tiếp cần thực hiện từ bác sĩ, điều dưỡng đến người gác cổng, đặc biệt tập trung vào nhóm điều dưỡng bởi họ là người giao tiếp trực tiếp với bệnh nhân nhiều nhất, chiếm đến 60% nhân lực bệnh viện.
Cùng quan điểm này, ông Phạm Đức Mục, Phó Cục trưởng Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết, muốn nâng cao y đức trong ngành y trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ điều dưỡng, bởi hơn 60% người bệnh khi vào viện thường tiếp xúc trực tiếp với điều dưỡng đầu tiên và suốt quá trình điều trị. Vì thế, phải tuyên truyền, tập huấn để người điều dưỡng hiểu hơn nữa về văn hóa phục vụ, tôn trọng bệnh nhân, thiết lập mối quan hệ điều dưỡng - bệnh nhân tốt hơn để hướng tới hình ảnh người điều dưỡng thân thiện.
"Cũng một phần do áp lực công việc, người điều dưỡng đang phải hành nghề trong môi trường khó khăn, lẽ ra chỉ chăm 8 - 10 bệnh nhân mà nay phải chăm vài chục người nên họ mới chỉ làm nghề, mà chưa để ý nhiều đến tâm trạng. Trong đợt tập huấn này, chúng tôi đã xây dựng kỹ những hành vi cụ thể. Như vấn đề chào hỏi, cảm ơn bệnh nhân, nói chuyện với bệnh nhân. Nhờ bệnh nhân mà mình được hành nghề, nguồn tài chính cho bệnh viện được tăng thêm, thêm thu nhập... vậy tại sao mình không thể nói cảm ơn bệnh nhân. Chắc chắn tiến đến phải thực hiện bằng được nhân viên y tế nói lời cảm ơn bệnh nhân, chỉ là sớm hay muộn", ông Mục khẳng định.
Để đạt mụt tiêu này, Bộ Y tế sẽ tổ chức thêm 9 buổi tập huấn về giao tiếp, ứng xử cho cán bộ chủ chốt của các bệnh viện trong thời gian tới.
Theo Dantri
Nhuộm gà con để bán giá cắt cổ Mấy ngày nay, trên nhiều tuyến đường tại TP.HCM xuất hiện hàng loạt điểm bán gà con có màu sắc sặc sỡ, mà người bán gọi là gà lông vũ, gà lông nhung, gà bảy màu... Sáng 20.9, tại khu vực mũi tàu đường Trường Chinh, P.15, Q.Tân Bình có khoảng 10 điểm bán loại gà này và thu hút khá nhiều người...