Bệnh nhân chờ nửa ngày mới được xuất viện
Ở bệnh viện ròng rã nhiều ngày, bệnh nhân và thân nhân đều mệt mỏi, chỉ mong sớm được về nhà nghỉ ngơi. Thế nhưng đến khi bác sĩ báo được xuất viện, bệnh nhân đã phải chờ đợi trước đó cả nửa ngày…
Quá tải bệnh viện là một phần nguyên nhân khiến bệnh nhân đợi lâu khi làm các thủ tục – ẢNH: DUY TÍNH
Theo Sở Y tế TP.HCM, năm 2020 có 18.395 lượt ý kiến phản ánh không hài lòng được ghi nhận qua hệ thống máy khảo sát tự động tại các bệnh viện (BV). Các nội dung không hài lòng khi đến BV gồm: dịch vụ giữ xe; khâu mua thuốc, cấp phát thuốc bảo hiểm y tế (BHYT) chờ lâu; nhà vệ sinh không sạch sẽ; chỗ ngồi chờ khám, chờ xét nghiệm; cách hỏi bệnh và thăm khám của bác sĩ (BS); thời gian chờ làm xét nghiệm, siêu âm, chụp phim…
Trong khi đó, kết quả khảo sát trải nghiệm bệnh nhân (BN) nội trú ở 79 BV công lập và tư nhân tại TP.HCM cho thấy hiện còn trên 40% BN chưa hài lòng với thủ tục nhập khoa nội trú, hơn 20% BN chưa hài lòng với thủ tục xuất viện và BS khám bệnh trước khi vào khoa nội trú. Riêng với thủ tục xuất viện, BN than phiền mất trung bình 450 phút (7,5 giờ) để hoàn tất thủ tục xuất viện.
Điệp khúc “chờ”
Lãnh đạo một BV công lập hạng 1 tại TP.HCM cho biết quy trình nhập viện, xuất viện của BN không có gì phức tạp, nhanh hay chậm một phần là do người thực hiện. Như việc BN nhập viện, theo quy trình BN “chờ” BS khám. BS khám xong chỉ định làm các xét nghiệm. BN đi một vòng “chờ” làm các xét nghiệm cần thiết rồi quay trở lại “chờ” BS xem kết quả, nếu đúng bệnh phải nhập viện thì BS chỉ định nhập viện.
Video đang HOT
Sau đó, BN đi đóng tiền tạm ứng, di chuyển lên khoa nội trú. Nhưng hộ lý thường chờ gom nhiều hồ sơ thì mới dẫn BN đi 1 lần, nên người trước phải “chờ” người sau. Mà muốn đưa BN về các khoa thì phải “chờ” lái xe (xe điện nếu đi xa, hoặc dẫn đi bộ). Như vậy, thời gian để BN đến khoa nội trú sẽ kéo dài vì điệp khúc… “chờ”.
Theo lãnh đạo BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM, trung bình tại BV mỗi ngày có từ 20 – 25 ca nhập viện, BN mất từ 60 – 90 phút kể từ khi đăng ký khám bệnh, gặp BS khám, đi chụp X-quang và quay lại BS cho nhập viện. Chưa tính BN nhập viện cấp cứu, nhập mổ trong ngày. Việc cải cách các thủ tục hành chính kéo giảm được 20 – 30% thời gian cho BN.
Đặt vấn đề cải cách ra sao để không xảy ra việc BN than phiền chờ đợi lâu để nhập viện, BS Phạm Quốc Dũng, Giám đốc BV Q.11, cho rằng việc làm các xét nghiệm cần thiết để có chỉ định nhập viện đúng cho BN. Tùy vào lượng BN đông hay ít, nhưng những BN khi đến BV khám, BS thấy có dấu hiệu nặng cần nhập viện điều trị ngay thì không cần phải làm các xét nghiệm trước.
Vì sao xuất viện phải mất gần nửa ngày?
Theo lãnh đạo một BV công lập hạng 1, với BN xuất viện, thông thường từ 8 – 9 giờ sáng mỗi ngày, BS điều trị khám, đánh giá và cho xuất viện. Nhưng mỗi buổi sáng, BS thường khám nhiều BN. Khi BS khám xong hết các BN, ghi hồ sơ thì đến khoảng 10 – 11 giờ, điều dưỡng phòng bệnh, điều dưỡng hành chính tiếp cận hồ sơ, hoàn tất hồ sơ bao gồm cả tính danh mục kỹ thuật, thuốc, phần chi phí BHYT trả, phần người bệnh trả; và điều dưỡng hành chính gom hết hồ sơ lại.
Khoảng 13 giờ, điều dưỡng hành chính từ các khoa đưa hồ sơ xuất viện về phòng kế hoạch tổng hợp duyệt; lúc này thì có hàng chục đến hàng trăm hồ sơ về cùng lúc. Hồ sơ thiếu sót thì phòng kế hoạch tổng hợp phải trả về khoa sửa lại; hồ sơ duyệt thì chuyển đến phòng tài chính duyệt tiếp, nếu sai thì trả về sửa tiếp. Tiếp theo là hàng trăm BN hoặc thân nhân đứng chờ thanh toán viện phí. Lúc này là khoảng 14 – 15 giờ.
Về giải pháp để BN không chờ xuất viện lâu, theo BS Phạm Quốc Dũng: “Với BN xuất viện, chúng tôi đang tiến hành cải cách là ở mỗi ca trực, điều dưỡng trước khi bàn giao ca phải hoàn tất luôn phần thủ tục hành chính cho BN, tức thống kê danh mục kỹ thuật, thuốc BN sử dụng, tính toán luôn phần chi phí sử dụng cho BN. Khi BN xuất viện thì không cần tính toán lại, như vậy sẽ rất nhanh”. Ông Dũng còn cho biết thêm, cần phải giải quyết BN xuất viện trong 1 buổi.
Ví dụ, buổi sáng BN được cho xuất viện thì 11 giờ trưa sẽ rời khỏi BV; buổi chiều cho xuất viện thì 14 giờ BN sẽ rời BV. Mặt khác, với việc thực hiện số hóa, chữ ký số, BN đến khám hay xuất viện, khi BS ra toa thuốc thì khoa dược cũng nhận được ngay và soạn sẵn thuốc, BN chỉ cần đến đưa toa và nhận thuốc, việc này rút ngắn được thời gian chờ cho BN rất nhiều.
Lý giải ca tái dương tính Covid-19 ở Hà Nội
Bệnh nhân 1150 tái dương tính không phải là trường hợp hiếm tại Việt Nam. Trường hợp lâu nhất từng tái dương tính sau 52 ngày.
Hà Nội vừa công bố trường hợp bệnh nhân 1150, 55 tuổi tái dương tính sau 4 ngày xuất viện. Ca bệnh 1150 được công bố ngày 24/10, là ca nhập cảnh trở về từ Pháp, được cách ly tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bệnh nhân này từng có thời gian điều trị 37 ngày tại Trung tâm Y tế huyện Long Điền với nhiều lần xét nghiệm trước khi xuất viện trở về nhà.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết, việc xuất hiện các ca bệnh Covid-19 tái dương tính không phải là vấn đề mới, nhiều nước trên thế giới cũng ghi nhận rất nhiều, do vậy người dân không nên quá lo lắng. Tại Trung Quốc từng ghi nhận tới 12.000 ca tái dương tính.
"Khi theo dõi dịch tễ các ca tái dương tính ở Nhật Bản, Trung Quốc... đều không lây nhiễm cho bất kỳ trường hợp nào dù họ đã về cộng đồng cách ly. Những người F1 tiếp xúc gần cũng hoàn toàn âm tính", GS Kính nói.
Hầu hết những trường hợp tái dương tính không có dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.
Tại Việt Nam, khi nuôi cấy lại virus từ những ca tái dương tính, virus đều không phát triển. Xét nghiệm F1 cũng không ai bị nhiễm. Qua theo dõi đến nay Việt Nam đã ghi nhận hàng chục ca tái dương tính nhưng chưa có ca nào lây nhiễm ra cộng đồng, xét nghiệm máu thấy có kháng thể, là bằng chứng khẳng định tái dương tính.
Vào thời điểm tháng 5, bệnh nhân 188, nhân viên công ty Trường Sinh làm việc tại Bạch Mai được phát hiện tái dương tính sau 52 ngày ra viện. Đây là trường hợp tái dương tính sau ra viện lâu nhất tại Việt Nam.
PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương giải thích thêm, kết quả nuôi cấy virus từ các ca dương tính trong suốt 1 tuần không thấy nhân lên, không đủ nồng độ lây nhiễm cho tế bào hay khuyếch đại lên tế bào nên không có khả năng lây cho người khác.
Theo WHO, những bệnh nhân Covid-19 giai đoạn đầu hoặc đang hồi phục sẽ có nồng độ virus ở ranh giới giữa âm và dương tính. Trong khi đó, xét nghiệm RT-PCR chỉ xác định được ARN (một mảnh trong cấu trúc) của virus, một số trường hợp khỏi bệnh virus SARS-CoV-2 đã chết nhưng vẫn còn vài mảnh xác lưu lại trong mô. Nên khi đưa mẫu bệnh phẩm vào xét nghiệm vẫn cho kết quả dương tính.
Tại Hàn Quốc từng thực hiện nghiên cứu với 285 người tái dương tính nhiều lần, cho thấy những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục vẫn có thể phát hiện các ARN trong mẫu bệnh phẩm đường hô hấp trên sau 3 tháng khỏi bệnh. 790 trường hợp tiếp xúc gần với các bệnh nhân này đều không có ai bị nhiễm bệnh.
Các nỗ lực phân lập virus từ 108 bệnh nhân trong số này cũng không thành công do virus không có khả năng nhân lên. Hàn Quốc cũng cho biết, có gần 45% bệnh nhân tái dương tính không có triệu chứng.
Thêm 4 ca COVID-19 được cách ly ngay khi nhập cảnh 18h ngày 5/12, Bộ Y tế công bố thêm 7 ca COVID-19 mới, nâng tổng số người nhiễm SARS-CoV-2 tại nước ta lên 1.365. Theo Bộ Y tế, các bệnh nhân được cách ly ngay khi nhập cảnh, không có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. BN1362 ghi nhận tại TP.HCM: Nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Ngày 7/11, bệnh nhân...