Bệnh nhân chạy thận hành nghề móc túi
Vì chạy thận tốn kém, Trọng đã nghĩ ra cách trộm đồ của người khác để lấy tiền chạy chữa cho mình.
Tăng Văn Trọng (SN 1987) trú tại phường Chí Linh, TP Hải Dương là công nhân nhà máy điện Quảng Ninh. Trọng này sớm mắc bệnh nặng khi thường xuyên phải lên Bệnh viện Bạch Mai chạy thận. Vì thời gian chạy thận quá lâu, tốn kém, Trọng lại không kiếm ra tiền nên nghĩ cách trộm cắp tài sản.
Trọng và số tang vật bị thu giữ.
Khoảng 2h sáng 29/5, Trọng lang thang ra ngoài khu có nhiều người nhà bệnh nhân ngồi vạ vật ngủ bên ngoài sảnh của bệnh viện. Nhìn thấy một phụ nữ ngồi ngủ, bên cạnh là chiếc túi xách tay, Trọng khẽ mở túi, móc được một chiếc dây chuyền và 500 nghìn tiền mặt. Thanh niên này mang chiến lợi phẩm về, nhanh chóng cất dây chuyền dưới gối nằm của mình.
Bảo vệ Bệnh viện Bạch Mai đã phát hiện và lật tẩy Trọng. Thanh niên này khai, vì chạy thận, mệt nên không ngủ được. Khi đi lang thang qua chỗ người nhà bệnh nhân, thấy người phụ nữ ngủ, hớ hênh nên đã móc túi. Trọng đã giao nộp toàn bộ đồ đã trộm cắp lại, trả người bị hại.
Video đang HOT
Trước đó, khoảng 2h sáng 28/5, cũng tại Khoa Ngoại, bệnh viện Bạch Mai đã xảy ra vụ trộm cắp hòm tiền từ thiện để ngay ngoài sảnh. Cơ quan điều tra làm rõ, thủ phạm là Khổng Thanh Sơn (SN 1985) trú tại phòng 204B, tập thể bệnh viện Bạch Mai, phường Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Thanh niên này bị nghiện ma tuý nên thường xuyên vào bệnh viện Bạch Mai nhằm mục đích trộm cắp tài sản. Khi thấy hòm từ nhiện nhiều tiền, Sơn đã dùng kéo cậy tung tai khóa và ẵm hết số tiền bên trong.
Sơn ôm đống tiền đa số là tiền lẻ đi chưa kịp sử dụng thì bị bắt.
Mai phương
Theo infonet
Sinh viên nghiên cứu máy rửa quả lọc chạy thận nhân tạo
Sáng 7/1, lễ trao giải thưởng "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam" tổ chức tại Hà Nội. Công trình nghiên cứu hệ thống rửa quả lọc để tái sử dụng trong chạy thận nhân tạo của nhóm sinh viên Bách khoa giành giải nhất.
Với sự hướng dẫn của thầy Vũ Duy Hải và Phạm Mạnh Hùng, công trình nghiên cứu máy rửa quả lọc trong chạy thận nhân tạo của nhóm sinh viên Nguyễn Minh Đức, Lê Văn Quyền, Nguyễn Tiến Tân va Nguyễn Thị Anh Đào được đánh giá rất cao. Ngoài giải nhất của Bộ GD&ĐT, nhóm còn nhận được huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo của Trung ương Đoàn TNCS HCM.
Lê Văn Quyền cho biết, ý tưởng về công trình nghiên cứu được đưa ra từ thực tiễn cuộc sống, chứng kiến những người chạy thận với chi phí rất đắt đỏ. Cả nhóm sinh viên và giáo viên hướng dẫn phân tích, nếu tận dụng được quả lọc thì sẽ tiết kiệm cho người bệnh rất nhiều. Vậy là nhóm bắt tay nghiên cứu thiết kế máy rửa quả lọc, tăng số lần sử dụng để giảm chi phí cho người bệnh.
Để làm được công việc này, các thành viên phải đến bệnh viện tìm hiểu quá trình rửa quả lọc ở bệnh viện. Nhiều lần quan sát các bác sĩ ở Bệnh viện Bạch Mai rửa quả lọc bằng tay, các thành viên đã ghi chép, phân tích và nghiên cứu. Sau hơn một năm, chiếc máy rửa quả lọc ra đời.
Các tác giả giành giải nhất "Tài năng khoa học trẻ Việt Nam". Ảnh: Hoàng Thùy.
Quyền chia sẻ, nếu rửa bằng tay thì phần kiểm định chất lượng chỉ là định tính bằng mắt, trong khi lượng nước, hóa chất rửa không tối ưu. Nếu thay bằng chiếc máy rửa chúng ta sẽ kiểm soát được dung dịch và nước khi rửa, từ đó tăng số lần tái sử dụng của quả lọc.
Khi đó, chi phí cho mỗi lần chạy thận sẽ giảm xuống, và số người suy thận được chạy chữa sẽ tăng lên. Nếu một quả lọc rửa tay có thể dùng 3-5 lần thì khi rửa máy có thể dùng 7-10 lần, tối đa 15 lần (Bộ Y tế cho phép). Số lần sử dụng sẽ gấp đôi.
"Việc chế tạo chiếc máy này cũng là tâm huyết của các thầy trong việc phát triển máy móc chữa bệnh cho người dân. Tham vọng của nhóm hướng tới chuyên môn hóa và sản xuất máy với số lượng lớn đưa vào sử dụng", Quyền tâm sự.
Trong lễ trao giải, công trình mô hình gậy có gắn đèn và âm thanh cho người khiếm thị của nhóm sinh viên Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Anh Tuấn, Hồ Phạm Uyên Phương và Nguyễn Thị Thùy Dung (ĐH Sư phạm TP HCM) cũng được nhiều người quan tâm.
Cầm trên tay bằng khen giải nhất của Bộ GD&ĐT, Phương cho biết, ý tưởng về cây gậy được hình thành từ chính khó khăn trong cuộc sống của nhóm. Cả bốn người đều khiếm thị, mỗi lần tham gia giao thông rất khó khăn khi đường phố luôn nghìn nghịt xe qua lại.
"Mỗi khi sang đường chúng em phải vất vả lắm, chỉ mong ước có một chiếc gậy phát sáng vào ban đêm, có chuông khi sang đường. Và trong hoàn cảnh đó, cả nhóm đã cùng mày mò biến ước mơ thành hiện thực", Phương cho hay.
Theo VNE
Cậu học sinh nghèo không có tiền chạy thận Gia cảnh khó khăn, không có đủ tiền để lọc máu và thay thận, ngày ngày em Nguyễn Văn Long, học sinh lớp 9 trường THCS Quảng Chính, huyện Quảng Xương đang phải đối diện với cái chết do bị căn bệnh suy thận quái ác giai đoạn cuối. Theo lời giới thiệu của các thầy cô trường THCS Quảng Chính, huyện Quảng...