Bệnh nhân cấp cứu phải chờ 3 giờ để qua chốt vào Hà Nội
Đón bệnh nhân bị động kinh từ 22h30 ở Hải Dương nhưng đến 3h sáng hôm sau, xe cứu thương mới đưa được bệnh nhân tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).
2h ngày 26/7, các phương tiện nối đuôi nhau dài khoảng hơn 1 km trước chốt chặn số 5 (cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đoạn nối vào cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn. Thời điểm này, chủ yếu là xe tải hạng nặng, xe container bị kẹt lại.
“Nhiều xe container không có phù hiệu luồng xanh, họ biết không được qua chốt trong khi vòng về cũng tốn xăng dầu nên đỗ xe giữa đường và ngủ luôn. Tôi rất bức xúc bởi điều này làm các phương tiện phía sau rất khó di chuyển lên”, một tài xế cho biết.
“Nhiều xe container không có phù hiệu luồng xanh, họ biết không được qua chốt trong khi vòng về cũng tốn xăng dầu nên đỗ xe giữa đường và ngủ luôn. Tôi rất bức xúc bởi điều này làm các phương tiện phía sau rất khó di chuyển lên”, một tài xế cho biết.
“Nhiều xe container không có phù hiệu luồng xanh, họ biết không được qua chốt trong khi vòng về cũng tốn xăng dầu nên đỗ xe giữa đường và ngủ luôn. Tôi rất bức xúc bởi điều này làm các phương tiện phía sau rất khó di chuyển lên”, một tài xế cho biết.
Tại lán xem xét giấy tờ, nhiều tài xế rất sốt ruột vì đều phải chờ rất lâu mới có thể đến được công đoạn này.
Anh Trương Hữu Hòa (áo trắng bìa trái ảnh) đi xe cá nhân 5 chỗ từ Thái Nguyên về nhà ở Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội, nhưng bị từ chối cho qua chốt. “Theo quy định tôi đọc trên báo, với người có hộ khẩu ở Hà Nội thì chỉ cần giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Tôi có giấy xác nhận đây mà họ không duyệt cho qua. Tôi từ quê ở Thái Nguyên, vùng không có dịch, về nhà ở Thổ Quan cũng không có ca mắc nào”, anh Hòa trình bày.
Chở bệnh nhân từ TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương, đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, anh Nguyễn Văn Khu cho biết xe đã kẹt ở điểm này khoảng 2 giờ. Theo điều dưỡng Vương Văn Linh, bệnh nhân trên xe bị động kinh. “Khi đang làm việc tại công ty, bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép và ngã gãy tay. Người nhà đã thuê xe cấp cứu đưa bệnh nhân lên bệnh viện ở Hà Nội. Trong quá trình di chuyển cũng như chờ đợi, bệnh nhân chưa tái phát cơn động kinh, nếu xảy ra tình huống này sẽ rất nguy hiểm”, nam điều dưỡng cho hay.
Cập nhật với Zing lúc 3h, chiếc xe đã qua được chốt sau khoảng 3 giờ chờ đợi và lập tức đi thẳng đến Bệnh viện Bạch Mai. “Bệnh nhân ban đầu khi liên hệ với bệnh viện thì không được tiếp nhận do chưa xét nghiệm Covid-19. Tuy nhiên, tình trạng của bệnh nhân trở nặng, các bác sĩ nhận và đưa vào phòng Cấp cứu”, điều dưỡng Linh thông tin.
Trong khi đó, anh Phạm Văn Hậu đang rất sốt ruột khi phải soi đèn và đếm từng con gà đang chết dần. Nam tài xế cho biết anh ở Ninh Bình, đi Thái Nguyên bắt 1.000 con gà (ước tính hơn một trăm triệu đồng) về nhà để bán. Tuy nhiên, xe của anh bị tắc trước chốt chặn số 5 suốt 4 giờ khiến các con gà chết dần vì nóng, thiếu oxi, nước…
“Nhìn từng con gà hấp hối tôi rất xót, tiền của cả, lại còn là động vật nên nhìn chúng vậy tôi cũng thương. Tôi chưa có phù hiệu luồng xanh, tí chắc không được qua chốt mà phải quay đầu. Vậy là chuyến này trắng tay”, anh Hậu tâm sự và cho biết bản thân rất ủng hộ việc lập chốt, kiểm soát dịch bệnh. Để các thương lái như anh không bị thiệt hại thì lực lượng chức năng nên có thông báo, chỉ dẫn từ xa với những điểm giao cắt để xe chưa đủ điều kiện sẽ chủ động quay đầu luôn, không bị trong tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”.
Theo ghi nhận của Zing , các xe hầu hết đều đã đăng ký “luồng xanh”. Anh Nguyễn Trung Anh được công ty đăng ký “luồng xanh” chở vật tư y tế phục vụ công tác phòng chống dịch. “Thời gian cấp phù hiệu này khoảng một ngày, tôi phải cẩn thận in nhiều bản đề phòng rách hay ướt hỏng. Phù hiệu của tôi có hiệu lực trong 5 ngày và chỉ được lưu thông trên tuyến đường đi Lạng Sơn – Hà Nội”, anh Trung Anh nói.
Đợi hơn 3 giờ chưa qua được chốt, ông Nguyễn Thành Tiến tranh thủ xuống đường cho thoáng. Trước mặt ông còn khoảng 30 xe đang đợi qua chốt.
Ông Tiến được công ty đăng ký và gửi “giấy thông hành” qua điện thoại do xe xuất phát trước khi được phê duyệt phù hiệu. “Đợi chờ nhích từng mét trong suốt 3 giờ khiến xe tôi tốn khoảng 50 lít dầu, ước tính khoảng 1,5 triệu đồng”, ông Tiến nói.
Ông Lê Văn Phúc vui mừng kể với phóng viên về phù hiệu được công ty gửi qua điện thoại. Xe ông chở đồ vải từ Lạng Sơn đi xuất khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh).
Khi được duyệt, tài xế các xe có phù hiệu “luồng xanh” phải khai báo y tế mới đủ điều kiện qua chốt.
Từ 6h ngày 24/7, Hà Nội áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 17 của UBND TP (dựa trên nguyên tắc Chỉ thị 16 của Thủ tướng). Trong đó, Sở GTVT Hà Nội yêu cầu chỉ những xe vận tải đã đăng ký “luồng xanh” mới được đi vào Hà Nội. Cụ thể, xe được đăng ký “luồng xanh” là những xe chở hàng hóa thiết yếu phục vụ an sinh xã hội, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, vận chuyển thiết bị, vật tư và sinh phẩm y tế phục vụ phòng chống dịch Covid-19, ga, xăng dầu; chở hàng cứu trợ.
Tăng cường thực hiện Chỉ thị 16 tại TP.HCM: Giám sát chặt các ca F0, F1 cách ly tại nhà
Trong số nhiều nội dung chỉ đạo, lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà.
Bệnh nhân dương tính Covid-19 điều trị tại Bệnh viện hồi sức Covid-19 TP.HCM. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong vừa ký ban hành văn bản khẩn gửi các sở, ban ngành, TP.Thủ Đức, quận huyện về việc tiếp tục tăng cường mạnh mẽ các biện pháp thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo tinh thần Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 12-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy.
Theo UBND TP, trước tình hình Covid-19 diễn biến nhanh, khó lường, để ngăn chặn số ca nhiễm mới, hạn chế tối đa trường hợp tử vong, bảo vệ hệ thống y tế và khả năng điều trị, cứu chữa bệnh nhân; UBND TP chỉ đạo tập trung thực hiện một số biện pháp.
Theo đó, thời gian thực hiện các nội dung này từ 24.7 đến hết ngày 1.8, đồng thời chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND TP nếu để xảy ra trường hợp không chấp hành nghiêm quy định trên địa bàn, lĩnh vực được phân công phụ trách.
Bản tin Covid-19 ngày 24.7: Cả nước công bố 9.256 ca bệnh; TP.HCM, Hà Nội phải dùng biện pháp mạnh
Kiểm soát chặt chẽ tại nhà với F0, F1
Cụ thể, về nâng cao hiệu quả công tác xét nghiệm, điều trị và tiêm vắc xin, cần truy vết, xét nghiệm nhanh, tìm nguồn F0 và cách ly F1 sớm, tránh lây lan trong cộng đồng; phát huy thế mạnh của xét nghiệm test kháng nguyên nhanh tại các vùng nguy cơ rất cao, nguy cơ cao, điểm nóng để quét nhanh, bóc tách trường hợp nghi nhiễm và nhiễm Covid-19 ra khỏi cộng đồng. Đồng thời, tổ chức chặt chẽ đội nhóm trực 24/24 để tiếp nhận thông tin tại từng khu phố, ấp và đáp ứng kịp thời xét nghiệm cho người có triệu chứng, người có yếu tố dịch tễ (kể cả trong khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ hay khu vực cộng đồng ít nguy cơ).
Thực hiện tốt công tác theo dõi F0 tại các cơ sở cách ly tập trung tại TP.Thủ Đức và các quận huyện, bệnh viện dã chiến tiếp nhận điều trị Covid-19 và phát huy Đội phản ứng nhanh của các quận, huyện và TP.Thủ Đức để kịp thời xử lý ngay khi người bệnh có dấu hiệu chuyển nặng.
Công tác tiêm vắc xin đợt 5 đang triển khai. ẢNH: NGỌC DƯƠNG
UBND TP cũng yêu cầu Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP, bệnh viện thu dung, điều trị và các quận, huyện, TP.Thủ Đức thực hiện nghiêm việc cập nhật thông tin liên quan đến công tác xét nghiệm, cách ly, điều trị Covid-19 để Trung tâm cấp cứu 115 TP có số liệu đầy đủ, chính xác, kịp thời nhằm giúp điều hành tốt công tác chuyển viện, cấp cứu bệnh nhân trong thời gian sớm nhất nhằm giảm thiểu tử vong.
Về công tác tổ chức tiêm vắc xin, UBND TP.HCM nhấn mạnh cần tập trung thực hiện kế hoạch tiêm vắc xin đợt 5 đảm bảo an toàn, công bằng, minh bạch. Trong đó, cần ưu tiên cho người cao tuổi (trên 65 tuổi) và người có bệnh nền; với mục tiêu là tiêm an toàn, không chạy theo tiến độ, thực hiện đúng tinh thần giãn cách. Đồng thời đẩy nhanh công tác đàm phán và mua vắc xin, phấn đấu đến quý 1/2022 sẽ có 2/3 dân số TP được tiêm vắc xin Covid-19.
Hỗ trợ người lao động kịp thời
Về đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, tổ chức thực hiện phương án cung ứng hàng hóa phù hợp trên cơ sở tình hình, diễn biến dịch bệnh hiện nay; hỗ trợ nguồn hàng hóa, lương thực thực phẩm thiết yếu cho các quận, huyện, TP.Thủ Đức để kịp thời phân phối đến người dân tại các khu cách ly, khu phong tỏa và bệnh viện dã chiến.
Đối với công tác hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, UBND TP giao Sở LĐ-TB-XH TP tiếp tục đẩy nhanh thực hiện giải ngân gói an sinh xã hội cho người lao động không giao kết hợp đồng lao động; người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; các hộ kinh doanh cá thể bị dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền. Khẩn trương rà soát, đề xuất, tiến hành hỗ trợ đối với các lao động tự do không đủ điều kiện được hỗ trợ.
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân vi phạm về phòng chống dịch
Về công tác đảm bảo giao thông, an ninh trật tự, an toàn phòng chống cháy nổ trên địa bàn TP, UBND TP.HCM giao Công an TP chủ trì, phối hợp với các ban, ngành tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp TP, trong đó chỉ thực hiện kiểm tra đối với các phương tiện có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật về phòng, chống dịch và an toàn giao thông. Không thực hiện kiểm tra phòng, chống dịch tại chốt kiểm soát dịch trên tất cả các tuyến giao thông đối với phương tiện vận tải hàng hoá có giấy nhận diện phương tiện (QR code) do Sở GTVT tỉnh, TP trực thuộc T.Ư cấp nhằm tạo điều kiện lưu thông hàng hoá.
Đồng thời, chỉ đạo công an địa phương tham mưu tổ chức các chốt trạm kiểm soát cấp quận, huyện, TP.Thủ Đức và tổ tuần tra xử lý đảm bảo khép kín địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, Chỉ thị 16, Chỉ thị 12 hoặc lợi dụng tình hình dịch bệnh để hoạt động phạm tội hoặc xuyên tạc, kích động, chống phá trên địa TP.
UBND TP cũng giao cho UBND TP.Thủ Đức, các quận huyện xử lý các vấn đề nhân đạo tại địa bàn, khu điều trị. Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát vai trò người đứng đầu UBND phường, xã, thị trấn trong xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết, bảo đảm các chỉ đạo của các cấp phải được tổ chức triển khai kịp thời đến từng khu phố, ấp và hộ dân.
Ngoài ra, củng cố phát huy vai trò của tổ giám sát và tuyên truyền Covid-19 cộng đồng để kiểm tra, giám sát thực hiện nghiêm túc các quy định trong khu vực phong tỏa, khu cách ly tập trung trên địa bàn quản lý, nhất là giám sát, quản lý chặt chẽ các gia đình có ca F0, F1 thực hiện cách ly tại nhà và thực hiện cưỡng chế, xử phạt thật nghiêm đối với người vi phạm theo quy định.
Thêm 10 trường hợp mắc COVID-19, Hà Nội ghi nhận tổng 48 ca bệnh trong ngày Vào 18h ngày 23/7, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo ghi nhận thêm 10 trường hợp mắc COVID-19 mới, liên quan đến 5 chùm ca bệnh trước đó và 2 trường hợp được phát hiện qua sàng lọc người ho sốt tại cộng đồng. Trong 10 trường hợp được ghi nhận tối 23/7 có: 03 bệnh nhân thuộc...