Bệnh nhân cấp cứu có thể tốn tiền tỷ nếu không có bảo hiểm y tế
Từ 1.6, viện phí được điều chỉnh ở nhóm không có bảo hiểm y tế(BHYT). Khi đó, người bệnh sẽ phải bỏ hàng trăm triệu đồng, thậm chí tiền tỷ cho những tai nạn đa chấn thương, bệnh cấp tính hiểm nghèo.
Theo ông Nguyễn Nam Liên – Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế), bắt đầu từ 1.6, hơn 1.900 dịch vụ kỹ thuật sẽ được điều chỉnh giá ở nhóm bệnh nhân không có BHYT, ngang bằng với mức giá mà người có BHYT đang chi trả hiện nay.
“Tuy nhiên, để tránh tác động mạnh đến đời sống kinh tế, việc điều chỉnh viện phí sẽ không đồng loạt tăng ở tất cả 63 tỉnh thành. Trước mắt, từ 1.6, các bệnh viện được cơ quan có thẩm quyền phân loại là đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ được tăng giá. Còn các cơ sở y tế khác ở các tỉnh, thành phố, sẽ được chia làm 3 đợt. Đợt 1 vào tháng 8.2017 sẽ điều chỉnh viện phí ở 30 tỉnh, đợt 2 vào tháng 10.2017 điều chỉnh ở 15 tỉnh và đợt 3 vào tháng 12, điều chỉnh ở các tỉnh còn lại” – ông Liên cho biết.
Như vậy, từ 1.6, mới chỉ có hơn 50 bệnh viện bao gồm bệnh viện tuyến Trung ương, bệnh viện ngành hạng 1… điều chỉnh viện phí ở nhóm bệnh nhân không có BHYT.
Bệnh nhân Nguyễn Thị H (Ba Vì, Hà Nội) không có BHYT, bị nhiễm độc thai nghén, điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực (BV Bạch Mai) 20 ngày đã hết 250 triệu tiền viện phí (Ảnh Diệu Linh)
Theo ông Lê Văn Phúc – Phó ban Phụ trách Ban Thực hiện chính sách Bảo hiểm y tế (BHYT), giá viện phí lần được điều chỉnh sẽ tăng khoảng 20-30% so với mức giá cũ, nhiều dịch vụ tăng 2-4 lần.
Một số dịch vụ giá cao như: ngày điều trị hồi sức tích cực tại BV hạng đặc biệt cũng tăng gấp đôi lên 677.100 đồng; BV hạng 1 là 632.200 đồng, BV hạng 2 là 568.900 đồng. Đối với ngày giường bệnh hồi sức cấp cứu, chống độc, các mức tương ứng là: 362.800 đồng/ngày, 335.900 đồng/ngày, 279.100 đồng/ngày; tại BV hạng 3 là 245.700 đồng/ngày và BV hạng 4 là 226.000 đồng/ngày…
Theo ông Phúc, giá giường điều trị hồi sức tích cực tăng 2-4 lần, với mức cao nhất gần 700.000 đồng là một gánh nặng lớn cho các bệnh nhân cấp cứu, bị bệnh nặng, phải nằm hồi sức cấp cứu vài tuần, thậm chí vài tháng.
Video đang HOT
Ông Phúc cho biết, có nhiều dịch vụ chỉ tăng 20-30% nhưng giá tiền vài triệu đến vài chục triệu nên số tiền mà bệnh nhân không có BHYT phải chi trả rất lớn. “Rất ít ai đi viện mà chỉ khám bệnh, trả vài chục nghìn rồi về, nhất là những bệnh nhân nặng, tai nạn, phải thực hiện nhiều dịch vụ kỹ thuật cao, mổ xẻ, truyền máu…” – ông Phúc nói.
Ví dụ như chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng, nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng… Chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng…
Nông dân Nguyễn Thị B (Hoài Đức, Hà Nội) bất ngờ bị viêm đa rễ thần kinh, 10 ngày chữa trị tại BV Bạch Mai tốn 300 triệu đồng. Chồng bà B đã bán mọi đồ vật giá trị trong nhà, vay mượn khắp nơi không đủ (Ảnh BSCC)
GS-TS Nguyễn Gia Bình – Trưởng khoa Hồi sức tích cực (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tiền giường ở đây là gần 700.000 đồng/ngày, các bệnh nhân nhập viện nằm viện “nhẹ nhàng” cùng mất 2-3 tuần, có bệnh nhân nằm vài tháng. Riêng tiền giường cũng đã mất hơn 100 triệu đồng. Các bệnh nhân tới khoa đều rất nặng, thường viêm não, viêm cơ tim, nhiễm trùng huyết, suy đa tạng, tổn thương tim phổi, suy gan cấp nên phải tiến hành lọc máu, dùng kháng sinh đặc trị, thậm chí phải dùng đến cả kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO), mỗi ngày nằm ở khoa phải chi phí vài chục triệu. Do đó trung bình một bệnh nhân ở khoa Hồi sức tích cực phải tiêu tốn 300-400 triệu viện phí. Có không ít bệnh nhân phải chi đến tiền tỷ.
“Một số bệnh mãn tính như ung thư, viêm gan, đái tháo đường tiền điều trị cũng cao nhưng bệnh nhân biết mình có bệnh là đi mua BHYT, do đó, bệnh nhân ở nhóm bệnh mãn tính có đến gần 100% có BHYT. Còn một số bệnh nhân không có BHYT nhập viện tại khoa Hồi sức tích cực đều là bệnh nhiễm trùng, tai biến, tai nạn bất ngờ. Do đó, nhiều gia đình hoàn toàn suy sụp, bán gia tài, vay nặng lãi khi có người thân bị bệnh nặng. Vì thế, người dân đừng chủ quan mình khoẻ mà tiếc 600-700.000 đồng mua BHYT ngay từ bây giờ” – GS Bình khuyến cáo.
Tại BV Việt Đức, không ít gia đình khốn đốn khi người nhà bị tai nạn giao thông, chấn thương sọ não, đa chấn thương… chi phí phẫu thuật, nằm hồi sức tích cực, chi phí 300-400 triệu đồng.
Tính đến cuối tháng 4.2017, cả nước có 76,27 triệu người tham gia BHYT, đạt tỷ lệ bao phủ là 82,01% dân số. Như vậy, còn khoảng gần 20 triệu người chưa tham gia BHYT trong đó có không ít người có đời sống kinh tế ở mức trung bình như người cận nghèo, nông, ngư, diêm dân…
Theo Danviet
Tăng viện phí bệnh nhân không BHYT: Bệnh nặng là bán nhà, vay mượn
Từ 1.6, viện phí ở nhóm không có bảo hiểm y tế (BHYT) sẽ tăng tương đương người có BHYT. Với mức tăng 20-30%, thậm chí có dịch vụ tăng tới 4 lần, người bệnh và gia đình có thể khánh kiệt nếu không tham gia BHYT.
400 triệu đồng một lần chữa bệnh
Mới đây, Bệnh viện (BV) Bạch Mai đã phải kêu gọi trợ giúp cho một gia đình 3 người bị ngộ độc nấm. Cụ thể, 3 bệnh nhân gồm 2 bố mẹ (bà Hà Thị Cúc và ông Chu Văn Mai) và con trai (Chu Văn Vinh) trú tại Chi Lăng, Lạng Sơn, bị ngộ độc nấm vào cuối tháng 3.2017. Sau 5 ngày điều trị tích cực, anh Vinh không qua khỏi. Vợ chồng bà Cúc, ông Minh tiếp tục điều trị bằng máy thở, kháng sinh, lọc máu và thay huyết tương. Cả ba người trong gia đình đều không có BHYT. Do bệnh nặng, phải nằm giường hồi sức tích cực, các kỹ thuật cao nên chỉ trong hơn hai tuần điều trị, tổng chi phí đã lên đến gần 400 triệu đồng.
Một đợt điều trị tại khoa Hồi sức tích cực có thể lên đến 400-500 triệu đồng (ảnh chụp tại khoa Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai)
Đối với các đối tượng khó khăn, Nhà nước sẽ có chính sách nâng mức hỗ trợ. Cụ thể, đối tượng cận nghèo đã được Nhà nước hỗ trợ 70% mệnh giá thẻ BHYT, sẽ vận động tỉnh trích ngân sách hỗ trợ thêm trong số 30% còn lại. Đối tượng nông dân có mức sống trung bình sẽ nâng hỗ trợ từ 30% lên 50%, với học sinh sinh viên nâng hỗ trợ từ 50% lên 70%...". Ông Lê Văn Phúc
Gia đình đã vay mượn khắp nơi vẫn không đủ. Cuối cùng các bác sĩ phải kêu gọi các nhà hảo tâm trợ giúp hơn 200 triệu đồng. Con gái của bệnh nhân ứa nước mắt: "Mọi người trong nhà bao ngày nay đều khóc hết nước mắt vì em trai không qua khỏi, cả bố mẹ vì không có tiền chạy chữa cũng phải ra đi thì đau lòng quá. Giá như gia đình không tiếc vài trăm nghìn, cố tham gia BHYT thì đâu đến nỗi".
Bà Phạm Thị Bích Mận - Trưởng phòng Công tác xã hội (BV Bạch Mai) cho biết, đây chỉ là 1 trong nhiều trường hợp BV đã xin được trợ giúp. Bà Mận cho biết, các bệnh nhân này đều chủ quan không mua thẻ BHYT vì cho rằng mình đang rất khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các bệnh mà họ gặp phải đều là bệnh đột ngột như viêm cơ tim, viêm não, nhiễm trùng huyết, ngộ độc dẫn đến suy đa phủ tạng... Để cứu sống họ, BV đã phải thực hiện nhiều kỹ thuật cao, chi phí tốn kém như nằm giường hồi sức cấp cứu, lọc máu ECMO, truyền máu, thuốc đắt tiền... Một đợt điều trị có thể lên đến 300-400 triệu đồng, thậm chí gần một tỷ đồng. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng sẵn sàng bán đất, vay mượn để cứu người nhà mình.
Theo ông Nguyễn Ngọc Hiền - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, khoảng 25% bệnh nhân nội trú tại BV không có BHYT.
Tại BV Việt Đức cũng thường xuyên phải tiếp nhận những ca bệnh không có BHYT mà chi phí lên đến hàng trăm triệu đồng. Bà Nguyễn Thị Bích Hường - Phó Giám đốc BV Việt Đức cũng cho biết, 30-40% người vào cấp cứu ở BV này không có BHYT. Trong khi đó các ca tai nạn đều rất hiểm nghèo, chấn thương sọ não, đa chấn thương, phải thực hiện phẫu thuật, nằm hồi sức cấp cứu dài ngày, một đợt điều trị thường vài trăm triệu đồng. Dù viện phí chưa tăng cũng đã là gánh nặng lớn. "Nếu viện phí tăng, giường hồi sức cấp cứu gần 700.000 đồng/ngày, bằng tiền mua thẻ BHYT dùng trong cả năm. Do đó, để tránh phải bán nhà, người dân nên tham gia BHYT từ khi còn khoẻ mạnh" - bà Hường khuyên.
Viện phí tăng mạnh
Theo tin từ Bộ Y tế, để hạn chế những tác động đến nhóm đối tượng không có BHYT, giá viện phí mới sẽ được thực hiện làm 3 đợt trong năm 2017. Trước tiên sẽ áp dụng mức giá viện phí này tại 20 địa phương có mức tham gia BHYT trên 85%, sau đó sẽ thực hiện ở 20% có tỷ lệ tham gia BHYT trên 80% và đợt 3 dự kiến thực hiện vào cuối tháng 12.2017 ở các tỉnh còn lại.
Theo Thông tư số 02/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1.6.2017 các cơ sở y tế công lập sẽ chính thức áp dụng giá viện phí mới cho hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với nhóm đối tượng không có thẻ BHYT, và một số dịch vụ khám chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ BHYT. Đây là mức giá mà người có BHYT đã áp dụng từ năm 2016. Nếu không có BHYT, người bệnh sẽ chịu gánh nặng lớn.
Ông Lê Văn Phúc - Phó Trưởng ban phụ trách Ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH Việt Nam) đánh giá, tiền khám và tiền giường tăng gấp đôi, gấp 4, tác động mạnh đến bệnh nhân nội trú, phải nằm viện dài ngày. Tuy nhiên, tác động đáng kể nhất là nhóm giá dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm. Trong số hơn 1.900 dịch vụ được điều chỉnh tăng giá khoảng 20-30%, một số dịch vụ tăng gấp đôi so với mức giá hiện hành. Nhưng số tiền tuyệt đối tăng cho mỗi dịch vụ lên đến vài trăm ngàn đồng, thậm chí cả triệu đồng. Ví dụ như chụp X quang động mạch vành hoặc thông tim, chụp buồng tim dưới DSA tăng từ 5,1 triệu đồng lên gần 5,8 triệu đồng; chụp và can thiệp tim mạch dưới DSA từ 6 triệu lên gần 6,7 triệu đồng; nội soi ổ bụng từ 575.000 đồng tăng lên 793.000 đồng, nội soi thực quản-dạ dày-tá tràng có sinh thiết tăng từ 220.000 đồng lên 385.000 đồng...
"Đặc biệt, những bệnh nhân cần sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao, mức chi 100% từ tiền túi rất lớn, ví dụ như chụp PET/CT chi phí tối đa đã lên tới hơn 20 triệu đồng; chi phí PET/CT mô phỏng xạ trị gần 21 triệu đồng..." - ông Phúc phân tích.
Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, từ 1.6, người bệnh không có BHYT và có BHYT sẽ cùng chịu một mức giá viện phí. Khác duy nhất là người có thẻ BHYT sẽ "thảnh thơi" hơn vì được Quỹ BHYT chi trả từ 80 -100% tuỳ đối tượng, còn người không có BHYT sẽ bỏ 100% tiền túi. "Với chi phí tới 500-700 triệu đồng cho những ca cấp cứu hiểm nghèo, gia đình có mức sống trung bình rất dễ phải bán nhà, vay mượn nếu không có BHYT" - ông Liên nói.
Theo ông Phúc, cả nước hiện có hơn 75 triệu người tham gia BHYT, chiếm hơn 81,7% dân số. Việc điều chỉnh giá viện phí giữa người có BHYT và người không có BHYT ngang bằng nhau là để tạo sự công bằng hơn trong việc thực hiện chính sách chung khi giá dịch vụ y tế tương đương nhau.
Theo Danviet
"Chưa thể tăng viện phí tại thời điểm này" Đó là khẳng định của ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính- Bộ Y tế trước thông tin "điều chỉnh viện phí mới từ 1/8". Bệnh nhân vạ vật chờ khám bệnh tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội Chưa tăng từ 1/8 Trước thông tin được nhiều người quan tâm về việc điều chỉnh tăng viện...