Bệnh nhân bị u màng tim “khủng” được cứu sống
Một bệnh nhân bị u nang màng tim “khủng” rất hiếm gặp, được các bác sĩ (BS) Bệnh viện Đa Khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ phẫu thuật thành công.
Chiều 25-9, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc BV, Giám đốc Trung tâm tim mạch BVĐKTƯ Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV, do Ths-BS Lâm Việt Triều, Trưởng khoa phẫu thuật tim (phẫu thuật viên chính), vừa phẫu thành công một trường hợp nang màng tim rất lớn và hiếm gặp.
Bệnh nhân đang được chăm sóc tại BVĐKTƯ Cần Thơ
Theo đó, bệnh nhân Phan Đình Xuân (SN 1962, ngụ Bạc Liêu) bị đau ngực trái âm ỉ kéo dài, uống thuốc không giảm, gần một tháng nay khó thở phải ngồi mức độ ngày càng tăng nên vào bệnh viện địa phương khám phát hiện nang màng ngoài tim, sau đó chuyển đến BVĐKTƯ Cần Thơ.
U nang màng tim khủng trong người bệnh nhân Xuân được các BS lấy ra.
Tại đây, sau khi khám lâm sàng kết hợp chụp MSCT lồng ngực cho thấy, bệnh nhân bị một khối nang màng ngoài tim kích thước rất lớn (40×70mm) nằm cạnh động mạch chủ ngực lên, chèn ép vào tâm nhĩ phải nên chỉ định phẫu thuật. Ê kíp phẫu thuật tim tiến hành phẫu thuật lúc 9h30 ngày 25-9.
Video đang HOT
Các BS ghi nhận có khối nang kích thước 40×70mm nằm cạnh động mạch chủ ngực lên, chèn vào nhỉ phải; bộc lộ cuống nang nằm sát trên động mạch phổi phải.
Các BS đã kẹp, khâu cột cuống nang, lấy trọn khối nang ra ngoài; đặt ống dẫn lưu màng phổi phải và dẫn lưu màng tim. Tiến hành xẻ khối nang ghi nhận chứa dịch đặc sẫm màu bên trong, gửi khối nang làm giải phẫu bệnh.
Chiều cùng ngày, bệnh nhân đã rút nội khí quản, tỉnh, tiếp xúc tốt, hết khó thở và tiếp tục được theo dõi tại khu hậu phẩu mổ tim. Theo Ths-BS Lâm Việt Triều – Trưởng khoa phẫu thuật tim, nang màng tim là bệnh lý rất hiếm gặp với tỷ lệ 1/100.000 trong quần thể dân số và hầu hết phát hiện tình cờ hoặc khi có biến chứng. Tỷ lệ nam nữ tương đương.
“Đa số nang màng tim có nguyên nhân do bẩm sinh, thường gặp từ 30-40 tuổi trở lên và không biểu hiện triệu chứng gì (khoảng 75% các trường hợp), chỉ gây triệu chứng khi khối nang to dần lên, chèn ép các cơ quan lân cận. Vì vậy, các bệnh nhân nên đi khám sức khỏe định kỳ và khi có triệu chứng như khó thở, nặng ngực nên đi khám BS chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn đúng, kịp thời”, BS Triều khuyến cáo.
Văn Đức
Theo CAND
Một ngày cứu sống 2 trường hợp bị bệnh tim nặng
Cả 2 bệnh nhân được các bác sĩ (BS) của Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ phẫu thuật cứu sống trong cùng một ngày.
Ngày 24-9, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Trung ương (BVĐKTƯ) Cần Thơ cho biết, ê kíp phẫu thuật tim của BV do Ths-BS Lâm Việt Triều, Trưởng khoa phẫu thuật tim (phẫu thuật viên chính), vừa phẫu thuật cứu sống 2 bệnh nhân có bệnh lý tim mạch rất nặng, vô cùng phức tạp.
Đặc biệt, cả 2 bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật trong cùng một ngày và đều vào viện trong tình trạng cấp cứu.
Các BS đang phẫu thuật tim cho bệnh nhân Ngự.
Trường hợp thứ nhất là bệnh Trần Văn Ngự (SN 1946, ngụ Bạc Liêu), có tiền căn bệnh lý mạch vành, hở van động mạch chủ nhiều năm. Một tháng trước, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân hẹp 90% nhánh liên thất trước (LAD) của động mạch vành trái; hở van động mạch chủ nặng, hở van hai lá nặng, hở van ba lá nặng, suy tim độ III.
Bệnh nhân được chỉ định can thiệp stent động mạch vành để giải quyết cấp cứu tình trạng nhồi máu cơ tim cấp với loại stent phủ thuốc. Bệnh nhân được tái khám sau đặt stent 1 tháng để kiểm tra tình trạng mạch vành. Kết quả cho thấy stent thông tốt nên được chỉ định phẫu thuật tim để xử lý tổn thương van tim còn lại.
Bệnh nhân Ngự đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Các BS đã xử lý triệt để tổn thương của các van tim, như: sửa van hai lá bằng vòng cứng St.Jude; sửa van ba lá Devega; thay van động mạch chủ sinh học Trifecta. Toàn bộ quá trình điều trị bệnh nhân này được xem như là kỹ thuật Hybrid trong điều trị bệnh mạch vành phối hợp với bệnh lý van tim.
Quá trình phẫu thuật có sự phối hợp chặt chẽ của các chuyên khoa liên quan, như: phẫu thuật tim; tim mạch can thiệp; huyết học; gây mê; tuần hoàn ngoài cơ thể và hồi sức sau phẫu thuật tim...
Như vậy bệnh lý tim mạch của bệnh nhân đã được xử lý theo một qui trình khép kín giữa các chuyên khoa sâu của chuyên ngành tim mạch.
Bệnh nhân Yến đang được điều trị tại BVĐKTƯ Cần Thơ.
Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân Nguyễn Ngọc Yến (SN 1956, ngụ Sóc Trăng). Bệnh nhân phát hiện bệnh nhiều năm nhưng do hoàn cảnh khó khăn nên chỉ điều trị nội khoa. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng phù phổi cấp (cấp cứu nội khoa). Kết quả kiểm tra cho thấy, bệnh nhân bị hẹp khít van hai lá; huyết khối nhĩ trái; hở van ba lá nặng; tăng áp động mạch phổi nặng; dãn nhĩ trái; rung nhĩ; suy tim độ III.
Bệnh nhân được điều trị nội khoa tích cực và chỉ định mổ sớm. Các BS cùng lúc phẫu thuật thành công 5 can thiệp tim mạch phức tạp trên một người bệnh, gồm: lấy huyết khối nhĩ trái và khâu bít tiểu nhĩ trái; cắt giảm nhĩ trái; phẫu thuật Cox - Maze IV (điều trị rung nhĩ ) bằng sóng cao tần; thay van hai lá sinh học; sửa van ba lá bằng vòng mềm.
Cả 2 trường hợp phẫu thuật đều thành công. Sáng 24-9, cả hai bệnh nhân đều hồi phục tốt; tự đi lại; sinh hoạt; ăn uống bình thường... ự thành công của hai ca mổ này là kết quả của sự phối hợp nhịp nhàng giữa các chuyên khoa liên quan. Đây cũng là thế mạnh của BVĐKTW Cần Thơ thời gian qua.
Văn Đức
Theo CAND
Cứu sống bệnh nhân bị xuất huyết nguy kịch Chiều 30-8, BS CK 2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, vừa cấp cứu thành công trường hợp xuất huyết tiêu hóa nguy kịch đe dọa tính mạng. Sức khỏe của bệnh nhân dần ổn định Bệnh nhân Phạm Văn Minh (60 tuổi, ngụ tỉnh Hậu Giang) bị xuất huyết và được điều...