Bệnh nhân bị GĐ Phụ sản TW từ chối mổ: “Tôi rất bức xúc”
“Trước khi biết tôi là người viết báo, bác Quyết vẫn trò chuyện rất vui vẻ, không có gì bất thường.” – bệnh nhân bị từ chối mổ bức xúc.
Dư luận đang hết sức quan tâm xung quanh nghi vấn Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết từ chối mổ cho bệnh nhân chỉ vì người này là người viết báo.
Trao đổi với PV báo Người đưa tin, chị Trang (bệnh nhân bị từ chối mổ) cho biết: “Tôi cảm thấy bụng có triệu chứng lạ nên đã đến Phòng khám theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tôi được chẩn đoán bị u sơ tử cung gây vô sinh và phải mổ nội soi. Tuy nhiên, khi biết tôi là người làm báo, bác sĩ Quyết đã nhất định từ chối mổ cho tôi”.
Trước đó, vào ngày 20/3, chị Trang đến phòng khám theo yêu cầu của Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Tại đây, chị đã được người thăm khám là bác sĩ Phạm Thanh Nga giới thiệu tới bác sĩ Vũ Bá Quyết – Giám đốc bệnh viện. Bác sĩ Quyết đã trực tiếp khám và chỉ định phẫu thuật, do xác định bệnh nhân bị u xơ tử cung gây vô sinh.
Kết quả chẩn đoán của bệnh nhân Trang.
“Trong quá trình khám bệnh, bác sĩ Quyết vẫn nói chuyện vui vẻ bình thường. Bác ấy nói lịch mổ rất dày, có 1 ca mổ ở Đà Nẵng nên phải đến ngày 10/4 mới có thể sắp xếp lịch. Vừa vào sổ, bác ấy vừa hỏi han chuyện học trường nào ra, hiện công tác ở đâu chưa. Tôi nói là đang cộng tác cho một tờ báo pháp luật, bác ấy ngay lập tức thay đổi thái độ và quyết định không mổ cho tôi. Mặc dù tôi đã giải thích chỉ là cộng tác viên, không liên quan gì nhưng bác ấy vẫn nhất quyết không mổ vì cho rằng trước đó bị báo chí nói xấu”, chị Trang cho hay.
Bác sỹ Vũ Bá Quyết từ chối mổ vì bệnh nhân là người… viết báo.
Video đang HOT
Chiều ngày 24/3, phát biểu với báo giới, Bác sĩ Vũ Bá Quyết, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương cho rằng ông đã từ chối mổ trước khi biết bệnh nhân là phóng viên, không như thông tin cho rằng ông từ chối sau khi đã xem hồ sơ bệnh nhân và biết người này là phóng viên.
Trao đổi về thông tin trên, chị Trang khẳng định: “Trước khi biết tôi là người viết báo, bác Quyết vẫn trò chuyện rất vui vẻ, không có gì bất thường. Chỉ sau khi hỏi và biết tôi đang cộng tác viết báo, bác ấy mới thay đổi thái độ, từ chối mổ. Bác ấy nói có thể mổ cho bất cứ ai ngoại trừ trường hợp này và bảo tôi tìm người khác mà mổ”.
“Nếu bác ấy từ chối vì lý do sức khỏe hoặc bận công việc thì tôi cũng rất vui vẻ. Nhưng điều khiến tôi bức xúc bởi bác ấy từ chối chữa bệnh cho tôi chỉ vì tôi là người làm báo”, chị Trang bức xúc nói.
Làm rõ vụ bác sĩ từ chối cấp cứu, bệnh nhân tử vong.
Trước vụ việc này, đại diện Bộ Y tế cho biết sẽ có công văn gửi Bệnh viện Phụ sản trung ương, yêu cầu báo cáo vụ việc.
PV Người đưa tin tiếp tục thông tin về vụ việc.
Văn Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội cam kết không công bố giới tính thai nhi khi siêu âm
Lần đầu tiên, các cơ sở khám, chữa bệnh ngoài công lập trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) ký cam kết không công bố giới tính thai nhi sau khi siêu âm, nhằm giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Tư vấn sức khỏe cho sản phụ tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Măc dù đã có những nỗ lực và các giải pháp tích cực làm giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh (GTKS) tới 1,5% so với năm 2012, song ước tính tỷ số giới tính khi sinh của Hà Nội năm 2014 vẫn là 114,5 bé trai/100 bé gái. Đặc biệt, có tới tám trong tổng số 29 quận, huyện, thị xã ở mức cao hơn 120 bé trai/100 bé gái. Trong đó, huyện Đan Phượng tỷ số GTKS lên tới 139 bé trai/100 bé gái, Phúc Thọ 134/100, Sóc Sơn 133/100, Mỹ Đức 129/100...
Các chuyên gia dân số khuyến cáo, nếu Hà Nội không triển khai quyết liệt các biện pháp, tỷ lệ này sẽ còn tăng trong thời gian tới, nhất là khu vực ngoại thành.
Đáng chú ý, tại các quận nội thành, nhiều gia đình trí thức, gia đình có kinh tế khá giả có tâm lý sinh con dự phòng đang lựa chọn giới tính khi mang thai bằng nhiều phương pháp. Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DSKHHGĐ) Hà Nội Nguyễn Đình Lân cho biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này do tâm lý muốn sinh nhiều con, thích con trai ở phần lớn cặp vợ chồng còn quá nặng nề. Bên cạnh đó, các dịch vụ lựa chọn giới tính khi sinh vẫn khá phổ biến và đa dạng, tạo thách thức lớn cho việc kiểm soát tỷ lệ giới tính khi sinh.
Nhiều người làm dịch vụ sẵn sàng lách luật, như việc dùng "từ lóng": "Thai nhi này giống mẹ", "mạnh mẽ", "dịu dàng", "cho đi đá bóng với bố"... để thông báo về giới tính của thai nhi.
Khi được hỏi, hầu hết các cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ đều khẳng định, có hiện tượng các phòng khám tư nhân tiếp tay cho người dân lựa chọn giới tính khi sinh, nhưng rất khó phát hiện để xử lý. Đến nay, trên bình diện cả nước, cơ quan chức năng mới xử lý được bốn trường hợp ở Hưng Yên và Kiên Giang vì cung cấp dịch vụ siêu âm chẩn đoán giới tính.
Còn tại Hà Nội, với những biện pháp nghiệp vụ và giám sát chặt chẽ, năm 2012 và 2013, thanh tra Sở Y tế Hà Nội phát hiện, xử lý phòng khám đa khoa 3A (số 1 Nguyễn Chánh, Phùng Hưng, Hà Đông) vì sai phạm trong khám, chữa bệnh, chẩn đoán giới tính thai nhi và phòng khám số 112 (Dịch Vọng, Cầu Giấy) vì tuyên truyền, bán sản phẩm que thử giới tính thai nhi.
Nhằm từng bước ngăn ngừa, giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, Hà Nội đang thực hiện các giải pháp tích cực giải quyết vấn đề này.
Chi cục trưởng DS-KHHGĐ Tạ Quang Huy cho biết, hằng năm Chi cục phối hợp thanh tra Sở Y tế kiểm tra dịch vụ y tế trên địa bàn và phối hợp thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông kiểm tra các trang thông tin điện tử, các đầu sách phát hành trên địa bàn có vi phạm về tuyên truyền lựa chọn giới tính thai nhi hay không.
Tư cuối năm 2014, lần đầu tiên, Hà Nội thí điểm tổ chức ký cam kết với các phòng khám ngoài công lập trên địa bàn quận Ba Đình.
Theo đó, 23 phòng khám sản khoa ngoài công lập trên địa bàn quận này ký cam kết nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Nghị định số 176/2013/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Theo đó, các phòng khám không tuyên truyền, phổ biến, tư vấn phương pháp để có được giới tính thai nhi theo ý muốn; không chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi; không vi phạm các quy định về lựa chọn giới tính thai nhi; không loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.
Nếu vi phạm các quy định trên, cơ sở hoàn toàn chịu trách nhiệm và nhận các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật. Bên cạnh việc ký cam kết này, Hà Nội tích cực triển khai công tác tuyên truyền, coi đây là giải pháp mũi nhọn nhằm tác động trực tiếp đến nhận thức và chuyển đổi hành vi của người dân để giảm tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Nguyễn Quang Trung khẳng định, sau lễ ký kết này, quận sẽ tiếp tục tăng cường quản lý và tuyên truyền, vận động các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân còn lại trên địa bàn ký cam kết và nghiêm túc thực hiện không siêu âm lựa chọn giới tính thai nhi.
Ngày 14-11-2013, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Nghị định số 176/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - dân số, trong đó nêu rõ: 1. Phạt tiền từ một đến 15 triệu đồng đối với các hành vi tuyên truyền, phổ biến, tư vấn để có được giới tính thai nhi theo ý muốn. 2. Phạt tiền từ ba đến 10 triệu đồng đối với hành vi chẩn đoán, xác định giới tính thai nhi và chỉ định hoặc hướng dẫn sử dụng và cung cấp thuốc, hoặc nghiên cứu các phương pháp áp dụng để có được giới tính thai nhi theo ý muốn.
THANH MAI
Theo_Báo Nhân Dân
Bí hiểm vụ bố bị đánh đến chết vì con gái bị hại đời và "mất tích" Hơn một tháng qua, bầu không khí tang tóc bao trùm gia đình chị V.T.V. ở thôn Nhị Châu, xã Liên Ninh, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Chồng chị bị nhóm "côn đồ thôn" đánh chết ngay giữa làng, còn đứa con gái út đang học lớp 9 bỗng dưng mất tích một cách bí hiểm. Biết chúng tôi là PV đến tìm...