Bệnh nhân bị bướu cổ có nên mổ?
BS.CK1. Trương Đức An cho biết, nhiều bệnh nhân bị bướu cổ hay còn gọi là bướu giáp đôi khi chưa được tham vấn kỹ đã vội vàng quyết định mổ.
BS. An khuyến cáo bệnh nhân nếu có bướu cổ thì nên đến thăm khám tại các phòng khám Nội tiết, vì chỉ có bác sĩ chuyên khoa nội tiết mới có thể tham vấn cho bệnh nhân một cách tối ưu nhất.
Bướu bình giáp có hai loại là bướu giáp nhân, tức là bướu giáp khi siêu âm có một hay nhiều nhân với kích thước khác nhau. Một số trường hợp kích thước bướu giáp không to ra, chỉ có thay đổi mô giáp bên trong, nên chỉ có thể xác định nhân giáp trên siêu âm. Còn bướu giáp không nhân là không có nhân trên siêu âm mà chỉ có thể tích tuyến giáp to ra, kích thước to này có thể nhìn thấy bằng mắt thường hay siêu âm.
BS khuyến cáo bệnh nhân cân nhắc kỹ trước khi quyết định mổ bướu cổ
Theo BS. An, bướu giáp được chỉ định mổ khi là bướu giáp nhân, mà nhân này chẩn đoán xác định là nhân ác tính qua sinh thiết; Bướu giáp nhân, mà kết quả sinh thiết không ác tính nhưng nghi ngờ ác tính; Bướu giáp nhân mà tiền sử gia đình trực hệ có người bị ung thư giáp; Bướu giáp đủ lớn gây chèn ép, gây triệu chứng cho bệnh nhân hoặc về vấn đề thẩm mỹ.
Nếu như bệnh nhân không rơi vào những chỉ định trên thì việc bệnh nhân quyết định mổ là thật sự không nên. Riêng chỉ định mổ phục vụ cho vấn đề thẩm mỹ đứng về góc độ chuyên môn, BS. An cũng khuyến cáo bệnh nhân nên cân nhắc.
Bởi các biến chứng có thể xảy ra khi mổ bướu giáp như xuất huyết vùng cổ, có thể gây bướu máu; Nhiễm trùng; Thay đổi giọng nói (khàn tiếng); Suy tuyến cận giáp gây ra các triệu chứng của hạ canxi máu (tê mặt, miệng, tứ chi, co cơ…). Hạ canxi máu này do tổn thương 4 tuyến cận giáp (chức năng điều hòa canxi máu) có thể tạm thời do thiếu máu nuôi hay vĩnh viễn do cắt mất 4 tuyến cận giáp. Khi hạ canxi máu có triệu chứng bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện ngay để bác sĩ xử trí kịp thời.
Video đang HOT
Theo petrotimes
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu xử lý nghiêm vụ bé 2 tuổi tử vong sau truyền dịch tại phòng khám tư
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm (nếu có) trong vụ việc cháu bé 2 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch điều trị tiêu chảy tại phòng khám như phản ánh của Báo Gia đình & Xã hội.
Theo công văn do Chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký, ngày 17/10, Báo Gia đình & Xã hội có đăng bài phản ánh cháu bé 2 tuổi tử vong sau khi được truyền dịch điều trị tiêu chảy tại phòng khám của bác sĩ Nguyễn Thị Kim Cúc (392 Ngô Gia Tự, quận Long Biên).
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu cơ quan chức năng xử lý nghiêm vụ việc như Báo Gia đình & Xã hội phản ánh
Về sự việc này, Chủ tịch UBND TP Hà Nội giao Giám đốc Sở Y tế Hà Nội chủ trì, phối hợp với Chủ tịch UBND quận Long Biên kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm trong quá trình thăm khám cho bệnh nhân tại phòng khám trên (nếu có).
Kết quả kiểm tra, xử lý cần báo cáo Thành ủy, UBND TP Hà Nội trước ngày 25/10/2018; đồng thời thông tin với báo chí theo quy định.
Phòng khám của BS Kim Cúc truyền dịch là quá phạm vi hoạt động được cấp phép
Như chúng tôi đã thông tin, ngày 15/10, bé Nguyễn G.B (thôn Lại Hoàng, xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội) được bố mẹ đưa đến khám tại phòng khám có địa chỉ trên, của BS Nguyễn Thị Kim Cúc, với các biểu hiện như ho, sốt.
Phòng khám Chuyên khoa Nội của BS Kim Cúc truyền dịch là quá phạm vi hoạt động được cấp phép.
Tại đây, bé được BS Cúc kê đơn điều trị uống thuốc tại nhà. Sau khi uống 1 ngày, bệnh nhân không đỡ, kèm theo bị tiêu chảy, nôn nhiều lần nên gia đình đem bé tái khám tại phòng khám BS Cúc vào khoảng 16h20 ngày 16/10.
Lúc này, bé G.B được BS Cúc khám, trực tiếp truyền dịch Ringer Lactat. Sau truyền dịch 15 phút, bệnh nhi có dấu hiệu tím tái, BS Cúc lập tức rút kim truyền, trực tiếp cùng gia đình đưa bệnh nhân vào cấp cứu ở BVĐK Đức Giang.
Lúc 17h40, bệnh nhi G.B nhập viện tại Khoa Cấp cứu, BVĐK Đức Giang với dấu hiệu ngừng thở, ngừng tim, không đo được mạch, huyết áp, đồng tử giãn, không phản xạ ánh sáng.
Bé được cấp cứu theo phác đồ cấp cứu ngừng tim. Sau gần 1 tiếng vào viện, không có kết quả, bé được chẩn đoán tử vong ngoại viện.
Hiện nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận Long Biên đã phối hợp với đơn vị thẩm quyền để thực hiện thủ tục pháp y với bệnh nhi. Toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thuốc, vật tư liên quan đến việc khám , điều trị của bệnh nhi tại phòng khám đã được cơ quan Công an Quận Long Biên niêm phong, phục vụ điều tra.
TS Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho hay, Phòng khám của BS Kim Cúc có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ năm 2012, được Sở Y tế Hà Nội cấp giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh cùng năm này.
Phòng khám này có 2 nhân sự là BS Nguyễn Thị Kim Cúc, đã được cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh năm 2012, chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phòng khám. Cùng đó còn có y sĩ Đinh Thị Hằng Nga là nhân viên hợp đồng.
Phòng khám được cấp phép hoạt động trong phạm vi: Sơ cứu, khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh nội khoa thông thường; không làm các thủ thuật chuyên khoa.
Tuy nhiên, phòng khám này thực hiện việc truyền dịch cho người bệnh là vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được cấp phép.
" Để phục vụ công tác điều tra, giải quyết vụ việc, ngày 17/10 Sở Y tế Hà Nội đã ban hành quyết định số 2137 đình chỉ hoạt động khám, chữa bệnh của phòng khám BS Kim Cúc" - TS Hiền cho hay.
Võ Thu
Theo giadinh.net.vn
Bạn chọc que xiên thịt nướng khiến bé 5 tuổi vỡ đốt sống, viêm phổi hơn 8 tháng Khi đến khám tại Bệnh viện Nhi TƯ, bé M. được các bác sĩ phát hiện trong cơ thể có một dị vật dài nhọn ở nhu mô phổi thùy bên phải. Đây cũng chính là thủ phạm khiến M. mắc viêm phổi tái diễn hơn 8 tháng. Đầu tháng 10 vừa qua, cháu Nguyễn V.M (5 tuổi, Thái Bình) được gia đình...