Bệnh nhân bị bệnh phổi mô kẽ đầu tiên được ghép phổi đã bình phục
Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thông tin, bệnh nhân N.V.Đ (37 tuổi; ở Hoài Đức, Hà Nội) đã được xuất viện sau ca ghép hai phổi từ người hiến đa tạng chết não, cách đây hơn 3 tháng.
Đây là ca ghép phổi thứ 5 được thực hiện tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Bệnh nhân N.V.Đ dần hồi phục sau thời gian được ghép phổi và chăm sóc.
Ngày 7-5, bệnh nhân N.V.Đ đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức với tình trạng suy hô hấp nặng, khó thở, vã mồ hôi, thể trạng suy kiệt, mạch nhanh…, được cấp cứu thở máy không xâm nhập ngay sau khi vào viện.
Trước khi đến viện, người bệnh đã có một thời gian dài mắc bệnh, sử dụng thuốc kháng sinh và điều trị tích cực tại nhiều bệnh viện với chẩn đoán “bệnh phổi mô kẽ”, tiến triển khá cấp tính, thể trạng rất yếu. Đây là bệnh lý phổ biến thứ hai trên thế giới về chỉ định ghép phổi.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã tiến hành khám, xét nghiệm, mời các chuyên gia đầu ngành hội chẩn, chỉ định ghép phổi cho bệnh nhân Đ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS Trần Bình Giang, Giám đốc bệnh viện.
Ngày 13-5, có một bệnh nhân không may bị chết não do chấn thương sọ não, người nhà đã tình nguyện hiến đa tạng bao gồm: 1 tim, 2 phổi, 1 gan, 1 thận. Sau khi hội chẩn, đánh giá hai phổi của người hiến phù hợp với bệnh nhân Đ, ê-kíp phẫu thuật do PGS.TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và lồng ngực (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức), làm trưởng kíp, đã thực hiện thành công ca ghép hai phổi.
Sau hơn 3 tháng hồi sức tích cực sau ghép, bệnh nhân đã tự thở, ho khạc tốt, nói chuyện, đi lại được, ăn uống tốt, tới nay đã đủ điều kiện để ra viện.
Đây là ca ghép phổi thứ 8 tại Việt Nam và là ca “bệnh phổi mô kẽ” đầu tiên được ghép phổi tại nước ta. Điều này rất có ý nghĩa vì đây là bệnh có tiên lượng điều trị sau ghép dè dặt nhất.
Video đang HOT
Rối loạn lipid máu là gì: Nguyên nhân, triệu chứng và chuẩn đoán điều trị như thế nào?
Rối loạn lipid máu là gì, thực chất đây là tình trạng máu nhiễm mỡ hoặc mỡ máu cao, tình trạng này xảy ra do nồng độ các chất mỡ trong máu tăng cao bao gồm cholesterol, triglycerid và các thành phần khác.
1. Rối loạn lipid máu là gì?
Tình trạng rối loạn lipid máu là gì, đây là tình trạng máu nhiễm mỡ, mỡ máu hay lipid máu bao gồm rất nhiều các thành phần khác nhau trong đó quan trọng nhất có: Cholesterol, triglycerid, mỡ máu tốt (HDL-Cholesterol) và mỡ máu xấu (LDL-Cholesterol.
Rối loạn lipid máu là gì, đây thực tế là tình trạng tăng nhanh một cách bất thường các cholesterol và triglycerid làm giảm mỡ máu tốt trong máu. Việc rối loạn lipid máu là nguyên nhân của các loại bệnh lý nguy hiểm như: Bệnh lý tim mạch vành, tình trạng nhồi máu cơ tim và xơ vữa động mạch tăng huyết áp và hậu quả chúng khiến bệnh nhân có thể bị đột quỵ do tai biến mạch máu não.
Chưa kể tới tình trạng tăng lipid máu còn gây ra viêm tụy cấp, nhiều lần trở thành viêm tụy mạn tính và có thể khiến người bệnh dẫn tới biến chứng bị bệnh đái tháo đường.
2. Rối loạn lipid máu xảy ra do nguyên nhân nào?
Rối loạn chuyển hóa lipid máu xảy ra do sự lắng đọng trong cơ thể. Việc giảm các chất tiêu mỡ, quá trình chuyển hóa bị rối loạn gây tình trạng lắng đọng mỡ trong cơ thể.
Tình trạng rối loạn lipid máu còn xảy ra khi con người gặp phải tâm lý căng thẳng, stress, mắc bệnh đái tháo đường, làm tăng cường sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể dẫn đến việc rối loạn chuyển hóa lipid.
Nguyên nhân khiến rối loạn chuyển hóa lipid máu còn xảy ra do nguyên nhân ăn uống, khi ăn các loại thức ăn chứa quá nhiều dầu mỡ, chất béo, sử dụng rượu bia trong thời gian dài gây ra rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Rối loạn chuyển hóa lipid máu do căng thẳng, stress,... - Ảnh Internet
3. Triệu chứng rối loạn lipid máu
Thông thường, triệu chứng rối loạn lipid máu không có biểu hiện quá rõ rệt, các biểu hiện chỉ ở mức âm thầm và một vài triệu chứng thường gặp xảy ra như sau:
- Xuất hiện các dấu hiệu bất thường trong cơ thể như: vã mồ hôi, buồn nôn, hoa măt, chóng mặt, cảm giác mệt mỏi, thở ngắn, thở dốc,...
- Trên cơ thể xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không gây tình trạng đau hay ngứa.
- Khi gặp phải các triệu chứng về tim mạch như: đau thắt ngực, có cảm giác đau tức, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, sau đó đau lan ra hai cánh tay và sau lưng. Cũng có một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân bị tê bì, đau buốt.
- Xuất hiện triệu chứng của tiêu hóa như ăn uống có cảm giác đầy bụng, bị ậm ạch gây khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi tình trạng lipid máu tăng cao và kéo dài.
- Khi bệnh rối loạn lipid máu thường gặp ở những người bệnh
Bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung nên có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.
Biện pháp chẩn đoán bệnh Rối loạn lipid máu: Thực hiện xét nghiệm sinh hóa.
4. Các biện pháp điều trị rối loạn lipid máu
Điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em được điều trị chủ yếu bằng thực hiện chế độ ăn uống, luyện tập. Chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa có tính chất gia đình hoặc do gen. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc khi điều trị rối loạn lipid máu ở trẻ em thì cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nếu để tình trạng rối loạn lipid máu xảy ra có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh - Ảnh Internet
Khi điều trị chuyển hóa ở một số bệnh, với bệnh nhân bị đái tháo đường ưu tiên sử dụng các biện pháp thay đổi lối sống kết hợp với việc sử dụng thuốc. Các bệnh lý suy thận hoặc gan mật cần thực hiện phối hợp với việc điều trị nguyên nhân bệnh và điều trị rối loạn lipid đi kèm.
Ngoài ra, việc thay đổi lối sống bằng cách thay đổi các lối sống tập thể, việc cải thiện chế độ ăn uống, ăn uống ít dầu mỡ, ăn ít nội tạng, động vật và trứng lộn, hải sản hay việc hạn chế sử dụng các loại như bia, rượu, làm việc khoa học có thể giúp mọi người điều trị tình trạng rối loạn lipid máu.
Lưu ý không tự dùng thuốc điều trị vì các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể gây tình trạng tăng men gan, làm tiêu cơ vân. Trong khi đó, nếu mắc phải rối loạn chuyển hóa lipid thì người bệnh cần đi khám bệnh thường xuyên, làm xét nghiệm sinh hóa máu để có thể kiểm tra các chỉ số lipid máu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Thời gian sử dụng thuốc để điều trị rối loạn chuyển hóa lipid cũng cần thường xuyên theo dõi, tái khám định kỳ, không nên bỏ theo dõi lipid máu khi được chuẩn đoán rối loạn lipid máu vì có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu để mỡ máu tăng cao trong thời gian dài nếu không được kiểm soát. Các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra do lipid máu tăng cao như: nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, viêm tụy cấp.
Khó thở dữ dội, hôn mê suýt chết vì lên cơn hen ác tính Có tiền sử hen, người phụ nữ đột ngột lên cơn khó thở dữ dội rồi tím tái, hôn mê, ngừng tim ngừng thở trước khi được đưa đến bệnh viện. Ngày 10-8, ThS-BS CK2 Hoàng Ngọc Ánh, cố vấn chuyên môn Bệnh viện (BV) đa khoa Tâm Trí Sài Gòn cho biết vừa cấp cứu thành công bệnh nhân ngừng hô hấp...