Bệnh nhân bệnh viện C Đà Nẵng không được xuất viện
Bệnh viện C, nơi người nghi nhiễm nCoV từng điều trị, không cho xuất viện đối với toàn bộ người bệnh đang ở viện, kể cả ca nặng người nhà xin về.
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn trong buổi làm việc với ngành y tế Đà Nẵng chiều 24/7. Bệnh viện C Đà Nẵng là nơi tiếp nhận bệnh nhân nghi nhiễm nCoV, hôm 20/7. Bệnh viện này đã bị phong tỏa chiều qua, ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới.
Thứ trưởng Sơn yêu cầu Bệnh viện C Đà Nẵng tiếp tục thực hiện nghiêm các biện pháp cách ly đã triển khai từ khi phát hiện ca nghi nhiễm này. Đó là không tiếp nhận người bệnh mới nhập viện điều trị, tạm thời chưa cho xuất viện trong vòng 14 ngày đối với toàn bộ người bệnh, kể cả các ca bệnh nặng có nguy cơ tử vong được người nhà xin đưa về. Trường hợp người bệnh nặng tử vong tại bệnh viện, sẽ được xử lý theo quy định trong điều kiện có dịch.
Thứ trưởng Sơn làm việc với Bệnh viện C Đà Nẵng, chiều 24/7. Ảnh: L.H
Bệnh nhân nghi nhiễm sau đó đã được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thành phố Đà Nẵng điều trị. Thứ trưởng Sơn yêu cầu tập trung huy động tối đa mọi nguồn lực cần thiết để cứu chữa người bệnh. Bệnh nhân đang chuyển biến nặng, phải thở máy.
Ông Sơn yêu cầu bệnh viện triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho nhân viên và người bệnh khác trong viện, tuyệt đối không để lây nhiễm chéo. Bệnh viện áp dụng các biện pháp phòng hộ đối với bác sĩ điều trị trực tiếp cho ca nghi nhiễm.
Video đang HOT
“Khuyến cáo cán bộ y tế đã điều trị cho ca nghi nhiễm không rời khỏi bệnh viện, bố trí khu nghỉ, làm việc phù hợp tại bệnh viện”, thứ trưởng Sơn nói.
Các ca nghi ngờ mắc Covid-19 sẽ được xử lý theo quy trình chống dịch như đã dương tính nCoV.
Thứ trưởng cũng yêu cầu ngành y tế Đà Nẵng xác định và xét nghiệm toàn bộ trường hợp tiếp xúc gần với ca nghi nhiễm, toàn bộ nhân viên, người bệnh tại Bệnh viện C Đà Nẵng. Chính quyền cũng thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, đề nghị những người đã đến Bệnh viện C Đà Nẵng trong thời gian bệnh nhân nghi nhiễm có mặt tại bệnh viện, chủ động khai báo với cơ quan y tế để được theo dõi sức khỏe và xét nghiệm kịp thời.
Bệnh viện C Đà Nẵng được phong tỏa sáng 24/7. Ảnh: Đắc Thành.
UBND thành phố Đà Nẵng khuyến cáo người dân đến du lịch phải tuân thủ các quy định về phòng chống dịch (đeo khẩu trang, rửa tay, sát khuẩn…). Ngành y tế, lực lượng công an, biên phòng, cửa khẩu, cảnh sát khu vực… tiến hành rà soát người tạm trú trên địa bàn để kịp thời phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch.
Thứ trưởng cũng yêu cầu các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ bệnh viện Đà Nẵng cứu chữa bệnh nhân nghi nhiễm, hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong.
Chợ Rẫy chi viện Đà Nẵng điều trị người nghi nhiễm nCoV Kích hoạt hệ thống truy vết dịch tễ ca nghi nhiễm Đà Nẵng 11 Bệnh nhân nghi nhiễm nCoV ở Đà Nẵng trở nặng 125 Người nghi nhiễm nCoV ở Đà Nẵng ba lần xét nghiệm dương tính 241
Vì sao ca nghi nhiễm COVID-19 ở Đà Nẵng phải chờ kết quả xét nghiệm lần 5?
Mẫu bệnh phẩm của ca nghi nhiễm COVID-19 được chạy lần 5 để kiểm tra kỹ trước khi có kết quả chính thức, dự kiến sáng nay (25/7) sẽ có kết quả.
Bệnh viện C Đà Nẵng bị phong tỏa, tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân mới. (Ảnh: TP)
Sáng 25/7, thông tin từ Bộ Y tế cho biết, vẫn chưa có kết quả xét nghiệm lần 5 ca nghi mắc COVID-19 ở Đà Nẵng.
PGS.TS Lê Thị Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, Viện đã làm xét nghiệm lần 4 mẫu bệnh phẩm gửi ra từ Đà Nẵng, có kết quả bước đầu nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn là bệnh nhân có bị nhiễm COVID-19 hay không.
Mẫu bệnh phẩm được chạy lần 5 để kiểm tra kỹ trước khi có kết quả trả lời chính thức, dự kiến sáng nay (25/7) sẽ có kết quả.
GS.TS Nguyễn Thanh Long, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết, đây là trường hợp có khả năng nhiễm rất cao. Trong chiều 24/7, Bộ Y tế đã cử đoàn công tác kinh nghiệm nhất hỗ trợ Đà Nẵng trong công tác cách ly.
Do bệnh nhân nghi mắc COVID-19 diễn biến nặng phải thở máy, Bộ Y tế đã tổ chức hội chẩn liên viện các chuyên gia đầu ngành để đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất. Một kíp y bác sĩ hồi sức cấp cứu của Bệnh viện Chợ Rẫy cũng đã được cử đến Đà Nẵng hỗ trợ trực tiếp cho công tác điều trị.
Bộ Y tế cũng đã kích hoạt toàn bộ hệ thống truy vết những người đã tiếp xúc với người nghi nhiễm.
Đại diện Bộ Y tế nhận định, trường hợp bệnh nhân nghi mắc COVID-19 ở Đà Nẵng tương đối đặc biệt. Trường hợp này khả năng xác định F0 chưa rõ nên Bộ Y tế phải làm thật kỹ.
Chính vì vậy, dù bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng, sau đó là Viện Pasteur Nha Trang với cả 3 lần cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2, nhưng nay Bộ Y tế vẫn yêu cầu lấy mẫu bệnh phẩm chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương làm các xét nghiệm một lần nữa. Khi có kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương mới có thể công bố.
Trước đó, ngày 20/7/2020, bệnh nhân sốt, ho, đờm nhiều nên đến khám tại bệnh viện C Đà Nẵng lúc 8h25 và nghi mắc COVID-19.Tại Bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh nhân được chỉ định lấy mẫu xét nghiệm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thực hiện lấy mẫu và xét nghiệm.
Kết quả xét nghiệm sàng lọc lần 1 ngày 23/7/2020, bằng phương pháp RT-PCR cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, chiều cùng ngày, tiếp tục lấy mẫu lần 2 cũng cho kết quả dương tính. Lấy mẫu chuyển đi Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để khẳng định.
Trong đêm 23/7, Trung tâm đã gửi mẫu vào Viện Pasteur Nha Trang xét nghiệm sáng 24/7, kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Sáng 24/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố tiếp tục gửi mẫu đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm virus SARS-CoV-2. Theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Đà Nẵng tiếp tục chờ kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tế Trung ương.
Khẩu trang y tế ở Đà Nẵng khan hiếm sau ca nghi nhiễm COVID-19 Khẩu trang y tế tại Đà Nẵng khan hiếm khi phát hiện bệnh nhân nghi nhiễm COVID-19 sau 3 lần xét nghiệm cho kết quả dương tính nCoV. Theo ghi nhận của PV VTC News, mặt hàng khẩu tra y tế tại các hiệu thuốc Tây tại một số nơi trên địa bàn Đà Nẵng đã không còn để bán cho người dân....