Bệnh nhân 91 phi công người Anh không sốt, vẫn thở máy
Bệnh nhân có tiến triển hơn, không sốt, nhưng vẫn phải thở máy, theo dõi rối loạn đông máu.
Sáng 16/4, thông tin về sức khỏe bệnh nhân số 91 phi công người Anh đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu ban điều trị – Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, người này không sốt, nhưng phải thở máy, theo dõi rối loạn đông máu – Hội chứng HIT.
Ngoài bệnh nhân này còn 2 ca bệnh nặng khác đang phải thở máy, lọc máu là bệnh nhân 19 và bệnh nhân 161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Trong đó, bệnh nhân có tiến triển, dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm.
(Ảnh minh họa)
Sáng nay, Bộ Y tế công bố thêm 1 trường hợp mắc COVID-19, nâng tổng số người nhiễm virus corona tại nước ta lên 268.
Bệnh nhân số 268 là nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Ngày 7/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.
Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus virus corona. Hiện tại bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, trong 268 ca mắc COVID-19 tại Việt Nam tính đến 6h ngày 16/4, có 160 người nước ngoài (chiếm 59,7%), 108 người lây nhiễm thứ phát (chiếm 40,3%). Có 171 người đã khỏi bệnh, đủ điều kiện xuất viện.
Cả nước có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 68.049.
Video: Hạ Lôi là ổ dịch Covid-19 phức tạp nhất nước hiện nay
PHẠM QUÝ
Phi công người Anh ở nhóm tuổi nguy cơ thấp nhưng sao lại bệnh rất nặng?
Bệnh nhân 91 (phi công người Anh) mới 43 tuổi, vì sao tình trạng bệnh rất nặng? Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã lý giải chiều nay 10-4.
Trả lời câu hỏi của báo chí chiều nay 10-4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết nhóm tuổi bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao là nhóm trên 60 tuổi. Nhóm tuổi này ở Việt Nam có 20 bệnh nhân, 4/20 người bệnh nặng, phải thở máy và 1 trong 4 người phải chạy ECMO (thiết bị tim phổi nhân tạo).
Ở nhóm bệnh nhân 40-60 tuổi có 69 bệnh nhân, có 2/69 bệnh nặng, phải thở máy, 1 trong 2 người là phi công người Anh mới 43 tuổi (bệnh nhân 91 và có liên quan ổ dịch bar Buddha ở quận 2, TP.HCM) nhưng diễn biến nặng nhanh, hiện vừa phải thở máy, vừa chạy ECMO, lọc máu liên tục. Bệnh nhân cũng đã có biểu hiện suy đa tạng.
Lý do viên phi công còn ở nhóm tuổi, nguy cơ không phải cao nhất nhưng lại là 1 trong 2 ca bệnh nặng nhất ở Việt Nam cho đến nay, theo ông Sơn, phi công này cao 1m83 nhưng nặng 100 kg, chỉ số khối cơ thể (BMI) là 30,1 và có tình trạng béo phì, thuộc nhóm bệnh có nguy cơ cao nếu mắc thêm 1 bệnh lý nào khác, trong đó có COVID-19.
Ông Sơn cũng chia sẻ các bác sĩ đang nỗ lực hết sức, huy động các chuyên gia giỏi nhất để có thể bảo vệ mạng sống của bệnh nhân.
Cho đến nay đã có 4/6 bệnh nhân nặng nhất vượt qua giai đoạn nguy hiểm tính mạng, và trong số 257 bệnh nhân cho đến nay, có 144 người đã khỏi bệnh.
Việt Nam đang đứng thứ 107 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch, nhưng nằm trong nhóm ít ỏi các quốc gia chưa ghi nhận bệnh nhân tử vong.
LAN ANH
Sức khỏe phi công người Anh mắc COVID-19 hiện tại ra sao? Sức khỏe bệnh nhân COVID-19 thứ 91 - phi công người Anh - bắt đầu có tín hiệu tích cực; ông nhận biết được xung quanh dù vẫn đang phải duy trì sử dụng thuốc an thần. Chiều 15/4, thông tin về tình trạng sức khỏe của ca bệnh số 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu ban...