Bệnh nhân 91 phi công người Anh được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy
Bệnh nhân được chuyển sang Bệnh viện Chợ rẫy tiếp tục điều trị hồi sức tích cực và kiểm soát nhiễm khuẩn.
Ngày 21/5, thông tin về sức khỏe BN91 – phi công người Anh mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại TP.HCM, PGS. TS Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), Phó trưởng Tiểu ban điều trị – Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, bệnh nhân vừa được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp tục điều trị.
“Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy vừa gọi điện báo cáo đã cùng ê kip sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM để đón bệnh nhân sang Bệnh viện Chợ Rẫy. Tại đây, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị hồi sức tích cực, các bệnh lý nền và kiểm soát nhiễm khuẩn để tiến tới ghép phổi khi đủ điều kiện”, ông Khuê nói.
(Ảnh minh họa)
Theo ông Khuê, hiện phi công người Anh có 6 lần xét nghiệm liên tiếp âm tính với virus corona trong hơn 10 ngày qua. Kết quả nuôi cấy virus của bệnh nhân này tại Viện Pasteur TP.HCM cũng không phát triển, cho thấy bệnh nhân được điều trị khỏi COVID-19, không thấy khả năng tái nhiễm.
Ngoài ra, kết quả CT phổi lần 2 của người bệnh cũng cho kết quả phục hồi được tới 30%, chức năng phổi được cải thiện đáng kể. Mạch và huyết áp của bệnh nhân cũng ổn định, siêu âm tim ghi nhận thất trái co bóp tốt, đồng bộ, dịch màng ngoài tim lớp mỏng.
Ngoài ghép phổi, các chuyên gia cũng tính đến phương án khác là chuyển phi công người Anh về nước do người này đã khỏi COVID-19.
Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn còn hôn mê và đang phải can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo), nên phải chờ bệnh nhân tỉnh, hồi phục mới có thể đưa ra phương án phù hợp.
Bệnh nhân 91 mới bay chuyến đầu tiên cho Vietnam Airlines thì mắc COVID-19. Quá trình điều trị từ ngày nhập viện rất phức tạp, thất thường. Đây là ca COVID-19 nặng nhất Việt Nam, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Bệnh nhân nặng 100 kg, mắc hội chứng “bão cytokine” – hệ miễn dịch phản ứng thái quá, rối loạn đông máu, phổi có lúc đông đặc 90%.
Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước, Bộ Y tế đã phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị cho người này.
Video: Bệnh nhân phi công người Anh khi nào được ghép phổi
Sự sống bệnh nhân 91 phi công người Anh gần như phụ thuộc vào ECMO
Bệnh nhân bước sang ngày thứ 44 can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo) và sự sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật này.
Sáng 21/5, thông tin về sức khỏe của BN91 - phi công người Anh mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống COVID-19 cho biết, tình trạng bệnh nhân vẫn còn rất nặng.
Bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng phổi cải thiện, đang tiếp tục thở máy. Người bệnh tiếp tục được sử dụng kháng sinh, kháng nấm, kết quả xét nghiệm 5 lần liên tiếp âm tính với virus corona (từ 7/5 đến nay).
Bệnh nhân này sắp được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị hồi sức tích cực và nhiều chuyên khoa kết hợp.
(Ảnh minh họa)
Bệnh nhân trải qua 2 tháng 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Bệnh nhân hiện vẫn tiếp tục ECMO (can thiệp tim phổi nhân tạo) ngày thứ 44, sự sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào kỹ thuật này.
Theo các chuyên gia, việc ghép phổi cho bệnh nhân này chỉ có thể thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu về sức khoẻ cũng như các điều kiện liên quan.
Sáng nay, thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 12.987. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 307; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.633 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 5.047. Nước ta có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Đến thời điểm này, 264 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 60 bệnh nhân điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, 3 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus corona và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên.
Dùng thẻ khám bệnh để chống "cò bệnh viện" và nạn móc túi Thay vì dùng tiền mặt, bệnh nhân đến Chợ Rẫy được chuyển sang dùng thẻ ở mọi quy trình. Giải pháp trên mang lại nhiều tiện ích, ngăn chặn tiêu cực, rủi ro cho người bệnh và bệnh viện. Các thủ tục hành chính trong hoạt động khám chữa bệnh đã áp dụng hàng chục năm qua đã không còn phù hợp trong...