Bệnh nhân 91 có nhịp tự thở khi giảm liều an thần, tiên lượng còn nặng
Bệnh nhân 91 ( phi công người Anh) có nhịp tự thở (15 – 25 lần/phút) khi giảm liều an thần. Tuy nhiên, tiên lượng bệnh nhân còn nặng, phụ thuộc hoàn toàn vào ECMO và nhiễm trùng phổi chưa được khống chế.
Từ chiều 22-5, bệnh nhân 91 (phi công người Anh) được điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Trước đó, bệnh nhân có 2 tháng 4 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới – Ảnh: MỸ THƯƠNG
Trưa 23-5, bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – cho biết bệnh nhân 91 (phi công người Anh) còn hôn mê dưới thuốc an thần và dãn cơ.
Khi giảm liều an thần, bệnh nhân có nhịp tự thở với nhịp dao động 15 – 25 lần/phút, mạch 102 lần/phút; huyết áp 156/77; thở máy (tần số FiO2 40%; PEEP 10; Pi 14)…
Chẩn đoán bệnh nhân mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, viêm phổi do Burkholderia cepacia (nhóm vi khuẩn phức tạp, một trong những tác nhân gây bệnh nguy hiểm), nhiễm nấm máu, tổn thương thận cấp.
“Đánh giá so với một tuần trước, bệnh nhân không có gì tiến triển tích cực, tiên lượng còn nặng, còn phụ thuộc gần hoàn toàn vào ECMO và nhiễm trùng phổi chưa khống chế được” – bác sĩ Thức thông tin.
Video đang HOT
Về hướng điều trị sắp tới, bác sĩ Thức cho hay bệnh nhân tiếp tục ECMO, thở máy, ngưng lọc máu siêu liên tục, dùng thuốc lợi tiểu tiêm mạch, kháng sinh, an thần, dãn cơ và từng bước giảm liều dần tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được truyền dinh dưỡng tĩnh mạch và đường tiêu hóa, nội soi phế quản hút đàm và cấy dịch rửa phế quản, vật lý trị liệu hô hấp, theo dõi điều chỉnh nước điện giải và đông máu, săn sóc vết loét cùng cụt.
Bệnh nhân 91 điều trị tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới (TP.HCM) từ ngày 18-3 và đến ngày 22-5 thì chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy.
Bệnh nhân tiếp tục duy trì thở máy xâm nhập ngày thứ 49, can thiệp ECMO và lọc máu ngày thứ 48, mở khí quản ngày thứ 30.
Trong buổi tiếp nhận bệnh nhân 91, bác sĩ Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết sẽ huy động toàn lực để cứu chữa bệnh nhân, đến khi bệnh nhân có đầy đủ các yếu tố thuận lợi về sức khỏe sẽ tiến hành ghép phổi theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19.
Báo quốc tế: Việt Nam nỗ lực cứu sống phi công Anh mắc COVID-19
Báo quốc tế nêu bật nỗ lực cứu sống phi công người Anh mắc COVID-19 của Việt Nam.
Reuters hôm 14/5 đăng tải bài viết về nỗ lực của Việt Nam nhằm cứu sống phi công người Anh 43 tuổi mắc COVID-19.
(Ảnh minh họa)
4.000 người liên quan đến ổ dịch COVID-19 tại quán bar Buddha, 18 người mắc bệnh sau đó phần lớn đã phục hồi, nhưng phi công Anh bị nặng hơn và phải dùng đến các trang thiết bị hỗ trợ.
Dẫn thông tin từ truyền thông Việt Nam, báo Anh viết "gần như mọi nỗ lực đang được thực hiện để cứu sống bệnh nhân 43 tuổi".
Hôm 12/5, Bộ Y tế Việt Nam và các chuyên gia hàng đầu từ các bệnh viện đã họp và quyết định cứu bệnh nhân này thông qua biện pháp ghép phổi. Khoảng 10 người, bao gồm cả một cựu chiến binh 70 tuổi, tình nguyện hiến tặng, nhưng các bác sĩ đã từ chối.
"Chúng tôi rất cảm động, nhưng những quy định hiện tại không cho phép chúng tôi ghép phổi từ người hiến tặng còn sống", đại diện Trung tâm Điều phối Ghép tạng quốc gia cho biết.
Sáng 14/5, Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 cho biết, tình trạng bệnh nhân người Anh vẫn rất nguy kịch.
Kết quả CT scan phổi cho thấy, hai phổi của người bệnh bị xơ hóa, đông đặc, chỉ còn 10% hoạt động.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, Việt Nam đã chi hơn 5 tỷ đồng để cố gắng cứu sống bệnh nhân này.
Reuters đánh giá nhờ xét nghiệm gắt gao và chương trình cách ly đại chúng tập trung, Việt Nam đã giữ được số ca mắc bệnh ở mức 288 và chưa ghi nhận bệnh nhân thiệt mạng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 14/5 khẳng định các chuyên gia, các bác sỹ giỏi nhất của Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh.
"Với tinh thần nhân đạo, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tập trung và nỗ lực điều trị cho nhiều bệnh nhân nước ngoài. Đa số họ đã được điều trị khỏi bệnh và nhiều người đã trở về nước. Riêng với bệnh nhân là phi công người Anh, do có bệnh lý nền nên có chuyển biến xấu", Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết.
"Tuy nhiên, tôi tin tưởng rằng với nỗ lực cao nhất, các cơ quan y tế Việt Nam, các chuyên gia, các bác sỹ giỏi nhất của Việt Nam sẽ tập trung điều trị và cứu chữa cho bệnh nhân người Anh. Chúng tôi cũng mong muốn bệnh nhân người Anh sớm hồi phục sức khỏe và trở lại cuộc sống bình thường", bà Lê Thị Thu Hằng nói thêm.
Bệnh nhân Covid-19 thoát chết nhờ ghép phổi ở Trung Quốc Các bác sĩ Vũ Hán đã ghép phổi cho một bệnh nhân 65 tuổi sau khi virus nCoV tàn phá các cơ quan trong cơ thể của ông. Ông Cui An bắt đầu sốt cao vào ngày 23/1, có kết quả dương tính nCoV đầu tháng 2. Bệnh nhân phải sử dụng ECMO (tim phổi nhân tạo) trong suốt 2 tháng khi điều...