Bệnh nhân 80 tuổi bất ngờ hồi phục thị lực nhờ trị đau lưng bằng giả dược
Bệnh nhân 80 tuổi bị suy giảm thị lực hơn một thập kỷ trước do bệnh tăng nhãn áp, gần đây đã phục hồi thị lực sau khi tham gia điều trị chứng đau lưng mãn tính bằng giả dược.
Bà Lynley Hood tham gia thử nghiệm điều trị bệnh đau lưng mãn tính. Ảnh: Newshub
Theo trang Oddity Central (Anh), 12 năm trước, khi bà Lynley Hood, một nhà văn từng đoạt giải thưởng sống tại thành phố Dunedin (New Zealand), đang đọc sách thì mắt trái của bà đột nhiên mờ đi. Chỉ nghĩ rằng do quá mệt mỏi, bà Lynley đã quyết định đi nghỉ ngơi. Nhưng sáng hôm sau, bà vẫn không thể nhìn rõ mọi thứ.
Sau khi đến bệnh viện, bà Lynley được chẩn đoán mắc một dạng bệnh tăng nhãn áp khá hiếm gặp. Bác sĩ nói rằng tình trạng này có thể không bao giờ cải thiện và vấn đề hiện tại là bà cần duy trì tình trạng không tiến triển. Thời gian trôi đi, thị lực của bà suy giảm đến nỗi không đọc và viết được do bệnh tăng nhãn áp. Tuy nhiên, hơn một thập kỷ sau, phép màu tình cờ đã xảy đến.
Năm 2020, bà Lynley bị ngã, gãy xương chậu và đau lưng dữ dội. Song căn bệnh này lại mang đến cho bà cơ hội tham gia vào dự án nghiên cứu điều trị đau mãn tính của Đại học Otago. Chỉ hy vọng việc điều trị sẽ giúp giảm bớt cơn đau kinh niên bằng cách nào đó, bà Lynley không ngờ rằng phương pháp điều trị bằng kích thích xung điện có hiệu quả tốt đáng kinh ngạc.
Theo đó, dự án mà bà Lynley đăng ký hồi năm ngoái được chia thành 2 nhóm. Các bệnh nhân sẽ cùng tham gia vào các buổi kích thích bằng xung điện. Họ được yêu cầu đội một chiếc mũ bảo hiểm đặc biệt có gắn các điện cực. Trong khi được kích thích xung điện lên não, nhóm dùng giả dược chỉ nhận được sự kích thích bề ngoài ở mức độ da đầu.
Bà Lynley thuộc nhóm dùng giả dược, nhưng sau 4 tuần kích thích điện, thị lực của bà đã phục hồi gần như 100%. Điều đó đã khiến bác sĩ nhãn khoa điều trị cho bà Lynley không khỏi kinh ngạc.
Tiến sĩ Divya Adhia, đồng nghiên cứu dự án, nói với tờ Otago Daily Times: “Thật đáng ngạc nhiên, thị lực của bà Lynley đã cải thiện đáng kể, đến nỗi bác sĩ nhãn khoa nói rằng đó là một phép màu. Phép màu này không phải là từ chúng ta thường dùng trong khoa học, mà nó là một phép màu tình cờ. Kết quả này không thể ngờ tới, nghiên cứu của tôi thực sự đã tác động hiệu quả đến bệnh nhân”.
Sau khi sống với thị lực suy giảm nghiêm trọng trong 12 năm, bà Lynley đang thích nghi với cuộc sống mới. Trước đây, bà hoàn toàn bị mất thị lực trung tâm ở mắt trái, trong khi mắt phải của bà giống như “tivi tĩnh”, còn bây giờ bà đã có thể nhìn thấy hoàn hảo trở lại.
Video đang HOT
Bà chia sẻ: “Lúc đầu, tôi nghĩ mình đang tưởng tượng. Thiết bị flash có thể theo dõi từng mili giây dòng điện đi qua da đầu và vào mắt tôi. Thiết bị cho thấy các tế bào trong võng mạc của tôi hoạt động, và nó đã gửi rất nhiều thông điệp xuống dây thần kinh thị giác của tôi đến các phần não, tạo ra hình ảnh, từ ngữ và màu sắc từ các thông điệp điện tử”.
Không ai biết chính xác tại sao việc điều trị bằng xung điện lại giúp bà Lynley phục hồi thị lực. Song Tiến sĩ Adhia và nhóm đồng nghiệp của bà chắc chắn muốn tìm hiểu. Các nhà nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm khác song song với nghiên cứu về điều trị các cơn đau mãn tính, để xác định xem phương thức kích thích xung điện đã giúp cụ bà 80 tuổi lấy lại thị lực như thế nào. Họ hy vọng phương pháp này cũng sẽ giúp những bệnh nhân khác lấy lại được đôi mắt sáng như bà Lynley.
Thận trọng khi tắm nắng cho trẻ
Tắm nắng là việc làm hết sức cần thiết cho trẻ nhưng bạn cần chú ý làm đúng cách.
Những tác hại khi tắm nắng cho trẻ sai cách
Bạn cần tắm nắng cho trẻ đúng cách. Nguồn ảnh: Internet
Trẻ nhỏ được tắm nắng thường xuyên, khoảng 80% vitamin D sẽ được hấp thụ, hạn chế tình trạng còi xương, vàng da sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tắm nắng sai cách, có thể gây ra những tác hại không nhỏ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, đó là:
Cảm nắng
Khi cho trẻ tắm nắng, phụ huynh không nên để lộ vùng đầu của bé quá lâu vì điều này dễ làm trẻ bị cảm nắng. Trẻ sơ sinh phần vỏ não còn chưa hoàn thiện nên việc để bé tắm nắng quá lâu với "đầu trần" có thể ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng tới não bộ, khiến trẻ hay quấy khóc.
Ảnh hưởng tới thị lực
Ánh sáng mặt trời có thể chứa các tia cực tím (tia UV) gây hại cho sức khỏe của bé. Đối với trẻ sơ sinh, mắt là một bộ phận rát nhạy cảm. Mi mắt của trẻ mỏng nên không thể che hết được ánh sáng mặt trời. Việc để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời mà không được che chắn hay bảo vệ hợp lý sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực của con.
Gặp các vấn đề về da
Da của trẻ sơ sinh thường rất non nớt và nhạy cảm. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời quá lâu, đặc biệt là ánh nắng mặt trời vào mùa hè với lượng bức xạ mạnh có thể ảnh hưởng tới làn da của bé, dễ gây các vấn đề về da như viêm da, dị ứng da, ...
Khi thời tiết chuyển mùa, phụ huynh cũng hạn chế không cho trẻ phơi nắng quá nhiều vì đây là thời điểm thuận lợi để các virus, vi khuẩn gây bệnh sinh sôi và phát triển mạnh. Ngoài ra, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi bất thường khiến trẻ khó thích nghi và dễ mắc các bệnh như viêm họng, cảm cúm, đau mắt, dị ứng ,... khi tắm nắng.
Đặc biệt, nếu tắm nắng cho trẻ không đúng cách trong một thời gian dài dễ khiến trẻ có nguy cơ mắc ung thư da cao hơn so với được tắm nắng hoặc bổ sung vitamin D đúng cách.
Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ
Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ quá lâu
Tắm nắng cho trẻ tuy rất tốt nhưng nó chỉ thật sự tốt và phát huy tác dụng khi được thực hiện đúng cách, đúng thời điểm, đúng liều lượng. Sai lầm khi tắm nắng cho trẻ thường gặp hiện nay là việc tắm cho trẻ qua lâu sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho bé yêu.
Mỗi tuần bạn chỉ cần tắm nắng cho trẻ khoảng 2 tiếng chia đều cho các ngày, mỗi ngày khoảng 15-20 phút là phù hợp nhất, tuy nhiên trong thời gian đầu bạn chỉ cần cho trẻ tắm nắng vài phút rồi tăng dần thời lượng từng ít một để trẻ thích ứng dần và có thể hấp thu, tổng hợp vitamin D từ ánh nắng mặt trời tốt hơn. Khi trẻ được 3 tháng tuổi trở đi, bạn có thể tắm nắng cho trẻ tối đa là 30 phút/1 ngày nhé. Vượt quá thời lượng trên đều không tốt.
Tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính
Nhiều bà mẹ cứ quan niệm sợ cho trẻ ra ngoài môi trường gặp phải khói bụi, ô nhiễm nên đã thực hiện tắm nắng cho trẻ qua khung cửa kính mà không biết rằng làm như thế da trẻ không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì việc tắm nắng ấy cũng không có tác dụng gì. Hãy để trẻ được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời ở những vùng da cần tắm nắng với điều kiện địa điểm tắm nắng phải đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, không khí trong lành và không có gió lùa.
Cởi hết áo quần khi tắm nắng cho trẻ là sai lầm
Việc tắm nắng cho trẻ cần thực hiện lần lượt trên từng vùng da nhất định, trước hết nên tắm nắng bàn chân, cổ chân, sau đó đến lưng trước, lưng sau, tiếp đến là bắp chân, đùi, ngực, tay, cổ,...chứ không nên cởi hết áo quần của trẻ. Chính vì vậy để đảm bảo an toàn, khi tắm nắng, bạn chỉ cần cho trẻ mặc áo quần thông thoáng, đồng thời không nên để ánh nắng mặt trời chiếu thắng vào đầu, mắt, mặt của trẻ bởi nó sẽ gây ra những tổn thương nhất định đến những bộ phận nhạy cảm.
Phơi nắng thời gian nào mới đúng?
Trong ánh nắng có tia UVA, UVB, UVC nhưng chỉ có UVB là tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D dưới da chuyển thành vitamin D. Tia UVB có bước sóng ngắn, chỉ đến được mặt đất trong khoảng thời gian sau 9h đến trước 16h, mạnh nhất là giữa trưa nên phơi nắng sớm hay chiều muộn không có tác dụng tổng hợp vitamin D.
Tia UVA thực ra rất khoẻ, bước sóng dài, chiếm tới 95% tổng số bức xạ UV, cứ có nắng là có sự hiện diện của tia này. Đây là thủ phạm gây sạm da, nám da, ung thư da. 5% bức xạ còn lại là UVB. Phơi nắng để hứng được UVB không dễ, nhất là với thời tiết nắng nóng và nhiều khói bụi như Việt Nam, chuyện đưa trẻ ra phơi nắng rất cực.
Phơi nắng trong bóng râm càng không có tác dụng hứng vitamin D vì UVB bị cản bởi các yếu tố tạo bóng râm đó. Tất nhiên phụ huynh vẫn nên cho trẻ ra ngoài chơi dưới nắng hay trong bóng râm nhưng đừng chủ đích lấy vitamin D.
Da trẻ em mỏng bằng 1/5 da người lớn và ít có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím. Vì thế trên thế giới người ta không khuyên phơi nắng nhiều nữa, đặc biệt là trẻ dưới 6 tháng.
Cụ bà 80 tuổi vẫn đi bar "quẩy" cực sung: Cảm nhạc đỉnh hơn thanh niên Trong tưởng tượng của nhiều người các cụ bà U80 thường thường sức khỏe đều không còn được như lúc trẻ. Hầu hết các cụ chỉ quanh quẩn ở nhà vui chơi cùng con cháu hoặc cùng lắm là trò chuyện với hàng xóm láng giềng. Nhiều khi con cháu muốn rủ các cụ đi chơi đâu đó cũng không được. Tuy nhiên,...