Bệnh nặng thêm vì trái cây
Bệnh nhân suy tim không nên ăn dưa hấu, nước dừa tránh cho tim khỏi bị nặng thêm
Y học phương Đông nhấn mạnh, trái cây cũng như dược phẩm Đông y, chúng cũng có những thuộc tính hàn, nhiệt, ôn lương khác nhau.
Ví dụ lê sống tính hàn, quả đào tính nhiệt; quả mận tính ôn; dưa hấu tính lương. Nếu người bệnh bị tỳ dương hư, hàn thấp thịnh mà ăn nhiều lê sống thì thường dẫn đến đau bụng, đi ngoài. Tỳ hư bên trong hàn mà ăn nhiều dưa hấu cũng dễ bị như vậy.
Trái cây cũng có 5 vị: chua, ngọt, đắng cay, mặn, cũng dễ gây ra ảnh hưởng nhất định đối với bệnh tật. Vị ngọt phần nhiều có tác dụng bồi bổ, vị chua phần nhiều có tác dụng thu liễm và làm cho kết dính lại, có thể dùng để làm ngừng ra mồ hôi và ngừng đi lỏng, nhưng trường hợp thấp nhiệt thịnh thì không nên ăn.
Về lâm sàng, người bị bệnh đái tháo đường nên ít ăn dưa hấu, nếu mỗi lần ăn 1.000 – 2.000g, thì trong thời gian ngắn tăng 50 – 100g đường. Còn những loại trái cây có hàm lượng đường cao như chuối tiêu, táo, vải, lê, long nhãn, đại táo thì không ăn một cách tùy tiện.
Những người bị loét dạ dày thành tá tràng không nên ăn hoa quả có vị chua (nguồn ảnh: internet)
Những người bị loét dạ dày, hành tá tràng, do axit trong dạ dày quá nhiều không nên ăn mơ, chanh.
Bệnh nhân suy tim không nên ăn dưa hấu, nước dừa tránh cho tim khỏi bị nặng thêm.
Những bệnh nhân thể chất dễ bị dị ứng, nếu ăn dứa, vải cũng dễ sinh dị ứng.
Những bệnh nhân cơ tim bị cứng tắc thì không nên ăn táo, hồng, hạt sen bởi những loại này có hàm lượng axit tương đối cao, sinh ra tác dụng thu liễm quá mạnh, làm cho bí tiểu tiện nặng thêm, dễ dẫn tới bệnh của cơ tim, phát đi phát lại.
Video đang HOT
Người có thể chất dễ bị dị ứng không nên ăn dứa, vải (nguồn ảnh: internet)
Hồng là loại trái cây có tính hàn, những người bị khí hư, người yếu nhiều bệnh, phụ nữ sau khi sinh và những bệnh nhân cảm phong hàn bên ngoài thì không nên ăn.
Hồ đào là loại trái cây có tính ôn, tự nhuận (bồi bổ và nhuận) nhiều, những người bị đờm hỏa tích nhiệt nên dùng ít.
Long nhãn vị ngọt, tính ôn nếu bị cảm mạo phong hàn, tiêu hóa không tốt, rêu lưỡi dày và nhầy thì không nên dùng.
(Theo Khoa học & Đời sống)
Cẩn thận khi bị hạ huyết áp tư thế
Khi thay đôi tư thê đôt ngôt, chăng han như đang năm hoăc ngôi ma đưng lên qua nhanh, ở môt sô ngươi xuât hiên cac triêu chưng như tôi sâm măt may, xây xâm, hoa măt, chong măt, quay cuông, đưng không vưng, muôn te, năng hơn nưa la ngât.
Cac triêu chưng nay đươc goi chung la chong măt tư thê, nguyên nhân la do hạ huyêt ap tư thế (HATT), lam mau va ôxy cung câp lên nao bi thiêu.
Hạ HATT sẽ gây nguy hiểm như trường hợp ba N.T.L., 75 tuôi. Trước đó, bà L. thương bi xây xâm, tôi sâm măt may môi khi đưng dây. Triêu chưng nay thoang qua rât nhanh, chi vai giây la hết. Vi thê ba không đi kham bênh va không cho con chau biêt. Cho tới môt đêm ba L. thưc dây đi tiêu, khi đi đươc vai bươc ba co cam giac quay cuông va quy nga. Sau te, ba không tư đưng dây đươc, phân hông bên phai đau rât nhiêu. Kêt qua kham bênh cho thây ba bi gay cô xương đui bên phai.
Một số nguyên nhân
Theo American Academy of Neurology, hạ HATT là sự giảm huyết áp động mạch khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sau ba phút: huyết áp tâm thu giảm trên 20 mmHg, huyết áp tâm trương giảm trên 10 mmHg.
Bình thường huyết áp được duy trì ổn định để cung cấp đầy đủ máu đến các cơ quan trong cơ thể. Để duy trì huyết áp bình thường cần các yếu tố:
- Sự co bóp của tim. Nếu bị suy tim, sức co bóp của tim bị yếu, huyết áp có thể giảm.
- Sự co thắt của thành mạch máu.
- Có đủ máu và dịch trong lòng mạch máu.
- Hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm điều hoa hoạt động của mạch máu.
Khi cơ thể chuyển sang tư thế đứng, do ảnh hưởng của trọng lực, máu sẽ dồn xuống chân. Ngay lập tức hệ thần kinh giao cảm được kích thích dẫn đến nhịp tim tăng, tim co bóp mạnh hơn và mạch máu co thắt nhiều hơn. Tất cả hoạt động này nhằm làm tăng huyết áp để đẩy máu lên não và các cơ quan khác một cách đầy đủ.
Bất kỳ nguyên nhân nào ảnh hưởng lên bốn yếu tố trên sẽ làm máu không đẩy lên não được mà dồn xuống chân (do tác động của trọng lực) sẽ gây ra tình trạng hạ HATT.
Hạ HATT thường là nhẹ, tuy nhiên có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng (ảnh minh họa)
Những nguyên nhân dân đên ha HATT thường thấy:
- Giảm thể tích dịch trong lòng mạch: ói mửa, tiêu chảy, sốt, mất máu.
- Do sử dụng thuốc ảnh hưởng lên hệ thần kinh tự động, thuốc ức chế beta, thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị rối loạn cương, thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc an thần kinh.
Bài liên quan:
Dấu hiệu và mối nguy từ huyết áp thấp
Huyết áp thấp và biến chứng nguy hiểm
- Suy tim, loạn nhịp tim.
- Suy van tĩnh mạch gây ứ trệ máu ở tĩnh mach chân.
- Bệnh nội tiết như Adison, suy giap.
- Bệnh gây tổn thương hệ thống thần kinh: đái tháo đường (la nguyên nhân rât thương găp gây ha HATT), Parkinson, hội chứng Shy-Drager...
- Hạ HATT xảy ra sau ăn no.
Có thể gây tai nạn
Hạ HATT thường là nhẹ, tuy nhiên có thể là dấu hiệu của một bệnh nặng. Vì vậy khi có biểu hiện hạ HATT cần phải đi khám bệnh để tìm nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Ăn quá no cũng có thể bị hạ huyết áp (ảnh minh họa)
Hạ HATT kéo dài có thể gây giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ.
Mặt khác nếu hạ HATT nặng có thể gây ngất, bệnh nhân có thể té ngã và chấn thương như gãy tay, chấn thương hông hoặc trầm trọng hơn là chấn thương sọ não. Ngoài ra người bị hạ HATT có thể gây ra tai nạn nếu đang lái xe hoặc đang điều khiển máy móc.
Điêu quan trong ngươi bênh nên biêt la khi có biểu hiện hạ HATT thi phai nằm xuống ngay, các triệu chứng sẽ biến mất nhanh chóng. Kê đên la phai đi kham bênh cang sơm cang tôt đê xac đinh nguyên nhân gây ra hạ HATT va co kê hoach điêu tri thich hơp.
Người bệnh có thể tự chăm sóc bằng cách mang vớ áp lực nếu có giãn tĩnh mạch chân, thay đổi tư thế một cách từ từ, tránh nằm lâu một chỗ. Ở những người không có bệnh gì đặc biệt cần phải điều trị thì nên ăn nhiều muối va uống nhiều nước, nhất là khi tập thể dục nhiều. Tránh dùng các loai thuốc an thần và rượu. Ở những người hạ HATT sau ăn nên tránh ăn quá thịnh soạn.
Các yêu tô nguy cơ - Hạ HATT thường xảy ra ở người lớn tuổi do mạch máu bị xơ vữa trở nên kém đàn hồi, không thích nghi kip thời khi cần. - Thai kỳ: khi có thai, thể tích tuần hoàn và huyết áp có khuynh hướng giảm, dẫn đến dễ bị chong măt khi đứng. - Đổ mồ hôi do tập thể lực quá mức mà không uông nước đủ. - Nghiện rượu, thuốc gây nghiện.
(Theo Tuổi trẻ)
Tại sao viêm loét dạ dày ngày càng nặng? Bệnh viêm loét dạ dày phổ biến đến thế nhưng nhiều người xem thường vì ỷ y là thuốc trị bệnh bao tử không thiếu. Đáng nói là số người may mắn lành bệnh vẫn rất ít. Bạn có biết bệnh nào là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghỉ bệnh nhiều nhất? Bệnh nào là lý do hàng đầu gây tiêu hao...