Bệnh nấm da phát triển vào mùa mưa
Không khí nóng ẩm và những đợt mưa bất chợt là điều kiện tạo ra một môi trường thuận lợi cho các loại vi sinh vật và côn trùng độc hại phát triển.
Nấm thường được sinh sản và phát triển trong môi trường ẩm ướt. Khí hậu nóng, ẩm, nhiệt đới gió mùa như Việt Nam là điều kiện thuận lợi để chúng sinh sôi và bùng phát, nhất là trong mùa mưa này. Nấm da là một trong những vấn đề y khoa phổ biến ở nước ta, bệnh biểu hiện dưới rất nhiều dạng khác nhau.
Theo bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng – chuyên khoa Da liễu TP HCM, số bệnh nhân nhiễm vi nấm ngoài da ở Việt Nam khá nhiều, xếp hàng thứ hai trong số những bệnh điều trị tại các cơ sở chuyên khoa da liễu, chỉ sau bệnh chàm (Eczema). Nhiều nguyên nhân gây nhiễm vi nấm, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thói quen ăn ở kém vệ sinh, phong tục tập quán ở nhiều nơi còn hạn chế dẫn đến cơ hội cho bệnh về da nói chung và bệnh nấm da nói riêng phát triển.
Những loại bệnh liên quan đến nấm da thường gặp là nấm chân, nâm bẹn, nấm tóc… Trong đó, nấm chân là loại bệnh dễ mắc phải nhất trong số các loại nấm da vào mùa mưa do thói quen đi giày, vớ. Khi gặp mưa, tất bẩn và ẩm sẽ là mảnh đất lý tưởng để nấm chân “trú ngụ”.
Video đang HOT
Nấm móng: tác nhân do vi nâm Trichophyton hoặc Candida gây nên. Tình trạng bệnh xuất hiện khi móng mất màu bóng, bị trồi lên hoặc khuyết vào, trên mặt móng lỗ chỗ hoặc khứa rãnh. Dưới rãnh có chất như bột vụn. Móng sẽ càng ngày càng bị sù sì, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.
Nấm bẹn: Nguyên nhân gây ra bệnh là do sống trong môi trường không vệ sinh, người ra nhiều mồ hôi mà ít tắm giặt, bơi lội trong vùng nước bẩn. Từ một bên bẹn nấm sẽ lan sang bên kia lên mông, thắt lưng.
Nấm tóc (gàu): Theo thống kê, hơn 70% dân số Việt Nam bị gàu. Nguyên nhân chính là do vi nấm Pityrosporum Ovale gây ra. Thực tế loại nấm này luôn tồn tại trên da đầu chúng ta với số lượng ít nên không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, khi da bị tróc nhiều, vi nấm này sẽ “tấn công” dẫn đến gàu và làm ngứa da đầu. Gàu cũng có thể xuất hiện do bạn đội mũ quá chật, đội mũ bảo hiểm khi tóc ẩm ướt hay do căng thẳng tâm lý… Ngoài những bệnh phổ biến trên, những loại bệnh nấm da khác cũng dễ gặp là hắc lào, lang ben, nấm kẽ… Bệnh này rất dễ lây lan đến các vị trí khác trên cơ thể mình và cho cả người khác qua phương thức lây truyền trực tiếp.
Bác sĩ Huỳnh Huy Hoàng cho biết nếu mắc phải loại bệnh này, trước tiên, bạn phải luộc sôi quần áo có nhiễm nấm; không nên dùng chung khăn lau, quần áo với người khác và tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà bị rụng lông bất thường. Giữ gìn vệ sinh ngay khi có thể như việc rửa và lau khô tay chân hay thường xuyên gội đầu, tắm. Để điều trị, bạn có thể dùng thuốc thoa hay dầu gội có Ketoconazole 2%. Với thuốc thoa thì dùng mỗi lần mỗi ngày từ 2 đến 4 tuần. Dầu gội có Ketoconazole 2% được chỉ định 2 lần một tuần trong 2-4 tuần, nếu bị lang ben thì nên tắm liên tục trong vòng 5 ngày.
Khi nhiễm bệnh, một số người thường sử dụng phương thức dân gian để chữa trị, cũng có người dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi hay kết hợp với dầu gội có chứa Ketoconazol 2% tùy theo tình trạng nhiễm nấm. Loại thuốc bôi có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, không sưng đau nhưng cũng có thể gây ra những dị ứng nhẹ, thuốc uống thì nhất thiết phải theo toa của bác sĩ. Thực tế, các bệnh da nhiễm vi nấm rất nhiều loại nên bệnh nhân khi gặp phải cần sớm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định chính xác bệnh để trị dứt điểm và ít tốn kém hơn.
Theo VNE
Nhận diện bệnh nhiễm xoắn khuẩn
Trong suốt mùa mưa, các trường hợp bị bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn gây ra thường gia tăng, nhưng rất ít người biết được câu trả lời: "Bệnh nhiễm xoắn khuẩn (Leptospirosis) là gì?".
Tiến sĩ Verinder Anand thuộc Bệnh viện Moolchand Medcity (Ấn Độ) giúp bạn tìm hiểu và ngăn ngừa chứng bệnh này.
Bệnh nhiễm xoắn khuẩn lây lan như thế nào? Bệnh nhiễm xoắn khuẩn thường lây truyền theo nước tiểu hoặc nhau thai của những con thú bị nhiễm bệnh qua nguồn nước hoặc đất bị nhiễm nước tiểu của chúng. Chứng bệnh này không lây lan trực tiếp từ người sang người, bệnh chỉ nhiễm qua các vết trầy xước, vết thương, vết cắt trên da (đặc biệt là vùng tay và chân), hoặc đôi khi qua niêm mạc miệng, mũi và mắt. Bệnh nhiễm xoắn khuẩn đặc biệt thường gặp ở các công nhân cầu đường khi họ phải thường xuyên nạo vét cống rãnh.
Rửa tay bằng xà phòng cũng là cách ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn (ảnh: nghean.gov.vn)
Cách ngăn ngừa bệnh nhiễm xoắn khuẩn: Theo tiến sĩ Anand, bạn có thể thực hiện một số phương pháp dưới đây nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn:
- Tránh bơi lội, đặc biệt khi bạn bị vết thương hoặc các vết trầy xước trên da.
- Mang găng tay, giày bằng cao su và mặc áo dài tay khi đi qua vùng ngập nước, bùn hoặc đất ẩm.
- Rửa tay bằng xà phòng, vì xoắn khuẩn Leptospira sẽ bị tiêu diệt rất nhanh bởi xà phòng, chất tẩy uế và môi trường khô ráo.
- Tiêu diệt các loại thú gặm nhấm xung quanh nhà.
Triệu chứng của bệnh nhiễm xoắn khuẩn: Tiến sĩ Anand cho biết, các triệu chứng thường xuất hiện 10 ngày sau khi người bệnh bị nhiễm xoắn khuẩn, bao gồm một hoặc nhiều biểu hiện như nhức đầu dữ dội, căng và đau nhức cơ, đau vùng bụng, nôn ói, có cảm giác ớn lạnh, phát ban, viêm màng kết và tiêu chảy. Theo thống kê, cứ mười ca bi nhiễm xoắn khuẩn thì có một ca bi biến chứng thành bệnh Weil's, gây tổn hại gan, làm vàng da, rối lọan chức năng thận và xuất huyết nội. Đối với các trường hợp này, bệnh nhân cần phải được điều trị tại bệnh viện.
Thông thường, người bệnh được điều trị bằng cách cho uống liều cao các loại thuốc kháng sinh. Việc chẩn đoán có thể tốn chút ít thời gian. Đối với những bệnh nhân bị yếu nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ tiêm trực tiếp các loại thuốc kháng sinh vào tĩnh mạch kết hợp với một vài biện pháp chăm sóc y tế khác để chữa trị.
Nguyễn Niệm
(Theo Healthmeup)
Bí quyết giữ sức khỏe mùa mưa Trong mùa mưa, có nhiều chứng bệnh thường xuyên tấn công sức khỏe của chúng ta. Giới chuyên môn cho biết, nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm bệnh là do sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các bộ phận trên cơ thể. Ví dụ, khi bạn để phần đầu tiếp xúc với nước mưa, đầu sẽ có nhiệt độ lạnh hơn so...