Bệnh mùa hè: Triệu chứng và cách xử trí hiệu quả
Với đặc điểm khí hậu nóng ẩm như ở nước ta, khi mùa hè tới tạo điều kiện cho nhiều loại bệnh phát triển, đáng lưu ý nhất là các bệnh do nhiễm vi rút, vi khuẩn, ký sinh trùng.
1. Say nắng
Cơ chế gây bệnh chung là do quá nóng gây ra và thường gặp ở những nơi tập trung đông người như công trường, xí nghiệp, hầm mỏ, hầm tàu, nhà máy… Biểu hiện của bệnh này là rối loạn sinh lý, hao hụt nước, sinh tố B, C… (đặc biệt là muối natri clorua).
Triệu chứng: Nếu bệnh đang ở thể nhẹ, người say nóng, say nắng sẽ rối loạn chuyển hóa nước, tuần hoàn, hô hấp; mất thăng bằng, chóng mặt, buồn nôn… Ở thể nặng, sẽ rối loạn nội tiết, tiêu hóa, cảm giác đắng miệng, ù tai, hoa mắt; cao hơn nữa là ức chế thần kinh trung ương, phù phổi, da xanh tím, mạch nhanh và nhỏ, huyết áp hạ, sùi bọt mép, co giật, hôn mê và rất dễ dẫn đến tử vong.
Cách xử trí: Phòng say nắng cho trẻ bằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước. Trong dịp hè, cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ về quê hoặc đi tắm biển, không cho trẻ chơi ngoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, nên tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưavàng, rau ngò, cải bó xôi…); vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…); vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…).
Khi phát hiện có người bị say nắng, say nóng, phải nhanh chóng đưa nạn nhân về nơi yên tĩnh, thoáng mát, tạo điều kiện cho da thanh thoát, dễ toát mồ hôi, ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý…
Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn.
Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân – miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
Dạy trẻ giữ vệ sinh để phòng bệnh.
Triệu chứng: Triệu chứng rõ ràng nhất của tiêu chảy cấp đó là người bệnh có nhu cầu đi tiêu nhiều lần, đi phân lỏng hoặc phân lổn nhổn và có mùi tanh hôi khác thường.
Đi kèm theo đó là các triệu chứng phụ như đầy bụng, đau quặn bụng nhưng cũng có người không thấy đau bụng dữ dội. Đối với trẻ em và người già đôi khi còn kèm theo sốt hoặc nôn ói. Nặng nhất là đi phân có máu và chất nhầy.
Cách xử trí: Khi bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mức độ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh và các men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.
3. Sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu vi trùng tên là Dengue (Đăn-gơ) gây ra. Bệnh lây do muỗi vằn hút máu truyền siêu vi trùng từ người bệnh sang người lành. Muỗi vằn có nhiều khoang trắng ở lưng và chân, thường sống ở trong nhà, đậu trong những chỗ tối như gầm bàn, gầm giường, hốc tủ. Quần áo treo trên vách…, chích hút máu người cả ngày lẫn đêm.
Triệu chứng:
Video đang HOT
- Sốt (nóng) cao 39 – 40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền.
- Xuất hiện tình trạng xuất huyết. Có nhiều dạng xuất huyết:
Xuất huyết dưới da: trên mặt da xuất hiện những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Phân biệt những vết này với vết muỗi cắn bằng cách căng da chung quanh chấm đỏ, nếu chúng vẫn còn là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.
Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng.
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói màu nâu, phân lợn cợn như bã cà phê hoặc đỏ tươi).
- Đau bụng.
- Sốc là dấu hiệu nặng, thường xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của bệnh, đặc biệt lúc người bệnh đang sốt cao chuyển sang hết sốt và có thể xảy ra kể cả khi không thấy rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu hiệu sốc gồm: Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã; Chân tay lạnh; Tiểu ít, Có thể kèm theo ói hoặc đi cầu ra máu.
Cách xử trí: khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết, cần đưa ngay người bệnh đế cơ sở y tế gần nhất để được khám, chẩn đoán, điều trị và hướng dẫn theo dõi.
Nếu được điều trị ngoại trú tại nhà người bệnh có thể dùng paracetamol hạ sốt khi sốt cao 390C, không dùng các thuốc hạ sốt loại aspirin, analgin, ibuprofen. Cho bệnh nhân uống dung dịch oresol, nước trái cây, nước cháo… Và nên đi khám lại mỗi ngày cho đến khi hết sốt 2 ngày. Cần đưa ngày người bệnh đến cơ sở y tế khi có các dấu hiệu như: đang sốt mà nhiệt độ đột ngột hạ xuống, chân tay lạnh, bứt rứt, vật vã hoặc li bì, da ẩm, vã nhiều mồ hôi, nôn ói nhiều, đau bụng nhiều, tiểu ít và có các biểu hiện xuất huyết nặng.
Đây là một bệnh nhiễm trùng cấp tính gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Virus viêm não Nhật Bản chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 15 tuổi, đặc biệt nhóm nguy cơ cao nhất là trẻ ở lứa tuổi 2-6 (chiếm 75% tổng số trẻ mắc bệnh).
Triệu chứng: Bệnh khởi đầu với biểu hiện sốt và thường là sốt rất cao (39-40 độ C). Người bệnh còn có các biểu hiện kèm theo như rét run, đau đầu, mệt lả, buồn nôn hoặc nôn. Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 6 ngày. Tiếp đến là các biểu hiện rất điển hình như tiếp tục sốt cao kèm co giật, rối loạn ý thức, kích thích, vật vã, ngủ gà, lơ mơ, hôn mê rồi đau đầu, cứng gáy, tay chân quờ quạng, mất nước.
Cách xử trí: Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất là tiêm văcxin phòng viêm não Nhật Bản nhằm tạo miễn dịch chủ động. Liệu trình tiêm phòng cần đủ 3 liều: 2 mũi đầu cách nhau 1-2 tuần, mũi thứ 3 nhắc lại sau 1 năm. Văcxin viêm não Nhật Bản bắt đầu tiêm khi trẻ được 1 tuổi.
Tiêm phòng là cách phòng bệnh tốt nhất.
Nguyên tắc buộc phải tuân thủ là tất cả các bệnh nhân viêm não Nhật Bản đều phải được điều trị tại bệnh viện. Trong khi chờ đợi, trẻ sốt cao phải được uống thuốc hạ sốt như Paracetamon, liều 15mg/kg cân nặng/lần, tối đa uống 4 lần/ngày. Có thể phối hợp chườm khăn mát ở trán và bẹn, chú ý tuyệt đối không chườm đá lạnh.
Trẻ phải được đưa đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất ngay lập tức nếu sốt cao quá 12 giờ liên tục hoặc có các dấu hiệu như nôn vọt, cứng gáy, rối loạn ý thức…
Việc đưa trẻ tới bệnh viện và được xử lý kịp thời sẽ giảm thiểu tối đa các di chứng của bệnh viêm não Nhật Bản, nhưng nếu không thì khả năng tàn phế suốt đời là vô cùng lớn.
5. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) là một hội chứng bệnh ở người do virus đường ruột của họ Picornaviridae gây ra. Giống vi rút gây bệnh TCM phổ biến nhất là Coxsackie A và virus Enterovirus 71 (EV-71). Đây là một bệnh thường gặp ở nhũ nhi và trẻ em.
Triệu chứng: Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước. Triệu chứng đầu tiên thường là sốt nhẹ, biếng ăn, mệt mỏi và đau họng. Một đến hai ngày sau khi xuất hiện sốt trẻ bắt đầu đau miệng. Khám họng trẻ có thể phát hiện các chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành các bọng nước và thường tiến triển đến loét. Các tổn thương này có thể thấy ở lưỡi, nướu và bên trong má.
Ban da xuất hiện trong vòng 1 đến 2 ngày với các tổn thương phẳng trên da hoặc có thể gồ lên, máu đỏ và một số hình thành bọng nước. Ban này không ngứa và thường khu trú ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân. Như vậy ban điển hình thường xuất hiện ở các vị trí tay, chân và miệng nên bệnh có tên Bệnh Tay – Chân – Miệng. Tuy nhiên ban có thể xuất hiện ở mông. Một số trường hợp, ban chỉ xuất hiện ở miệng mà không thấy ở các vị trí khác.
Cách xử trí: Nếu trẻ bị nhẹ có thể chăm sóc tại nhà, giảm đau, hạ sốt bằng thuốc Paracetamol. Cần tìm hiểu xem môi trường lân cận có ai mắc bệnh không, cách ly trẻ bệnh trong khoảng 7 ngày. Cho trẻ nghỉ ngơi, hạn chế vận động, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ ăn thức ăn lõng mềm, vệ sinh răng miệng, thân thể, tránh không làm bể các bóng nước để tránh nhiễm trùng.
Khi thấy trẻ có dấu hiệu: trẻ khó ngũ quấy khóc liên tục, giật mình lúc thức hay nói nhảm, hoảng hốt lúc thiu thiu ngủ, sốt cao các chi run và co giật, nôn ói nhiều thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Đến nay vẫn chưa có thuốc kháng virus đặc hiệu điều trị bệnh. Chủ yếu là các biện pháp điều trị triệu chứng để hạ sốt, giảm đau do các vết loét gây nên và điều trị các biến chứng nếu có.
6. Các bệnh ngoài da
Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏvà ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chất bẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt.
Ngoài rôm sảy, mùa hè nóng ẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc…), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận…) hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema…).
Cách xử trí: Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa sterocorticoid.
Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da.
Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớm các bệnh ngoài da. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chốngviêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.
NGUYỄN ANH
Đời Sống Pháp Luật
Sau 'bão' sởi sẽ là siêu bão' viêm não Nhật Bản
Dịch sởi vẫn gia tăng số trẻ mắc và tử vong. Tại các bệnh viện (BV), nhiều ca biến chứng sởi nặng vẫn trong tình trạng "ngàn cân treo sợi tóc". Lúc này dịch tay-chân-miệng đã bùng phát mạnh và bệnh sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản cũng bắt đầu vào mùa. Tình trạng dịch chồng dịch đã đến rất gần...
Sởi vẫn "nóng" ở bệnh viện
Theo nhận định của Bộ Y tế, những ngày qua, số lượng bệnh nhân (BN) mắc sởi cũng như tử vong liên quan đến sởi không có gì đột biến, số ca mắc sởi ghi nhận trên cả nước dao động khoảng 48-50 ca/ngày. Có thêm 246 trường hợp xác định dương tính với sởi. Riêng tại Hà Nội, số BN mắc sởi mới vẫn khoảng 70-90 ca/ngày. Tình trạng BN sởi cũ biến chứng viêm phổi suy hô hấp nặng nằm viện điều trị vẫn ở mức cao, trong đó có nhiều ca đe dọa tử vong.
Tại các BV tuyến trung ương trên địa bàn Hà Nội, số BN sởi nằm viện điều trị vẫn ở con số hàng trăm. Tại BV Nhi T.Ư, hiện vẫn còn 268 trẻ đang điều trị, mỗi ngày, BV này vẫn tiếp nhận 20-30 ca sởi biến chứng. Tại BV Bạch Mai, số BN mắc sởi điều trị nội trú vẫn duy trì 70-80 ca/ngày, cao hơn so với thời điểm tháng 2-3, trong đó có 3 BN phải thở máy.
Vào những ngày cuối tháng 4, đã không có thêm ca tử vong do sởi, nhưng trong 5 ngày nghỉ lễ vừa qua, Hà Nội lại thêm 3 trường hợp tử vong do sởi (2 trường hợp ở BV Bạch Mai, 1 trường hợp ở BV Nhi T.Ư), nâng số ca tử vong do sởi lên 133 trường hợp.
PGS-TS Lê Thanh Hải - Giám đốc BV Nhi T.Ư - nhận định: Bệnh sởi hiện tại tuy không bùng phát đáng kể về số lượng bệnh nhân nhưng vẫn xuất hiện những ca sởi biến chứng nặng, diễn biến bệnh lý bất thường... là một điều đáng lo ngại.
Bé Triệu Quang Nam (1 tuổi, ở Hà Nội) đang được y tá BV Bệnh nhiệt đới T.Ư lấy máu xét nghiệm sởi. Ảnh: Hải Nguyễn.
Hiện, tại BV Nhi T.Ư có 268 bệnh nhi sởi thì đều phải điều trị tích cực. Số bệnh nhi phải thở máy, thở ôxy khá nhiều. Tại BV Bạch Mai, hiện có hơn 70 bệnh nhi mắc sởi đang điều trị, trong đó hơn chục bệnh nhi nằm ở phòng điều trị đặc biệt.
TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng khoa Nhi - BV Bạch Mai - cho biết, nhiều trẻ diễn tiến bệnh rất nhanh, thậm chí có trẻ đã cai được máy thở thì vài ngày sau phải trở lại thở máy. Vì thế vẫn sẽ có những trẻ tử vong do các biến chứng nặng của sởi.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong 133 ca tử vong do sởi chủ yếu là ở Hà Nội và các tỉnh phía bắc, trong khi đó ở các địa phương phía nam, miền Trung và Tây Nguyên lại chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào do sởi.
Giải thích điều này, ông Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - cho rằng, số ca tử vong tập trung khi điều trị tại BV, nên nguy cơ lây chéo cao, trên nền BN đã mắc những căn bệnh nặng.
Tay-chân-miệng - chưa có vaccine phòng ngừa
Theo Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng (TCM), đã có 2 trường hợp tử vong tại Long An và BRVT, nhiều ca phải điều trị tích cực, thậm chí phải thở máy và lọc máu.
Mặc dù số mắc giảm 20% và số tử vong giảm 5 trường hợp so với cùng kỳ năm 2013, tuy vậy bệnh TCM có số mắc cao tập trung ở khu vực miền Nam với 14.254 trường hợp, tương đương 83,5% tổng số ca mắc trên cả nước. Một số địa phương đã có số mắc tăng cao như TP.Hồ Chí Minh tăng 28,9%, BRVT tăng 34,4%, Cà Mau tăng 15,5%, Kon Tum tăng 69,7%...
Bệnh TCM đã xuất hiện tại 62 địa phương. Tại TPHCM đã có hơn 2.800 trẻ mắc TCM từ đầu năm đến nay, các tuần gần đây, mỗi tuần có khoảng 200 ca mới mắc. Tại Đồng Nai có 1.348 trẻ mắc TCM nhập viện. Trong 2 tuần qua, số ca mắc tăng cao, lên 130 ca/tuần. Tỉnh BRVT có hơn 1.000 trẻ mắc TCM, 1 trẻ tử vong, đã có 47 ổ dịch, trong đó có 4 ổ dịch TCM xuất hiện tại các trường học mầm non và tiểu học...
Các chuyên gia y tế cảnh báo, năm nay bệnh TCM nhiều nguy cơ bùng thành dịch và có thể lặp lại đợt dịch "đỉnh" năm 2011 với 112.000 ca mắc làm 169 trẻ tử vong. Năm nay, bệnh TCM có nguy cơ vướng vào chu kỳ 3 năm có một đợt dịch lớn và nguy hiểm quay lại. Bệnh TCM có nhiều biến chứng nguy hiểm, nếu không phát hiện, xử lý kịp thời rất dễ tử vong. Hơn nữa, bệnh không có thuốc đặc trị và vaccine dự phòng nên bệnh sẽ lây lan rộng.
TS Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - lo ngại, trong lúc bệnh sởi vẫn đang ghi nhận các ca mắc mới hằng ngày, thì bệnh TCM quay trở lại và các dịch bệnh khác như thủy đậu, sốt xuất huyết cũng đang... vào mùa nên nguy cơ dịch chồng dịch rất có thể xảy ra. Nếu không giám sát chặt các ổ dịch, không kiểm soát được nguồn lây thì có nhiều nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng.
Đặc biệt, rất có thể có những trường hợp một bệnh nhi cùng lúc mắc bệnh sởi và TCM. Sau sởi, TCM sẽ là bệnh viêm não Nhật Bản và sốt xuất huyết, dự báo đỉnh dịch sốt xuất huyết sẽ từ tháng 6 đến tháng 10. Tháng 6 đến tháng 8 sẽ là mùa của bệnh viêm não Nhật Bản ở phía bắc. Nếu gọi sởi là "bão" thì viêm não Nhật Bản là "siêu bão", do mức độ nặng, tỉ lệ tử vong rất cao, ước tính của thế giới là 20-30%.
Theo Báo lao động
Mùa bệnh chân tay miệng - Những điều phụ huynh cần nhớ Tay chân miệng là một trong những dịch bệnh nguy hiểm, có thể gây tử vong cao và đang vào. Dưới đây là những thông tin hỏi đáp cần thiết về bệnh tay chân miệng và cách phòng ngừa được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cung cấp. Bệnh tay chân miệng là gì? Bệnh tay chân miệng là một bệnh...