Bệnh máu khó đông khiến cụ ông phải cưa chân
Mắc bệnh máu khó đông hàng chục năm mà không biết, bệnh nhân 70 tuổi ( Thái Bình) phải bỏ chân do biến chứng teo cơ khớp.
Ảnh minh họa
Bệnh nhân vào Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương (Hà Nội) điều trị khi đã bị teo cơ biến dạng khớp, không đi lại được. Đùi trái bệnh nhân sưng rất to do tụ máu, lâu ngày đã hoại tử, bác sĩ buộc phải cưa chân. Ông được chẩn đoán mắc bệnh máu khó đông Hemophilia. Em trai, anh họ và cháu ngoại của ông cũng mắc phải căn bệnh di truyền này.
Ông cụ có tiền sử chảy máu lâu cầm từ nhỏ, song nghĩ là bệnh về cơ khớp. Hàng chục năm nay ông phải sống chung với những cơn đau vì bị chảy máu.
Việt Nam có khoảng 6.000 người mắc Hemophilia, chỉ gần 40% bệnh nhân được phát hiện và chăm sóc thường xuyên. Hiểu biết của người bệnh và một số cán bộ y tế còn thấp, nhiều người đến viện muộn và điều trị chưa đầy đủ. Có người vào viện mổ, chảy máu không cầm dẫn đến hôn mê mới biết mắc bệnh.
Video đang HOT
6 tháng đầu năm, Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương đã phát hiện thêm 110 bệnh nhân mới. Hiện có khoảng 1.680 bệnh nhân đang được Viện Huyết học quản lý.
Hemophilia là bệnh ưa chảy máu hay máu khó đông, là rối loạn đông máu do thiếu một số yếu tố đông máu. Người bệnh có thể bị xuất huyết không thể kiểm soát do một chấn thương rất nhỏ, chảy máu vào các khớp và cơ bắp gây đau dữ dội dẫn tới tàn tật, chảy máu vào não có thể gây tử vong. Đây là bệnh hiếm gặp, cứ 10.000 nam giới thì có một người mắc bệnh. Đa số trường hợp mắc bệnh do di truyền. Phần lớn nam giới mắc bệnh máu khó đông, nhưng phụ nữ lại là người mang gene bệnh.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Mai, Giám đốc Trung tâm Hemophilia, uớc tính Việt Nam có hơn 30.000 người mang gene bệnh nhưng số tiếp cận được thông tin không nhiều. Không ít phụ nữ liên tiếp phải chịu nỗi đau khi sinh con ra bị bệnh, con chết mà không biết vì sao. Họ lại tiếp tục sinh với hy vọng đẻ con khỏe mạnh. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị đầy đủ, bệnh nhân có thể sống như người bình thường.
Theo bác sĩ Mai, các cặp vợ chồng trước khi cưới nên đi khám để được tư vấn và tầm soát bệnh di truyền. Người bị rối loạn cầm máu và đông máu, khi bị chấn thương cần vào viện ngay. Trẻ mắc bệnh máu khó đông cần tránh vận động mạnh gây chấn thương.
Những trường hợp chảy máu khó cầm hoặc thường xuyên bị bầm tím, đau khớp, nên nghĩ tới bệnh máu khó đông. Khi có bệnh, nên đi khám định kỳ 6 tháng một lần, không tiêm bắp, châm cứu hay massage, tránh sử dụng các thuốc gây chảy máu như aspirin, tập thể dục cơ khớp để giảm chảy máu.
Hà An
Theo Vnexpress
Tai nạn gãy dương vật của người chồng khiến bác sĩ bối rối
Bác sĩ không hiểu tại sao người chồng đang yêu vợ bình thường lại bị gãy dương vật phức tạp, phải mổ gấp 3 lần thời gian bình thường.
Người đàn ông 28 tuổi cho biết đang quan hệ tư thế rất bình thường với vợ bỗng cảm giác đau, đến bệnh viện thăm khám khi bộ phận sinh dục sưng to. Bác sĩ phát hiện anh bị gãy dương vật ở thể rất phức tạp.
Bác sĩ Mai Bá Tiến Dũng, Trưởng Khoa Nam học, Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) cho biết đã rất băn khoăn không rõ tại sao người chồng này lại gặp nạn khi vẫn đang giao hợp bình thường với vợ. Quan sát bề ngoài dương vật không biểu hiện gãy như thông thường, nhưng khi khám lại phát hiện gãy rất sâu trong thể hang, vị trí rất đặc biệt.
Bệnh nhân bị rách bao trắng thể hang vùng gốc dương vật, tụ máu giữa hai bìu. "Gãy thể hang do quan hệ rất khó chẩn đoán cũng như điều trị", bác sĩ Dũng nói.
Ảnh: menhealth
Kíp điều trị phải làm MRI, siêu âm kỹ lưỡng trước khi quyết định can thiệp phẫu thuật khâu lại vết rách nằm sâu bên trong. Thông thường phẫu thuật điều trị rách thể hang chỉ khoảng 30 phút nhưng trường hợp này kéo dài đến 90 phút. Sau thời gian theo dõi tụ máu, nhiễm trùng, rối loạn cương, hiện tình trạng bệnh nhân ổn định.
Thống kê năm 2017, Bệnh viện Bình Dân có 131 trường hợp bị gãy dương vật. 60-65% do tự bẻ, còn lại do tai nạn trong quan hệ tình dục. Bác sĩ khuyến cáo nên quan hệ nhẹ nhàng, tình cảm với bạn tình, tránh những hành động bạo lực. Khi có sự cố cần đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Gãy dương vật không được phẫu thuật có thể khiến bộ phận sinh dục bị cong, xơ hóa, cương đau khi quan hệ, tụ máu vùng kín. Nếu gãy ở vị trí phức tạp kèm theo tình trạng tổn thương niệu đạo, hẹp niệu đạo, bệnh nhân có thể bị ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Lê Phương
Theo vnexpress.net
Những em bé bị tan máu bẩm sinh cả đời gắn với bệnh viện Ba bố con anh Nguyễn Tiến Đông hàng tháng từ Tuyên Quang về Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (Hà Nội) truyền máu cho bé Phương và Phòng. Bé chị 10 tuổi, bé trai 8 tuổi, cả hai chỉ nặng 19 kg, đều mắc bệnh tan máu bẩm sinh thalassemia. Anh Đông kể, bé Phương chào đời năm 2009, không có...