Bệnh lý về máu
Bệnh về máu rất phức tạp. Với những bệnh lý ác tính, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải chịu hậu quả rất nghiêm trọng.
Bác sĩ Thanh Thanh, Phó khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM cho biết, bệnh lý máu ác tính gồm có ung thư máu (mãn tính, cấp tính), ung thư hạch và đa u tủy.
Ung thư máu cấp tính hay dân gian còn gọi là bệnh bạch cầu, bệnh máu trắng.
Biểu hiện của người mắc bệnh này là sốt, thiếu máu, xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, máu cam, thậm chí đi tiểu ra máu. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị các tổn thương như gan, lách, hạch to, sùi nướu răng. Các tế bào ác tính có thể di căn vào não, gây tử vong. Theo bác sĩ Thanh, bệnh nhân bị bệnh máu trắng thường được hóa trị, có thể ghép tủy. 90% bệnh nhân mắc bệnh có đột biến về nhiễm sắc thể, khả năng sống sót hai năm sau điều trị là 50%.
Ung thư máu dạng mạn tính với biểu hiện đa hồng cầu, bạch cầu mạn tính dòng tủy, tăng tiểu cầu tiền phát. Bệnh nhân có thể bị nhức đầu, liệt nửa người, da đỏ, tắc mạch chi. Việc điều trị ung thư máu mạn tính đơn giản hơn. Bệnh nhân sẽ uống thuốc mỗi ngày, theo dõi, tái khám mỗi tháng/lần. Nếu tuân thủ điều trị tốt, bệnh nhân có thể sống từ 5 – 10 năm.
Ung thư hạch (lymphoma) với biểu hiện hạch to, nhiều hạch toàn thân. Các hạch này sẽ gây chèn ép các cơ quan khác. Bệnh nhân sẽ được hóa trị, nếu không đáp ứng sẽ kết hợp với xạ trị.
Thông thường, 60% bệnh nhân ung thư hạch đáp ứng với hóa trị. 60% bệnh nhân sau điều trị sẽ sống được từ 5 năm.
Đa u tủy với biểu hiện đau nhức xương dữ dội hoặc suy thận, thiếu máu. Phương pháp điều trị bệnh này là hóa trị để diệt tế bào ác tính và ghép tủy. Tùy từng giai đoạn bệnh sẽ đáp ứng với điều trị mỗi khác. Nếu bệnh nhân đáp ứng tốt với điều trị sẽ sống trên 5 năm. Bệnh đa u tủy thường gặp ở người lớn tuổi (trên 60 tuổi chiếm 70%).
Các bệnh nhân ung thư máu đang được hóa trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy – Ảnh: Bảo An
Người bị ung thư máu rất dễ bị nhiễm trùng cơ hội. Những bệnh nhân này nên tránh tiếp xúc với đám đông hay những người đang bị cảm cúm hoặc đang bị một bệnh nhiễm trùng nào đó.
Những phương pháp điều trị bệnh ung thư máu như hóa trị, xạ trị, ghép tủy có nhiều mặt tích cực nhưng cũng có tác dụng phụ.
Video đang HOT
Hóa trị, tức dùng thuốc để trị liệu. Thông thường thuốc chống ung thư sẽ tác động lên các tế bào đang trong giai đoạn phân chia (tế bào ung thư phân chia nhiều hơn tế bào bình thường). Dù vậy, ít nhiều khi dùng thuốc, một số tế bào bình thường cũng bị phá hủy. Các tế bào dễ bị thuốc phá hủy nhất bao gồm tế bào máu, tế bào ở gốc lông, tóc hoặc ở đường tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư đang hóa trị, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm trùng, chảy máu. Đa số các tác dụng phụ sẽ hết dần trong giai đoạn hồi phục giữa các đợt điều trị và sau khi ngưng điều trị.
Xạ trị, tức là đưa tia phóng xạ vào cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư. Tác dụng phụ của xạ trị làm bệnh nhân mỏi mệt, chán ăn. Nếu xạ trị ở vùng đầu bệnh nhân sẽ rụng tóc, xạ trị ở tinh hoàn có thể mất khả năng có con…
Có thể kết hợp hóa trị, xạ trị với cấy ghép tế bào gốc, giúp cải thiện cơ hội chữa bệnh đối với một số bệnh nhân ung thư máu. Tuy nhiên, phương pháp cấy ghép tế bào gốc cũng có các rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu…
Bác sĩ Thanh khuyên, khi có các triệu chứng như thiếu máu, hạch to, đau nhức xương, xuất huyết dưới da hãy đi khám ngay. Đặc biệt, không tự mua thuốc điều trị, bởi việc đó sẽ làm chậm trễ thời gian chữa bệnh. Đối với các bệnh máu ác tính, chữa càng sớm càng tốt, bởi khi đó các tế bào ung thư chưa di căn nhiều, ít gây tổn thương cho cơ thể.
Bảo An
Theo PNO
Những bệnh ung thư hay gặp ở trẻ nhỏ
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai).
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào có thể gặp ở mọi cơ quan trong cơ thể, xảy ra ở mọi lứa tuổi kể cả trẻ mới sinh (do đột biến gen từ lúc trong bào thai). Trên thế giới, mỗi năm có thêm 160.000 trẻ bị ung thư và khoảng 90.000 trẻ chết do ung thư.
Ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam), bệnh ung thư là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ em dưới 14 tuổi. Dưới đây là một số bệnh ung thư thường gặp ở trẻ em và các triệu chứng nhận biết khi mắc các bệnh ung thư này.
1. Bệnh bạch cầu cấp
Bệnh bạch cầu cấp là bệnh ung thư của dòng bạch cầu. Có 2 loại bạch cầu: bạch cầu dòng tuỷ và bạch cầu dòng lympho. Bạch cầu ảnh hưởng tới các tế bào dòng lympho và là thể ung thư phổ biến nhất ở trẻ em, chiếm tới 23% tỉ lệ ung thư được chẩn đoán ở trẻ dưới 15 tuổi.
Do các tế bào bạch cầu không thể chống các bệnh viêm nhiễm và thường có xu hướng tụ lại ở nhiều nơi trên cơ thể, và trẻ thương bị thiếu hồng cầu và tiểu cầu (gây ra thiếu máu). Trẻ bị bạch cầu cấp thường có nhiều triệu chứng như sau: Sốt; Mệt mỏi; Viêm nhiễm thường xuyên; Sưng hạch bạch huyết, gan hoặc lách; Da xanh; Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím; Có những đốm xuất huyết dưới da; Đau xương hoặc khớp
2. Bệnh Bạch cầu cấp dòng tuỷ
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là loại ung thư của mô tạo máu, đó chính là tuỷ xương và hạch bạch huyết. Khi bạch cầu phát triển, tuỷ xương sẽ sản sinh ra một lượng lớn các tế bào bất thường - thường là bạch cầu. Các tế bào máu bất thường, không có khả năng chống lại viêm nhiễm này sẽ lan toả toàn bộ dòng máu và hệ bạch huyết và có thể xâm nhập các cơ quan nội tạng quan trọng.
Các dấu hiệu sớm của bệnh bạch cầu dòng tuỷ là: Sốt; Cảm thấy mệt hoặc yếu; Ớn lạnh; Viêm nhiễm thường xuyên; Sưng hạch bạch huyết, gan to, lách to; Triệu chứng giống bệnh cúm; Dễ bị chảy máu hoặc thâm tím; Đau nhức xương hoặc khớp
3. Bệnh u nguyên bào thần kinh
U nguyên bào thần kinh là một khối u ung thư có tính chất cứng. Khối u bắt đầu từ mô thần kinh ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông, nhưng thông thường (1/3 trường hợp) khối u có gốc ở mô tuyến thượng thận trong ổ bụng. Khối u này đặc trưng ở trẻ nhỏ và chiếm khoảng 50% các ca ung thư được chẩn đoán ở trẻ sơ sinh. Bất kỳ triệu chứng đơn lẻ hoặc kết hợp sau cũng có thể là dấu hiệu của u nguyên bào thần kinh như: Khối u/cục bất thường, thường xuất hiện ở cổ, ngực, bụng hoặc chậu hông; Đau bụng hoặc khó chịu ở bụng; Đau xương hoặc mềm xương; Sốt; Mắt lồi ra và có vòng thâm quanh mắt
4. Bệnh ung thư thận
Gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 3-4. Khoảng 1-2% trường hợp có tính chất gia đình (ở thể di truyền, bệnh xuất hiện sớm hơn). Thường kết hợp với nhiều dị tật bẩm sinh như: dị tật tiết niệu (4,5%), tật không mống mắt (2%), phì đại nửa người (3%). Do đó, những trẻ có các dị tật trên cần được theo dõi cho tới 6 tuổi mới có thể yên tâm về nguy cơ ung thư thận. Có khối u ở bụng kèm theo rối loạn tiêu hóa, toàn thân suy sụp nhanh, đôi khi kèm theo sốt.
Trẻ em hay mắc bệnh ung thư thận
Ngoài ra thì còn có triệu chứng như: U bụng to nhưng có dấu hiệu chạm thận (đặt bàn tay vào hố thắt lưng thì có cảm giác như cả một khối to đè nặng lên bàn tay) và bập bềnh thận (đẩy bàn tay từ dưới lên thì khối u sẽ đụng vào bàn tay đặt phía trước bụng). Dùng cả 2 bàn tay thăm khám phía trước, phía sau khối u thì thấy u tròn, chắc, bờ đều; dái máu toàn bãi, viêm đường tiết niệu, giãn tĩnh mạch thừng tinh; tăng huyết áp.
5. Ung thư hạch (hay bệnh ulymphô ác tính không Hodgkin)
Thường gặp độ tuổi từ 7 - 11, Do các tế bào lymphô tập trung nhiều tại các hạch bạch huyết nên triệu chứng tại hạch thường gặp và rõ ràng nhất. Tức là: Hạch càng ngày càng to ra, lúc đầu chỉ có thể một hạch sau lan ra một hay nhiều nhóm hạch, cuối cùng là hạch toàn thân. Hạch lúc đầu không đau hoặc chỉ đau nhẹ, càng về sau người bệnh có thể đau nhức nhiều do tế bào ung thư xâm lấn các tổ chức xung quanh. Hạch to thường dễ phát hiện nếu là hạch cổ, hạch nách, hạch bẹn.
Ngoài ra, nếu U lymphô xuất hiện ngoài hạch như ở dạ dày thì sẽ có triệu chứng như viêm lóet dạ dày, xuất huyết tiêu hóa (đi cầu phân đen), ở vùng bụng thì có triệu chứng đau vùng bụng, đau lưng. Bệnh thường kèm theo các triệu chứng toàn thân như: sốt kéo dài nhưng không có dấu hiệu nhiễm trùng, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân hơn 10% trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng.
6. Bệnh Hodgkin
Bệnh phần lớn tấn công trẻ nhỏ (trên 3 tuổi) và thanh thiếu niên. Bệnh Hodgkin là một dạng ung thư mô bạch huyết, gây sưng hạch ở cổ, nách, háng, ngực..., kèm theo các triệu chứng như Sốt kéo dài, Yếu mệt, sụt cân dù việc ăn uống vẫn bình thường, ho hoặc khó thở, có thể có ngứa ngáy ngoài da ra mồ hôi ban đêm.
7. U nguyên bào võng mạc
Hay gặp dưới 3 tuổi; triệu chứng của bệnh là có điểm trắng ở mắt, thấy rõ khi mắt chuyển động ...
8. U xương
Bệnh u xương thường có hiện tượng đau nhức trong xương; nổi gồ trên mặt da bờ không rõ, không đau; thường gặp ở độ 12-16 tuổi.
9. Bệnh Sacôm cơ vân
là sacôm mô mềm phổ biến nhất ở trẻ em, thường gặp dưới 6 tuổi và tuổi dậy thì. Sacôm mô mềm thường xuất hiện như một cục hoặc một khối, nhưng hiếm khi chúng gây đau, sưng, hoặc các triệu chứng khác. Một cục hay một khối có thể không phải là một sacôm, nó có thể là lành tính (không ung thư), một loại khác của ung thư hoặc một bệnh khác. Điều quan trọng là phải đi khám bệnh khi có một thay đổi bất kỳ trên cơ thể, chẳng hạn như một cục hay một khối xuất hiện, vì chỉ có bác sĩ mới có thể chẩn đoán.
10. Bệnh ung thư gan
Đa số trẻ ung thư gan thường vào viện với tình trạng bụng to bất thường và có bướu sờ được trong bụng. Khối u có thể ở vùng dưới bờ sườn bên phải hoặc chiếm cả bên phải bụng, chắc, không gây đau.
Theo Kiến thức
Hà Nội: Tử vong do nhiễm liên cầu lợn Bác sỹ điều trị cho bệnh nhân bị nhiễm liên cầu lợn. (Ảnh: TTXVN) Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, vừa qua, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có một trường hợp tử vong do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Bệnh nhân đã tử vong tên Hoàng Minh T. (nam), 51 tuổi, thường trú tại quận Tây Hồ....