Bệnh lý hô hấp cấp tính ở người cao tuổi
Ở người có tuổi, các cơ quan trong cơ thể đều giảm chức năng hoạt động, các tế bào lông trụ giảm chuyển động, hệ miễn dịch, hệ thần kinh… cũng giảm các chức năng, vì thế người có tuổi rất dễ bị các bệnh lý đường hô hấp.
Yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ bệnh lý hô hấp thường gặp ở người có tuổi: hút thuốt lá làm tổn thương nhu mô phổi đưa tới bệnh lý phổi tắc nghẽn mãn tính, làm giảm chuyển động các tế bào lông trụ, làm giảm khả năng bảo vệ, gia tăng nguy cơ nhiễm trùng cũng như nguy cơ ung thư phổi, các bệnh lý nhiễm trùng răng miệng là ổ nhiễm trùng kề cận đưa tới viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng như hô hấp dưới. Sự thay đổi thời tiết cũng là yếu tố thúc đẩy các bệnh lý cấp tính ở hệ hô hấp, cũng như bùng nổ các đợt cấp trên nền mãn tính của hệ hô hấp, các yếu tố ô nhiễm môi trường cũng là tác nhân gia tăng các bệnh lý hô hấp… Ngoài ra, các bệnh lý mãn tính ở người có tuổi như: đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận… làm thay đổi khả năng bảo vệ của cơ thể, cũng như thay đổi đặc tính cấu trúc vi trùng thường trú trong cơ thể, biến các vi trùng thường trú thành tác nhân gây bệnh.
Triệu chứng nhận biết
Các bệnh lý hô hấp thường có các triệu chứng: chảy mũi, nghẹt mũi, ho, đàm, sốt, đau ngực, lạnh run… Đặc biệt các viêm nhiễm xảy ra ở đường hô hấp dưới thường có các triệu chứng nặng nề: thở dốc, khó thở, lạnh run, sốt liên tục thở nhanh và đau ngực ho nhiều kèm theo đờm xanh đen và có thể có máu đau ngực, nhất là khi ho ra nhiều mồ hôi vào ban đêm và sút cân không rõ lí do. Ở người có tuổi, nhiệt độ sẽ không tăng cao như ở người trẻ nên dễ bị nhầm bệnh nhẹ nhưng khi có viêm phổi thì tình trạng tổn thương phổi, suy hô hấp sẽ diễn tiến nhanh hơn và nặng nề hơn, triệu chứng lâm sàng sẽ đi trước các biến đổi tổn thương trên X-quang.
Làm sao chẩn đoán?
Chẩn đoán các bệnh hô hấp cấp ở người cao tuổi là không khó, các triệu chứng lâm sàng của hội chứng nhiễm trùng, suy hô hấp, viêm long đường hô hấp, sự thay đổi âm phế bào… kết hợp với cận lâm sàng sự thay đổi công thức bạch cầu cũng như các hình ảnh X-quang, CT-scan ngực, nuôi cấy vi trùng, kháng sinh đồ hay huyết thanh chẩn đoán… giúp bác sĩ nhanh chóng chẩn đoán và tiên lượng bệnh nhanh chóng. Tuy nhiên, điều trị các bệnh lý hô hấp cấp tính trên người cao tuổi là điều rất khó do có nhiều các bệnh phối hợp kèm theo, khả năng suy hô hấp nhanh nếu không được xử trí kịp thời và hợp lý.
Video đang HOT
Về tác nhân gây các bệnh hô hấp cấp thường là do vi khuẩn, các vi khuẩn gram dương, vi khuẩn không đặc hiệu ngoài cộng đồng hay các vi khuẩn gram âm ở môi trường liên quan y tế do virus như các virus cúm B, cúm A như H1N1, H5N1 hay các virus khác.
Phòng ngừa và xử trí
Xử trí: khi người cao tuổi có các triệu chứng trên nên đưa ngay đến điều trị tại các cơ sở y tế, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán chính xác cũng như xác định các bệnh căn bản kèm theo để có hướng điều trị thích hợp. Thời điểm điều trị càng sớm và thích hợp thì khả năng hồi phục cũng như giảm đi tỷ lệ tử vong càng nhiều.
Phòng ngừa: thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, nhất là khi xì mũi, sau khi đi vệ sinh đại – tiểu tiện, trước khi chuẩn bị ăn uống hay chuẩn bị thức ăn.
Không nên hút thuốc lá vì có thể gây phá hủy phổi, giảm các chức năng hô hấp vốn có của phổi và làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và nhiều chứng bệnh nan y khác.
Khi làm vệ sinh nhà cửa hoặc những vùng bụi bẩn nên đeo khẩu trang.
Hạn chế sử dụng máy lạnh hay máy quạt, nếu sử dụng máy lạnh thì nên để nhiệt độ từ 24-250C, không nằm ngay luồng gió của máy lạnh thổi ra. Khi sử dụng máy quạt, không để luồng gió máy quạt thổi thẳng vào mặt làm gia tăng nguy cơ bệnh.
Thường xuyên tập thể dục nâng cao thể lực nhưng không nên tập quá gắng sức, giữ ấm cơ thể khi thời tiết thay đổi, kiểm soát điều trị tốt các bệnh mãn tính sẵn có.
Thường xuyên uống nhiều nước, uống nước đầy đủ giúp tuần hoàn cơ thể tốt và đào thải các sản phẩm thải của cơ thể ra ngoài.
Đối với người cao tuổi bị tai biến mạch não hay các bệnh lý hạn chế vận động khác, người nhà thường xuyên xoay trở, vỗ lưng tránh ứ đọng dịch tiết hô hấp gia tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài ra, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm phổi ở người cao tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường, hen suyễn, bệnh tràn dịch màng phổi, bệnh HIV, ung thư và các loại bệnh mạn tính khác nên tiêm phòng vắc-xin như: pneumovax và prevnar, hai loại này có tác dụng phòng chống streptococcus pneu-moniae rất tốt, vắc-xin cúm có tác dụng phòng ngừa bệnh viêm phổi và các chứng viêm nhiễm gây nên bởi virus cúm influenza. Vắc-xin này được tiêm hàng năm vì virus cúm liên tục thay đổi.
Theo SKDS
Giọt bắn và nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp
Hầu hết các bệnh hô hấp cấp tính, nguy hại như hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS), cúm gia cầm, cúm người và những bệnh có thể làm phát sinh dịch với tỷ lệ bị mắc bệnh và tử vong cao đều được lây truyền qua các giọt bắn.
Thông thường, các giọt bắn ra khi nói, hắt hơi hoặc ho chỉ văng đi một khoảng ngắn trong không khí nhưng chúng có khả năng văng vào mắt hoặc mũi của những người không được bảo vệ an toàn trên bề mặt tiếp xúc. Các giọt bắn thường không lơ lửng trong không khí. Mầm bệnh từ các giọt bắn của người bị nhiễm bệnh có thể lây truyền bệnh cho người khác khi tiếp xúc.
Các tác nhân gây bệnh hô hấp cấp tính, nguy hại thường lây lan qua các giọt bắn nhỏ. Khi người bệnh bị nhiễm bệnh đường hô hấp cấp tính ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn nhỏ hoặc lớn được thải văng vào không khí và các bề mặt chung quanh. Các giọt lớn dần ổn định trên các bề mặt chung quanh bệnh nhân trong một khoảng cách chừng 1m từ người bệnh.
Các bề mặt khác cũng có thể bị nhiễm mầm bệnh qua tiếp xúc với hai bàn tay, khăn tay, khăn giấy đã được người bệnh sử dụng hoặc những vật liệu khác đã tiếp xúc với các chất dịch tiết. Các loại dịch khác của cơ thể và phân cũng có thể chứa tác nhân gây lây nhiễm bệnh. Vì vậy, các bệnh đường hô hấp cấp tính có thể lây truyền qua các giọt bắn, tia dịch từ đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc với các bề mặt bị nhiễm mầm bệnh.
Do đó ngoài việc sử dụng các biện pháp bảo vệ cụ thể để tránh tiếp xúc qua giọt bắn của người bệnh như đeo khẩu trang y tế, để chủ động phòng ngừa sự lây nhiễm bệnh qua giọt bắn cần áp dụng các biện pháp bảo vệ bất cứ lúc nào khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh bị nghi ngờ hoặc đã xác định bị mắc bệnh đường hô hấp lây lan qua giọt bắn thì cần đứng cách người bệnh trong vòng khoảng 1 mét vệ sinh tay ngay sau khi cởi bỏ dụng cụ, phương tiện bảo hộ cá nhân.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
Theo dân trí
Sống lại nhờ thuốc tiêu sợi huyết Liên tục những ngày qua Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang không chỉ cứu sống hai bệnh nhân bị đột quỵ nặng mà còn giúp họ phục hồi gần như hoàn toàn. Bác sĩ Hoàng Thọ Mẫn, giám đốc bệnh viện, cho biết đó là nhờ phương pháp điều trị hiện đại của thế giới: dùng thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA)....