Bệnh lao và cách phòng tránh

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, tất cả các thể lao được phát hiện sớm đều có thể điều trị khỏi gần như hoàn toàn trong thời gian dưới 1 năm bằng các thuốc chống lao đặc hiệu.

* Bệnh lao

Bệnh lao có thể gặp ở tất cả các bộ phận của cơ thể và được chia ra thành 2 thể chính là lao phổi và lao ngoài phổi. Lao phổi là thể lao hay gặp nhất, chiếm tới 80-85% các trường hợp mắc lao và là nguồn lây chính cho người xung quanh. Lao ngoài phổi có thể gặp: lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng não, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao hệ sinh dục – tiết niệu. Những người bị bệnh lao ngoài phổi ít có nguy cơ truyền bệnh cho người khác hơn.

Về phân loại, vi khuẩn gây bệnh lao cho người có tên là mycobacterium tuberculosis. Ngày nay, căn cứ vào đặc điểm kháng acid, người ta gọi chúng là vi khuẩn kháng cồn toan, viết tắt là AFB (acid fast bacilli).

Bệnh lao và cách phòng tránh - Hình 1

Bác sĩ Bệnh viện Phổi Đồng Nai khám cho một bệnh nhân lao

Vi khuẩn lao đi vào cơ thể qua đường hô hấp là phổ biến nhất. Bệnh nhân lao khi ho, hắt xì, nói chuyện hay khạc nhổ làm bắn các hạt rất nhỏ lơ lửng trong không khí, phân tán xung quanh người bệnh, người lành hít các hạt này khi thở có thể bị bệnh. Các đường lây khác ít gặp hơn đó là đường tiêu hóa, đường da niêm mạc, đường máu qua tĩnh mạch dây rốn lây bệnh cho thai nhi hoặc qua nước ối nếu mẹ bị lao tử cung, âm đạo.

Tất cả các bệnh nhân lao đều có thể là nguồn lây, nhưng mức độ lây khác nhau. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân bị lao phổi có AFB dương tính trong đờm (phát hiện bằng phương pháp nhuộm soi trực tiếp, tức là có khoảng trên 5 ngan vi khuẩn trong 1ml đờm).

Bệnh lao có quá trình diễn tiến qua 2 giai đoạn: nhiễm lao và bệnh lao. Chỉ khoảng 10% ca nhiễm vi khuẩn lao tiến triển thành bệnh lao.

Giai đoạn nhiễm lao là khi cơ thể chưa bao giờ tiếp xúc với trực khuẩn lao, bị trực khuẩn lao xâm nhập lần đầu tiên. Đa số người bị lây chỉ ở tình trạng lao nhiễm, không chuyển sang giai đoạn lao bệnh.

Giai đoạn lao bệnh là thứ phát chỉ xảy ra khi có sự mất thăng bằng giữa khả năng gây bệnh của trực khuẩn lao và sức đề kháng của cơ thể. Khi có số lượng và độc tính của vi khuẩn lao vượt quá sức đề kháng của cơ thể thì dẫn đến lao thứ phát.

Video đang HOT

Người nghi lao phổi khi có các triệu chứng sau: ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm, ho ra máu) là triệu chứng nghi lao quan trọng nhất. Ngoài ra có thể: sút cân, kém ăn, mệt mỏi; sốt nhẹ về chiều; ra mồ hôi “trộm” ban đêm; đau ngực, đôi khi khó thở. Khi có các triệu chứng nghi ngờ trên cần đến ngay cơ sở chuyên khoa lao để thực hiện các xét nghiệm xác định sự tồn tại của vi khuẩn lao.

Nhóm nguy cơ cao bao gồm: người nhiễm HIV; người tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây, đặc biệt trẻ em; người mắc các bệnh mạn tính: loét dạ dày – tá tràng, đái tháo đường, suy thận mãn; người nghiện ma tuý, rượu, thuốc lá, thuốc lào; người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài như corticoid, hoa chất điều trị ung thư…

Đối với lao ngoài phổi khó chẩn đoán xác định hơn, luôn tìm kiếm xem có lao phổi phối hợp không, nếu có lao phổi sẽ là cơ sở quan trọng cho chẩn đoán lao ngoài phổi. Chẩn đoán lao ngoài phổi đơn thuần không kết hợp với lao phổi thường khó khăn, cần dựa vào triệu chứng nghi lao (sốt về chiều kéo dài, ra mồ hôi ban đêm, sút cân); triệu chứng tại chỗ nơi cơ quan bị tổn thương, nguy cơ mắc lao. Mức độ chính xác của chẩn đoán phụ thuộc nhiều vào khả năng phát hiện của các kỹ thuật hỗ trợ như: X-quang, siêu âm, sinh thiết, xét nghiệm vi khuẩn học. Cần luôn chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác.

Để chẩn đoán xác định vi khuẩn lao có các phương pháp sau: nhuộm soi đờm trực tiếp tìm AFB, phương pháp nuôi cấy, phương pháp sinh học phân tử và một số kỹ thuật hiện đại khác như: phản ứng miễn dịch gắn men (ELISA), miễn dịch huỳnh quang…

* Cách phòng ngừa bệnh lao

Phương pháp phòng bệnh lao hiệu quả nhất hiện nay là tiêm vaccine HCG phòng lao cho trẻ sơ sinh, trẻ dưới 1 tuổi.

Ngoài ra, bệnh lao là một bệnh xã hội, do đó cần cải thiện điều kiện sống, sinh hoạt, làm việc và làm trong sạch môi trường sống để làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và khi vào bệnh viện, những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao.

Với những người đang bị nhiễm lao cần tránh lây nhiễm lao cho người xung quanh: Dùng khẩu trang hoặc ít nhất có khăn che miệng khi tiếp xúc nói chuyện với người khác, khi hắt hơi, ho; không khạc nhổ bừa bãi, khạc đờm vào khăn giấy rồi đốt, rửa tay xà phòng thường xuyên; thường xuyên phơi nắng đồ dùng cá nhân, chiếu, chăn, màn.

BS.Hồ Thị Hồng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tât tỉnh Đồng Nai)

Theo baodongnai

Bệnh lao hạch có nguy hiểm?

Không nguy hiểm và lây nhiễm như lao phổi, bệnh lao hạch không gây tử vong và có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá phổ biến, bệnh cũng kéo dài và gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt.

Bệnh lao hạch có nguy hiểm? - Hình 1

Lao hạch là bệnh thứ phát, xuất hiện sau bệnh lao ở nơi khác trong cơ thể, như lao sơ nhiễm hoặc lao phổi. Vi trùng lao sau khi vào phổi, gây tổn thương ở đây (lao phổi) rồi di chuyển tới hạch và ra gây lao hạch.

Triệu chứng của lao hạch

Nếu như ho là triệu chứng đầu tiên và quan trọng của bệnh lao phổi, thì người bệnh bị lao hạch không ho. Khi bị lao hạch, người bệnh có thể thấy mệt mỏi và sốt nhẹ. Trừ trường hợp bị bội nhiễm hoặc có kèm theo tổn thương lao ở các cơ quan khác như phổi, xương,... thì bệnh sẽ có triệu chứng nặng nề hơn. Người bệnh lao hạch có thể cũng thấy ăn không ngon, sụt cân do chán ăn...

Người bệnh lao hạch thường có hạch sưng to, thành từng chùm, từng chuỗi ở một vùng, nhiều nhất là ở cổ. Hạch sưng không đồng đều, không đau và không dính. Bề mặt da vùng nổi hạch nhẵn, sưng to như không nóng và không tấy đỏ. Hạch sưng to dần dần về mặt kích thước, khi to thì mềm ra, lúc đó hạch có thể vỡ và chảy mủ, trông giống như bã đậu, khó liền sẹo, hay rò. Nếu thành sẹo thì sẹo bị co kéo, có hình dúm dó, miệng sẹo tím như quả bồ quân.

Hạch lao phát triển qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Hạch bắt đầu sưng to, với các hạch to nhỏ không đều nhau, chưa dính vào da và cũng chưa dính vào nên di động còn dễ.

Giai đoạn sau: Giai đoạn này chuyển sang thể viêm hạch và viêm quanh hạch. Lúc này các hạch có thể bị dính vào với nhau thành các mảng, có thể hoặc chưa dính vào da và các tổ chức xung quanh. Nếu có sẽ làm hạn chế di động.

Giai đoạn nhuyễn hóa: Các hạch mềm dần, da vùng hạch bắt đầu sưng tấy đỏ nhưng không nóng và không đau. Khi hạch đã hóa mủ thì dễ vỡ, nếu để tự vỡ sẽ gây những lỗ rò lâu liền, miệng lỗ rò màu tím ngắt, tạo thành sẹo lồi, nhăn nhúm, sùi trắng hoặc thành những dây chằng xơ.

Riêng ở thể khối u (viêm hạch lao phì đại) rất ít gặp có triệu chứng sau: Xuất hiện khối u ở cổ, một hay vài hạch nổi to, sau đó dính thành một khối lớn không đau, di động, không có viêm quanh hạch, sờ chắc. Khối u hạch to dần, chiếm gần hết vùng bên cổ khiến các hạch khác (dưới hàm, mang tai...) cũng bị phì đại. U nằm ở một bên hoặc cả 2 bên làm cho cổ như bị bạnh ra.

Phân biệt hạch và lao hạch

Bình thường các hạch của cơ thể rất nhỏ, chỉ lớn bằng hạt thóc, hạt đỗ, hạt ngô nhỏ. Các hạch mềm nằm lẫn trong các mô xung quanh, ở tổ chức mỡ dưới hay hay lẫn trong thớ cơ nên khó nhận biết.

Khi hạch đã có thể sờ nắn thấy nghĩa là chúng đã sưng to. Nếu hạch lúc sưng lúc giảm, lúc không lúc đau thì có thể là hạch viêm do nhiễm khuẩn thông thường. Nếu hạch có sưng nóng, đỏ, sờ thấy đau, mật độ mềm thì sau dùng kháng sinh, nếu hạch bớt sưng đau, kích thước nhỏ đi thì là viêm hạch do nhiễm khuẩn.

Nếu hạch cứng, phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, sờ như hạt đạn chì, chân lan tỏa như rễ cây thì phải coi chừng đây có thể là hạch ung thư hoặc hạch di căn ung thư.

Nếu hạch phát triển chậm, sờ nắn không đau, mềm căng thì có thể là lao hạch.

Bệnh lao hạch có nguy hiểm? - Hình 2

Bệnh lao hạch có lây không?

Với lao phổi, do vi trùng lao thâm nhập vào phổi và sinh sôi, nên lao phổi là một bệnh rất dễ lây truyền giữa người sang người thông qua đường hô hấp. Những người bị bệnh lao phổi, hoặc lao thanh quản, phế quản, khi ho sẽ khạc ra vi khuẩn lao có trong những hạt nước bọt li ti, hoặc các hạt bụi nhỏ. Những người tiếp xúc với bệnh nhân lao sẽ dễ dàng hít vào và gây bệnh tại phổi.

Không giống như lao phổi, trường hợp bệnh nhân lao hạch, do vi khuẩn lao chỉ khu trú trong hạch gây viêm và không rò rỉ ra bên ngoài, do đó, bệnh lao hạch không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Bệnh lao hạch có chữa khỏi không?

Người bệnh lao hạch sẽ được điều trị nội khoa dưới sự hướng dẫn của bác sĩ và thầy thuốc chuyên khoa, uống thuốc điều trị lao hạch theo phác đồ điều trị lao liên tục trong khoảng 9 tháng là tối thiểu. Liều dùng tùy thuộc vào cân nặng và tuân theo phác đồ điều trị do bác sĩ chuyên khoa quyết định. Người bệnh cần tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt điểm bệnh lao, tránh tình trạng vi khuẩn lao xâm nhập và gây bệnh ở những cơ quan khác trong cơ thể.

Bị lao hạch có phải mổ không cũng là thắc mắc của nhiều người. Bệnh lao hạch được điều trị ngoại khoa, phẫu thuật - mổ lấy toàn bộ hạch khi hạch hóa mủ nhưng lại không đáp ứng khi chọc dò và điều trị kết hợp với kháng sinh, hoặc là bị u lympho lao hạch, lao không thành mủ, khu trú. Mổ và nạo vét sạch mủ bã đậu ở hạch cũng là cách điều trị có hiệu quả. Tuy nhiên, việc điều trị lao hạch tốt nhất là nên điều trị bệnh lao trước khi phẫu thuật để tránh lây lan vi khuẩn lao.

Theo congthuong.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh
14:08:05 18/11/2024
Uống nước táo đỏ khô mỗi ngày có tốt?
11:05:16 18/11/2024
Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh
11:11:44 18/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Những hệ lụy khôn lường sức khỏe khi ngồi quá lâu
11:07:15 18/11/2024
Những triệu chứng khi trẻ sơ sinh bị viêm phổi
11:03:26 18/11/2024
Những loại tỏi không nên mua
11:09:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Sửa nhà, thợ sửa ống nước tìm thấy rương "kho báu" 64 tỷ đồng
16:16:03 19/11/2024
Công ty của nghệ sĩ Quyền Linh nợ bảo hiểm xã hội hơn 2 tỉ đồng
13:46:09 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long bật khóc: "Suýt nữa là tôi về Mỹ mất rồi, không thể nào quay lại được"
12:53:49 19/11/2024
Thu Minh lên tiếng khi bị chỉ trích hỗn láo với diva Thanh Lam
15:23:42 19/11/2024
NSƯT Kim Tiểu Long khóc đỏ mắt trong đám tang của con gái, đau đớn: "Ba Long đến rồi Ly của ba ơi"
13:42:07 19/11/2024
15 giây tiết lộ quá khứ của 1 sao hạng A, đúng là ai cũng phải bắt đầu từ đâu đó!
14:42:16 19/11/2024
Gương mặt biến dạng của "quốc bảo nhan sắc" khiến dân tình sốc nặng
14:54:08 19/11/2024
Thanh Thảo rút đơn kiện Thúy Vinh sau 13 năm: "Tôi muốn ngừng đấu đá"
13:33:13 19/11/2024

Tin mới nhất

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc

06:00:25 19/11/2024
Phô mai tươi là một lựa chọn tuyệt vời để tiêu thụ trước khi ngủ do hàm lượng protein cao và hàm lượng carbohydrate thấp. Nó giúp tăng cảm giác no, hỗ trợ phục hồi cơ bắp và thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo.

Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết

05:38:56 19/11/2024
Phương pháp điều trị tập trung vào việc truyền các chế phẩm máu nhằm duy trì các yếu tố đông máu và ổn định chỉ số huyết sắc tố, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các cơ quan.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Vấn nạn trẻ hóa bệnh đái tháo đường

13:50:17 17/11/2024
Kiểm soát các yếu tố nguy cơ, như huyết áp cao, rối loạn mỡ máu và béo phì. Đồng thời kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ phác đồ điều trị nếu được chẩn đoán mắc bệnh.

3 mối nguy tiềm ẩn khi ăn tôm

13:46:38 17/11/2024
Tuy nhiên, cholesterol trong tôm có thể ảnh hưởng đến những người bị rối loạn lipid máu, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường hoặc có nguy cơ suy tim. Do đó, theo Circulation, những nhóm này nên hạn chế thực phẩm có hàm lượng choleste...

Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất

07:15:30 17/11/2024
Dân gian thì thường dùng rau càng cua để chữa rắn cắn, nhọt lở, chấn thương sưng đau. Hàm lượng sắt trong rau càng cua giúp bồi bổ khí huyết, phòng thiếu máu thiếu sắt, răn rau càng cua nấu chín giúp bổ máu.

5 dấu hiệu cho thấy cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng

07:14:17 17/11/2024
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu vitamin D3 hoặc canxi. Canxi giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe, trong khi vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi từ các thực phẩm như sữa, cá mòi và rau lá xanh.

9 loại đậu và cây họ đậu tốt cho sức khỏe

07:10:42 17/11/2024
Đậu và các loại cây họ đậu là quả hoặc hạt của một họ thực vật có tên là Fabaceae. Chúng là nguồn cung cấp chất xơ và protein chay tuyệt vời.

Ăn quá nhiều đồ ăn vặt kém dinh dưỡng, cậu bé 12 tuổi bị mất thị lực vĩnh viễn

15:38:55 16/11/2024
Tuy nhiên, thị lực của cậu bé bắt đầu suy giảm nhanh chóng trong vòng 6 tuần, cậu bé chỉ có thể di chuyển xung quanh nếu bố mẹ giúp cậu vượt qua chướng ngại vật. Sau đó, vào một đêm, cậu bé thức dậy và hét lên rằng mình không nhìn thấy ...

Có thể bạn quan tâm

Cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB: 'Thời thơ ấu của con mình sẽ không được gặp mẹ'

Pháp luật

17:49:53 19/11/2024
Trong phần tự bào chữa, bị cáo Trần Thị Mỹ Dung (cựu phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) chua xót với hình phạt 30 năm tù và nhớ về con của mình.

Vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng: Tìm thấy thi thể thứ 2 bị trôi xa 20km

Tin nổi bật

17:45:12 19/11/2024
Lực lượng tìm kiếm cứu nạn cứu hộ tỉnh Phú Thọ đã tìm thấy thi thể thứ 2 trong vụ 5 học sinh mất tích khi tắm sông Hồng thuộc địa phận xã Hiền Quan, huyện Tam Nông.

Bức ảnh gây "nóng mắt" của Lisa

Nhạc quốc tế

17:41:47 19/11/2024
Đầu tháng 11, tour gặp gỡ người hâm mộ Fan Meetup của Lisa (BLACKPINK) đi qua 5 thành phố lớn của châu Á đã phát động đêm đầu tiên tại Singapore.

Chuyên gia không quân Nga khẳng định Su-57 vượt trội J-35A Trung Quốc

Thế giới

17:41:34 19/11/2024
Ông Bogdan cho rằng lối tư duy đi trước thời đại của các nhà thiết kế Nga mang lại ưu thế cho Su-57, đặc biệt là so với chiếc máy bay chiến đấu mới J-35A của Trung Quốc.

Tử vi ngày mới 12 cung hoàng đạo thứ 3 ngày 19/11: Cự Giải tiêu không nhìn giá, Song Ngư có đột phá

Trắc nghiệm

17:10:55 19/11/2024
Xem tử vi của 12 cung hoàng đạo trong ngày 19/11 về tài lộc, tình yêu, công việc. Hôm nay, Song Ngư có thể tạo ra những bước đột phá lớn trong công việc.

Bức ảnh chụp một gia đình đi chơi sở thú trông rất bình thường, nhưng nhìn đến chiếc túi mà người mẹ đeo ai cũng sốc

Netizen

17:04:53 19/11/2024
Cuộc hôn nhân của thiếu gia Hà Du Quân và siêu mẫu Hề Mộng Dao vào năm 2019 là sự kiện thu hút đông đảo sự quan tâm của netizen Trung Quốc.

Vũ Luân làm điều gì với đàn anh mà để bị nhớ suốt đời?

Sao việt

16:58:56 19/11/2024
Mạng xã hội hiện đang chia sẻ lại đoạn clip nghệ sĩ Bạch Long chia sẻ trong một chương trình. Theo đó, Bạch Long kể về Vũ Luân bằng thái độ vô cùng niềm nở.

Mãn nhãn mùa 'quả vàng' trên thảo nguyên Mộc Châu

Du lịch

16:58:20 19/11/2024
Không chỉ nổi tiếng với mùa hoa mận hoa đào làm say đắm lòng người, những ngày này, có dịp đến với Mộc Châu, du khách còn được đắm mình trong khu vườn rộng với những trái hồng đang mùa chín rộ

Sốc trước tin Triệu Vy đang đối mặt với 400 vụ kiện vì 1 trọng tội

Sao châu á

16:48:51 19/11/2024
Ngày 19/11, tờ iFeng đưa tin Triệu Vy và Công ty truyền thông Văn hóa Long Vy Tây Tạng, Công ty Văn hóa Tường Nguyên bị buộc nộp phạt khoản tiền 8.488 NDT (gần 30 triệu đồng).

Hôm nay nấu gì: Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay

Ẩm thực

16:45:52 19/11/2024
Bữa cơm này tuy không cầu kỳ nhưng lại có thể gây thương nhớ cho những ai thưởng thức. Cơm tối ngon miệng, thanh mát, nhìn là muốn ăn ngay