Bệnh lạ: Không sợ đau tốt nhưng nguy hiểm!
Một người phụ ở ở Scotland được biết đến là người có đột biến gen hiếm gặp, khiến bà hầu như không biết những cơn đau là gì.
Nếu có một ngày bạn không biết đau, không cảm thấy đau thì đừng vội mừng bởi cơ thể bạn là một quả bom!
Cách đây ít lâu, bộ phim truyền hình Hàn Quốc Bác sĩ Johan nổi tiếng gây sốt khi nói về một vị bác sĩ tài giỏi không biết đau là gì, anh ta thậm chí còn tự khâu sống cơ thể của mình trong sự kinh hãi của nhiều người.
Thế nhưng, đó là một điều tệ hại nhất, hàng ngày vị bác sĩ Cha Jo Han trẻ tuổi tự xét nghiệm máu, đo thân nhiệt hàng ngày, trong sự thấp thỏm lo âu và cuối cùng cơ thể anh như một quả bom nổ chậm.
Bước ra ngoài đời thực, cụ bà Jo Cameron 71 tuổi, không hề biết đau là gì.
Và bà là 1 trong số 50.000 người trên thế giới bị mắc hội chứng hiếm gặp này mang tên: CIP (Mất khả năng cảm nhận nỗi đau).
Cụ bà Jo Cameron
Thật thú vị khi ở tuổi 65, bà phát hiện ra cơ thể của mình có “ siêu năng lực”. Các bác sĩ nhận ra bà không cần sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào khi trải qua một ca phẫu thuật nghiêm trọng trên tay.
Sau ca phẫu thuật, bà được giới thiệu đến các nhà di truyền học tại đại học College London và đại học Oxford, nơi các xét nghiệm cho thấy bà bị đột biến gen, các nhà khoa học tin rằng đã ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu đau, tâm trạng và trí nhớ.
Bà Jo đã thay khớp háng, thay khớp ngón tay mà không cần gây tê và giảm đau chỉ bằng 2 viên paracetamol mỗi ngày.
Bà Jo tâm sự với đài BBC Scotland rằng: “Nhìn lại, tôi nhận ra mình không cần thuốc giảm đau, tôi cũng đang thắc mắc điều này. Tôi sinh con không thấy đau, không thấy lạnh không thấy nóng, thậm chí dao cứa thịt cũng không có cảm giác gì cả. Tôi vẫn có một cuộc sống bình thường và nhận thấy chẳng có gì khác biệt so với mọi người”.
Video đang HOT
Trong các bài kiểm tra căng thẳng và trầm cảm, người phụ nữ Scotland đã đạt điểm 0, điều mà các nhà khoa học nhận thấy rất kỳ lạ. Bà Jo luôn lạc quan và không bao giờ hoảng loạn, ngay cả trong những tình huống mà hầu hết chúng ta sẽ bị lung lay nghiêm trọng.
Người phụ nữ 71 tuổi nói rằng bà sẽ không thay đổi bất cứ điều gì về bản thân, nhưng thừa nhận rằng nỗi đau là quan trọng.
Thế nhưng, thật sự đó là một sự nguy hiểm bởi chính sự vô cảm với nỗi đau khiến bà Jo không hề biết cơ thể mình ra sao, nếu chẳng may một cơn đau ruột thừa cấp tính xảy ra, không thể tưởng tượng nổi, quá nguy hiểm!
Tiến sĩ Felicia Axelrod, giáo sư Khoa Bệnh nhi và Thần kinh học Trường Y Đại học New York (Mỹ), nói rằng: “Có mọi loại tế bào thần kinh khác nhau giúp chúng ta cảm nhận được mọi cảm giác khác nhau. Chúng ta có thể mất thính giác nhưng còn khả năng xúc giác. Nhưng, với CIP thì hoàn toàn bất lực. Bởi vì, CIP ngăn chặn mọi cảm giác đau đớn, nóng hay lạnh truyền đến não bộ”.
Các chuyên gia như tiến sĩ Axelrod không biết chính xác hiện nay có bao nhiêu người trên thế giới mắc phải CIP. Hiện nay, Nhật Bản có một hiệp hội dành cho các bệnh nhân CIP duy nhất trên thế giới, với tổng cộng 67 thành viên.
Minh Anh
Theo nguoiduatin
Bệnh lạ khiến cô gái khó lòng làm chuyện ấy, mỗi lần cho vào "đau đớn như dao đâm"
Chứng co thắt âm đạo hay còn gọi là vaginismus đã khiến cô gái trong câu chuyện gặp nhiều khó khăn khi làm chuyện ấy.
Katrin Maslenkova 27 tuổi quê Toronto, Canada - vừa mới cởi mở hết cỡ về chứng co thắt âm đạo (tên khoa học là vaginismus) bất thường.
Được biết, cứ 500 phụ nữ lại có 1 người mắc vaginismus. Nó khiến cơ âm đạo thắt chặt không thể kiểm soát, có nghĩa là mọi hoạt động liên quan đến thâm nhập sẽ khiến người mắc đau đớn tột cùng.
Katrin lần đầu làm chuyện ấy vào năm 18 tuổi, tuy nhiên cái đó của bạn trai cô "cứ như bị đập vào tường và không thể đưa vào trong".
Hôm đó coi như bỏ, Katrin quyết định thử lại phát nữa để cô bé được thư giãn và thoải mái hơn. Lần này bạn trai đã vào được bên trong, tuy nhiên, Katrin lại "đau đớn như bị dao đâm liên tục, nước mắt chảy giàn giụa".
Đời sống tình dục của Katrin Maslenkova bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi chứng co thắt âm đạo vaginismus
"Việc này khiến tôi tự ti và cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, anh ấy xứng đáng được nhiều hơn thế. Tôi bắt đầu ghét bỏ những đụng chạm tình cảm và lảng tránh nó", Katrin kể lại.
Không chỉ khiến việc giao hoan bị ảnh hưởng, chứng bệnh oái oăm còn làm Katrin gặp khó khăn khi muốn sử dụng tampon.
"Vô số tampon xịn đắt tiền đã bị tôi tống vào thùng rác vì không thể dùng được".
"Nếu cố gắng sử dụng chúng, tôi sẽ phải chịu cơn đau kinh hoàng".
Đến tháng 1/2010, Katrin đem tất cả những lo lắng của bản thân tới gặp bác sĩ, tuy nhiên, vị này lại bảo cô rằng: "Cháu còn quá trẻ để quan hệ tình dục, hãy đợi cơ thể phát triển hơn".
Ảnh chụp Katrin hồi 18 tuổi, khi cô bắt đầu bị chứng co thắt âm đạo hành hạ
Tại thời điểm đó, Katrin tự mình nghiên cứu các triệu chứng và nhận ra nó chính là vaginismus. Tuy nhiên, sau khi tái khám và siêu âm vùng chậu, các bác sĩ vẫn chưa chỉ mặt đặt tên được chứng bệnh oái oăm.
"Tôi đã khóc rất nhiều khi siêu âm, bác sĩ lại khuyên rằng sau khi có con mọi thứ sẽ khá hơn nhiều".
Katrin được đề nghị sử dụng liệu pháp giãn cơ, dụng cụ giãn âm đạo (dilator) sẽ được đưa vào bên trong để giúp cô làm quen với việc thâm nhập của dương vật.
Dụng cụ giãn âm đạo (dilator)
Đến năm 2016, Katrin cuối cùng đã có thể làm chuyện ấy mà không bị đau đớn nữa.
"Tôi đang hết sức viên mãn bên chồng sắp cưới Dimitri", Katrin phấn khởi chia sẻ.
Hiện tại, Katrin đã bỏ nghề kế toán để giúp đỡ những người phụ nữ không may rơi vào hoàn cảnh như mình. Thậm chí, cô đã cho xuất bản "The Cycle Of Pain: Vaginismus" để kể lại hành trình đòi lại "quyền cơ bản của con người".
"Tôi may mắn vì đã có Dimitri bên cạnh sẻ chia, tôi hi vọng những gì mình đã trải qua sẽ giúp nhiều phụ nữ nâng cao nhận thức về sức khỏe tình dục".
Theo Metro UK/Helino
Cách đơn giản ngăn ngừa ung thư đại trực tràng ngay tại nhà Ung thư đại trực tràng là một trong những ung thư phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên có nhiều cách đơn giản ngay tại nhà có thể ngăn ngừa ung thư này. Ung thư đại trực tràng là ung thư gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư gan....