Bệnh “lạ” do dân ăn gạo mốc!
Bộ Y tế nhận định, các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo cũ bị mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Trong công điện của Bộ Y tế gửi UBND tỉnh Quảng Ngãi mới đây giải thích về căn nguyên bệnh “lạ”, Bộ này nhận định: các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo cũ bị mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng.
Với lời giải thích này thì rõ ràng Bộ Y tế cũng mới dừng lại ở mức “nhận định” nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo cũ bị mốc chứ chưa khẳng định đó là nguyên nhân gây bệnh.
Bộ Y tế nhận định trong gạo dân vùng bệnh “lạ” có chứa chất độc gây ra căn bệnh “lạ”
Theo đó, Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi hướng dẫn cho người dân sử dụng gạo không bị mốc, trong trường hợp cần thiết phải thay thế gạo mới cho người dân để tránh để tránh bị mắc và tái mắc bệnh, chỉ đạo kiểm tra giám sát việc sử dụng gạo của người dân. Bộ Y tế cũng yêu cầu UBND tỉnh chỉ đạo ngành y tế địa phương cấp vitamin, các loại thuốc bổ gan và nâng cao thể trạng cho toàn bộ người dân sống trong vùng có nguy cơ, kịp thời phát hiện và điều trị các trường hợp mắc bệnh; tăng cường tuyên truyền để người dân yên tâm; chỉ đạo làm tốt công tác vệ sinh môi trường, cải thiện điều kiện sống cho người dân vùng bệnh “lạ”.
Trong ngày 14/3, Cục y tế dự phòng do Phó giáo sư, Tiến sỹ Phan Trọng Lân – Phó Cục trưởng dẫn đầu cùng với các chuyên gia Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã vào vùng bệnh “lạ” tại hai huyện Ba Tơ và Sơn Hà để khảo sát thực địa, tìm nguyên nhân gây bệnh “lạ”.
Video đang HOT
Dân vùng bệnh “lạ” thì bảo gạo ủ ăn lâu đời nay nhưng sao bây giờ mới có bệnh?
Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Trọng Lân cũng một lần nữa khẳng định, qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành, Bộ Y tế nhận định các trường hợp mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân (lâu nay gọi bệnh “lạ”) là do nhiễm độc tố vi nấm, trong đó chủ yếu là Aflatoxin do ăn gạo cũ bị mốc trên cơ địa người bị thiếu vi chất dinh dưỡng. Mặc dù các bộ ngành địa phương đã triển khai nhiều biện pháp ngăn chặn bệnh nhưng thiếu đồng bộ, xuyên suốt nên bệnh tái phát trở lại.
Tuy nhiên, về phía chính quyền địa phương vùng bệnh “lạ” thì cho rằng, nói trong gạo dân ăn là gạo mốc gây ra bệnh “lạ” là không đúng vì từ bao đời nay, người dân địa phương vẫn có thói quen ủ gạo để ăn, trong khi bệnh “lạ” chỉ mới xuất hiện và cho rằng nếu bị thì dân đã mắc bệnh từ lâu.
Nhiều hộ gia đình ủ gạo nhưng phơi trong nhà dùng quạt điện hanh khô
Trong ngày hôm nay (14/3), Đoàn công tác của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới đã kiểm tra thực tế việc ăn ở, sinh hoạt, môi trường tại các gia đình có người đang bệnh “lạ” tại thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ và xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà. Tại các nơi kiểm tra, đoàn đã kiểm tra nơi dự trữ lúa, gạo, kiểm tra nguồn nước sinh hoạt, các yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh “lạ”. Các chuyên gia Tổ chức y tế thế giới WHO tại Việt Nam đã tiến hành phỏng vấn, điều tra các diễn biến liên quan đến thân nhân gia đình người mắc bệnh và lấy mẫu thực phẩm ngẫu nhiên của người dân phục vụ công tác nghiên cứu.
Đoàn giám sát bệnh “lạ” của Bộ y tế và WHO kiểm tra vùng bệnh “lạ” trong ngày hôm nay
Sau khi khảo sát thực địa, các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam; Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; Viện Paster Nha Trang đã báo cáo kết quả các đợt khảo sát dịch tễ, khảo sát thực địa tại vùng bệnh. Theo đánh giá của các chuyên gia, công tác vệ sinh môi trường, sinh hoạt của các hộ dân thực hiện đúng như hướng dẫn của ngành y tế, người dân đã có ý thức trong phòng bệnh. Tuy nhiên, kiểm tra nguồn thực phẩm tại các hộ dân có người mắc hội chứng viêm da và những trường hợp tái phát, thì vẫn còn một số hộ dân đã sử dụng gạo cũ, gạo mốc sau khi hết nguồn gạo được cấp. Nhiều hộ vẫn còn thói quen trữ lúa, gạo tại các khu vực ẩm thấp, có nhiều côn trùng gây hại. Đây là điều kiện cho các loại vi nấm phát triển dễ gây bệnh.
Đoàn tập trung vào mục tiêu kiểm tra chòi ủ lúa của dân vùng bệnh
Trong chiều 14/3, Bệnh viên Bạch Mai cũng đã tổ chức hội chẩn trực tuyến 2 ca mắc hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân vừa mới phát hiện tại xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi). Trong thời gian tới, Bộ Y tế phối hợp với chuyên gia Tổ chức y tế thế giới WHO tại Việt Nam và các chuyên gia Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, giám sát bệnh “lạ” để làm rõ nguyên nhân cụ thể của bệnh. Từ cuối tháng 2 đến nay, tại 2 huyện Ba Tơ và Sơn Hà (Quảng Ngãi) có 16 trường hợp mắc bệnh “lạ”.
Theo 24h
Quảng Ngãi: Thêm 4 người mắc "bệnh lạ"
Chiều 3/3, ông Lê Hàn Phong, Chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết, có 4 trường hợp mắc "bệnh lạ" (Hội chứng viêm da dày sừng lòng bàn tay, bàn chân) vừa được phát hiện tại thôn Làng Rêu, xã Ba Điền, huyện Ba Tơ.
Bốn trường hợp phát hiện mới gồm: Phạm Văn Đin (1984), Phạm Thị Nai (1987); Phạm Thị Ngắp (1938) và Phạm Văn Hy (2006). Cả 4 bệnh nhân này đều ở cùng một gia đình.
Ông Đinh Văn Hoàn lo lắng khi biết mình bị "bệnh lạ"
Các bệnh nhân phát hiện bị "bệnh lạ" và nhập viện tại Trung tâm y tế huyện Ba Tơ vào ngày 1/3. Ngay khi xuất hiện "bệnh lạ", UBND huyện Ba Tơ cũng đã có văn bản đề nghị các xã có người bị bệnh "lạ" cùng các ban, ngành liên quan gấp rút vào cuộc để ngăn chặn dịch bệnh và đề nghị Tỉnh ủy và UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan vào cuộc khẩn trương.
Phun hóa chất tiêu độc khử trùng ở những nơi phát hiện "bệnh lạ"
"Bệnh lạ" ở huyện Ba Tơ, mà tâm điểm là tại xã Ba Điền bắt đầu xuất hiện vào khoảng tháng 4 năm 2011 và đến nay đã có hơn 240 người mắc bệnh, 24 người tử vong. Sau 8 tháng không có ca bệnh mới, "bệnh lạ" đã tái xuất hiện tại huyện Ba Tơ.
Tại huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) cũng phát hiện 2 ca mắc "bệnh lạ" là ông Đinh Văn Hoàn và bà Đinh Thị Lơ, xã Sơn Ba, huyện Sơn Hà. Ngành Y tế Quảng Ngãi đang triển khai nhiều biện pháp để phòng chống bệnh, tổ chức khám sàng lọc trong dân ở trong vùng phát hiện có người bị "bệnh lạ".
Theo 24h
Đã tìm ra nguyên nhân gây bệnh lạ ở Quảng Ngãi? Theo đoàn công tác của Bộ Y tế và Tổ chức y tế thế giới, gạo ủ là yếu tố bị nghi ngờ nhiều nhất gây ra căn bệnh Hội chứng viêm da dày sừng bàn tay, bàn chân. Bà Nguyễn Thị Xuân Thu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT kiểm tra gạo ủ của người dân Làng Rêu Sáng ngày 14/3, Đoàn công tác...